TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, March 5, 2010

Việt Nam : Nhiều Tiến Sĩ Chính Trị , nhưng từng đào tạo chính khách.

(Dân trí) - Sáng nay 4/3, hội nghị bất thường ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã họp và bầu tiến sỹ Nguyễn Hữu Vạn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khoá XIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010.
Ông Trần Lưu Hải (trái), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương chúc mừng tân Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Vạn (ảnh báo Lào Cai).
 
Ông Vạn được bầu thay thế ông Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai vừa được Trung ương quyết định điều động về giao làm công tác khác.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Vạn sinh ngày 28/6/1956, quê quán tỉnh Thái Bình, có trình độ chuyên môn: tiến sỹ khoa học kinh tế, trình độ chính trị: cao cấp chính trị.
Tân Bí thư tỉnh ủy Lào Cai từng kinh qua các chức vụ: Giám đốc Sở Tài chính Lào Cai; Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Sa Pa; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Theo ĐBQH Ngô Minh Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, những người làm chính khách trưởng thành từ phong trào Đoàn, công tác vận động quần chúng là chính. “Cái gọi là đào tạo chính khách một cách bài bản thì chưa có”.
Chuyện đào tạo chính khách được bà Ngô Minh Hồng nhắc đến sau khi cuộc trò chuyện xoay quanh vấn đề “muôn thuở” mà nhiều đại biểu QH đã lên tiếng: điều kiện làm việc và năng lực đại biểu. 
ĐBQH Ngô Minh Hồng, Giám  đốc Sở Tư pháp TP.HCM
ĐB kiêm nhiệm đừng đòi hỏi lãng phí 
Là ĐBQH kiêm Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đã bao giờ bà tranh luận gay gắt về  một điểm nào đó trong văn bản do QH, Nhà nước ban hành mà bà thấy chưa ổn không?  
Đã tham gia vào UB Pháp luật của Quốc hội, ai cũng có quan điểm, góc nhìn cần tranh luận, bàn thảo với nhau… Có thể mình đứng ở một góc độ địa phương nên không thấy tất cả các mặt của một vấn đề nên biết tới đâu thì mình nói tới đó.  
Còn chuyện nói gay gắt hay không cũng không cần thiết, vấn đề là  nói làm sao để thuyết phục người ta. Ở đây là  thể hiện lý lẽ hơn là thể hiện thái độ.  
Còn trên Hội trường thì ít có điều kiện tham gia, vì có tới gần 500 đại biểu, mỗi người phát biểu có 7 phút, mình có thể nằm trong danh sách chạy, nhưng đến phiên mình có khi lại hết thời gian.  
ĐBQH của mình hoàn toàn tự lực hết chứ không có một bộ máy giúp việc. Nếu nghị sĩ có bộ máy giúp việc thì anh ta chỉ việc đưa ra định hướng, sau đó bộ máy giúp việc của anh đi khảo sát, làm các báo cáo để anh có ý kiến trở lại.  
Còn làm đại biểu kiêm nhiệm như ở ta hiện nay thì vẫn có những hạn chế.  
7 phút quá ngắn, vậy hiệu quả của nó? 
Dù ít thời gian nhưng nhiều ý kiến chất vấn cũng đến nơi đến chốn. Điển hình là câu chuyện xuất khẩu gạo, một số câu chuyện liên quan đến bô-xít.  
Có thể thời gian đó chưa nói hết những gì ĐB muốn nói nhưng ít nhất nó cũng thể hiện được chính kiến của đại biểu.  
Và đó là  vấn đề cử tri họ rất quan tâm. Bởi nếu không truyền tải được lên nghị trường những vấn đề đó thì khi quay trở lại tiếp xúc cử tri, cử tri cũng sẽ cho đại biểu “một trận”.  
"Việt Nam chưa có đào tạo chính khách" - ĐBQH Ngô Minh Hồng, Giám  đốc Sở Tư pháp TP.HCM (Ảnh: Đoàn Quý)
Nhắc tới bộ máy giúp việc cho đại biểu, bà có quan tâm đến việc so sánh về  điều kiện làm việc, các quy định… liên quan đến hoạt động của nghị sĩ hay không? Nếu có thì theo bà cái điều kiện hoạt động của đại biểu VN được khoảng bao nhiêu phần trăm so với các nghị sĩ ở các nước tiên tiến? 
Cái này thực ra nó  có tính hai mặt của nó, anh được trang bị, được cung cấp điều kiện thì anh cũng phải có năng lực tương ứng.  
Còn đại biểu kiêm nhiệm mà cũng đòi hỏi những điều kiện  đó rồi không sử dụng hết thì rất lãng phí.  
Đối với một đại biểu chuyên trách, những điều kiện đó đặt ra là rất đúng.  
Như vậy, trang bị các điều kiện làm việc cho đại biểu phải đi theo số lượng đại biểu chuyên trách.  
Song song đó cũng cần nâng cao năng lực của đại biểu, năng lực  để sử dụng những phương tiện mà người ta dành cho mình hoạt động. 
Tranh cử chưa khắc nghiệt 
Nhưng ở ta hiện nay vẫn còn một khoảng trống trong việc đào tạo “chính khách” từ trẻ? 
Ở ta hiện nay, thực sự những người làm chính khách đều trưởng thành từ phong trào của Đoàn, những người làm công tác vận động quần chúng là chính, còn những người khác họ chỉ làm chuyên môn. Cái gọi là đào tạo chính khách một cách bài bản thì chưa có.  
Gần đây có  thể nó nằm trong các trường Đoàn, trường Đảng. Hiện nay chỉ bồi dưỡng theo chuyên đề về  tiếp xúc cử tri như thế nào, giải quyết khiếu nại tố cáo ra làm sao, giám sát….  
Nhưng thực sự  đại biểu cũng dựa trên việc công tác của mình bao năm nay để làm các chuyện đó chứ còn chính khách tuyệt đối thì không có.  
Chính khách hay đào tạo chính khách là không có vì thực ra quan điểm của mình nó khác, việc tranh cử cho đến nay cũng không phải là cái gì khắc nghiệt lắm.  
Nghĩ đến chuyện về hưu 
Bà có đặt cho mình một kỳ vọng nào đó khi trở thành ĐBQH? Nhìn lại chặng đường 3 năm qua, diễn đàn Quốc hội đem lại cho bà những gì?  
Thực sự mà  nói tôi cũng không đặt một kỳ vọng nào đó quá lớn. Chỉ cố gắng làm tròn, chứ nói là đặt kỳ vọng lớn để có những hăm hở thực hiện thì tôi không phải là người có đao to búa lớn thế đâu.  
Qua 3 năm làm  đại biểu, tôi được học nhiều kinh nghiệm và  kiến thức. Từ kỳ họp thứ nhất cho tới kỳ họp thứ 6, nhờ những “lớp học”  Quốc hội mà rất nhiều kỹ năng của tôi được nâng cao. 
Tôi nghĩ mình là đại biểu kiêm nhiệm, cho nên còn rất nhiều việc mình làm cũng không tròn, nhất là việc giải quyết  đơn thư khiếu nại của người dân, mình không có  đủ thời gian, công sức để đi đến tận cùng sự việc giúp cho dân. 
 Ảnh nhân vật cung cấp
Vậy bà có tự tin cho một nhiệm kỳ  nữa?  
Nói là có tự tin cho nhiệm kỳ nữa không thì tôi nghĩ  rằng về mặt kiến thức, kinh nghiệm thì cũng có thể nói là tự tin. Tôi cũng có thể xác định mình là người làm việc có tinh thần trách nhiệm.
Còn chuyện sắp tới đây còn nhiệt huyết cho nhiệm kỳ nữa hay không thì thực ra đây là vấn đề phân công của tổ chức. Sắp tới đây nếu còn đủ sức khỏe thì sẽ tham gia tiếp, nếu không đủ sức khỏe thì cũng sẽ thôi.  
Nếu bà làm đại biểu QH thêm một thời gian nữa thì bà thích làm đại biểu chuyên trách hay kiêm nhiệm?  
Tôi sẽ không làm ĐBQH, vì nếu bây giờ nói là tâm huyết  để làm, để mà đi cãi đi cọ… cương quyết để làm các thứ thì có thể mình không nghĩ đến việc đó, mà tôi nghĩ đến chuyện về hưu.  
Giám sát gia đình… kiểu khác  
Một câu hỏi hơi riêng tư, đại biểu thể hiện vai trò của mình bằng nhiều cách, trong đó vai trò giám sát rất quan trọng, vậy vai trò  giám sát này bà có thể hiện trong gia đình? 
Tôi nghĩ, trong gia đình thì không có việc giám sát. Cái gia đình phải xây dựng trên một cơ sở có sự thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, tin cậy, thông cảm.  
Tất nhiên, việc giám sát có thể cũng phải có, nhưng việc giám sát cũng phải làm một cách tế nhị.  
Trong công việc, tôi cũng có cái thuận lợi là gia đình cũng gọn, nên  sắp xếp công việc cũng dễ dàng hơn.  
 Bên lề Quốc hội (Ảnh nhân vật cung cấp)
Mặt khác, ông xã  cũng thông cảm, tôn trọng cái nghề nghiệp, lựa chọn của vợ nên cũng không đòi hỏi cao. Nhưng ngược lại thì mình cũng thấy rằng không nên lạm dụng.  
Có cơ hội thì cũng cần làm tròn thiên chức của mình, chứ mình đừng lạm dụng chuyện đó. Nếu không có sự thông cảm thì đối với phụ nữ rất khó, ngay cả với nam giới, nếu các bà mà không thông cảm thì các anh cũng khó làm tròn nhiệm vụ.  
Tôi rất tò  mò về những người phụ  nữ làm nghề hành pháp, tư  pháp như bà, không biết bà có những lúc thay đổi về tình cảm, suy nghĩ… bà đã bao giờ gặp trường hợp này chưa?  
Không có, thực ra nghề của bên hành pháp cũng không rơi vào những cái lúc mà nó bắt buộc người ta phải đưa ra những quyết định có tính chất sinh tử như  là thẩm phán, đặc biệt là thẩm phán hình sự.  
Thẩm phán tòa hình sự, một khi đã xử đến cỡ có thể  tước đi mạng sống của một con người thì cái  đấy nó mới là khó khăn hơn. Cũng may là  tôi không có chọn cái ngành đó, không đi theo chiều hướng đó.  
Pháp luật có  rất là nhiều chiều hướng, nhiều chuyên ngành, nhưng thực ra pháp luật chính là cuộc sống, nó không phải là cái gì quá khắt khe, chặt chẽ mà nó là sự cần thiết để điều hành một xã hội vậy thôi.  
Trong một gia đình có mấy người nhưng cũng phải có nề nếp, để làm sao vẫn giữ lại được một tổ chức, xã hội cũng vẫn phải có pháp luật để điều chỉnh những mối quan hệ để  nó vận hành một cách trơn tru, bình thường và phát triển. Còn làm trong ngành pháp luật, tất nhiên phải chính xác, nói năng phải cân nhắc, chứ không phải thích "tả cảnh, tả tình" gì cũng được.  
  • Trúc Quân - Đoàn Quý

Phạm Ngọc Triển

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty