TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, August 31, 2009

"Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt" , nhưng lại " Da giày, đồ gỗ: nhập 80% nguyên liệu".

TT - Nguyên liệu quan trọng nhất trong ngành da giày là da nhưng hiện nay VN đang phải nhập đến 80%. Tình trạng trên cũng xảy ra tương tự đối với ngành đồ gỗ. Điều này đã tác động không nhỏ đến sức cạnh tranh của những mặt hàng này ở ngay thị trường nội.

Công nhân dán đế giày tại DNTN giày Á Châu -Ảnh: THANH ĐẠM

Ông Mười Thành, chủ cơ sở giày Thành Danh (Q.6, TP.HCM) thừa nhận gần 20 năm đóng giày bỏ mối cho các chợ bán sỉ ở TP.HCM, loại giả da mà cơ sở ông mua của một nhà sản xuất trong nước vẫn không khác biệt so với ngày đầu ông vào nghề. “Quanh đi quẩn lại chỉ có loại giả da đóng cho giày nam, loại da dán simili cho giày nữ!”, ông Thành than thở.

Nhập khoen, móc, khóa...

Với các loại giày dép sử dụng chất liệu EVA, PU..., ông Nguyễn Đình Kim, giám đốc doanh nghiệp (DN) tư nhân giày Á Châu, cho hay DN cũng phải nhập vì trong nước chưa có nhiều khả năng để cung ứng các loại nguyên liệu có gốc hóa dầu. Còn nếu sử dụng chất liệu từ cao su, nguồn cung trong nước cũng trồi sụt thất thường.

“Nói nhiều hơn làm”

Câu chuyện làm sao để bớt phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu được các DN cho là “xưa như trái đất” nên chẳng muốn đề cập bởi đã “nói nhiều hơn làm”. Ví dụ điển hình trong ngành da giày là chương trình xây dựng cụm hoặc KCN cho ngành thuộc da đã bị “tắc” lâu nay. Nhiều đề án nuôi bò lấy da bị phá sản hoàn toàn. Theo ông Kiệt, Hiệp hội Da giày VN (Lefaso) đang có chương trình phối hợp với Hiệp hội Dệt may VN (Vitas) thành lập một khu công nghiệp dệt nhuộm - thuộc da. Tuy nhiên, lãnh đạo các tỉnh vẫn tỏ ra e ngại vấn đề môi trường.

Với dòng sản phẩm trung bình khá trở lên, ông Trần Đức Triều, giám đốc thương hiệu giày T&T, cho biết khó lòng sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước do không đáp ứng độ tinh xảo cho đối tượng khách hàng cao cấp hơn. Theo ông Triều, do nhu cầu thị trường nội địa còn nhỏ, phần lớn DN vừa làm vừa thăm dò nên “không thể đặt mua một khối lượng lớn nguyên liệu để sản xuất hàng loạt như các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới”.

Riêng các loại phụ kiện tưởng chừng đơn giản như móc, khóa, khoen... dù một số được sản xuất trong nước, nhưng nếu xét về độ tinh xảo lẫn yếu tố an toàn cho người sử dụng thì hàng nội địa cũng bị hàng nhập lấn át. Còn những DN sản xuất phụ liệu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế chỉ đủ cung ứng cho DN xuất khẩu.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hội Da giày VN (Lefaso), nguyên liệu quan trọng nhất trong ngành sản xuất giày là da, hiện tại phải nhập khẩu trên 80% phục vụ sản xuất nội địa và xuất khẩu. Phần lớn DN sản xuất da trong nước đều nhập và chế biến từ da đã thuộc sẵn, số DN sản xuất khép kín từ da muối là rất ít. Đẳng cấp da sản xuất trong nước hầu hết ở mức chất lượng trung bình và trung bình khá. Ông Kiệt cũng cho rằng công nghệ sản xuất da phần lớn là công nghệ cũ. Do vậy khi đặt vấn đề thành lập các nhà máy sản xuất, nhiều tỉnh từ chối do lo ngại ảnh hưởng môi trường.

Nguy cơ từ sự phụ thuộc nguyên liệu

Ngành chế biến gỗ xuất khẩu mặc dù phát triển mạnh trong những năm gần đây, song tình trạng “đói” nguyên phụ liệu cũng tương tự như dệt may, da giày. Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh cho DN xuất khẩu VN mà còn dẫn đến nguy cơ lớn hơn là phá sản cả một ngành chế biến đầy tiềm năng phát triển. Các nhà nhập khẩu đã cảnh báo sẽ ưu tiên mua hàng, thậm chí mua với giá cao, đối với những nhà cung cấp có sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, thân thiện môi trường. Điều này sẽ là một thách thức lớn đối với VN.

Ông Thắng giải thích: “Các DN VN nhập khẩu gỗ từ Brazil phải chở về bằng tàu thủy và trên cả một đoạn đường đi dài đó biết bao nhiêu khí thải độc hại xả ra góp phần tạo nên hiện tượng trái đất nóng dần lên... Do đó, những nhà cung cấp đồ gỗ mà phải nhập khẩu nguyên liệu sẽ không còn nằm trong danh sách ưu tiên xem xét đàm phán như trước đây”.

Năm 2008, VN đã bỏ ra trên 1 tỉ USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Chỉ tính riêng tại các cảng ở TP.HCM, bình quân mỗi tháng các DN phải nhập trên 10-30 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ.

Phân tích vì sao chưa thể xây dựng được một chiến lược bài bản cho vùng nguyên liệu gỗ, ông Nguyễn Chiến Thắng cho rằng đất đai để trồng rừng quá manh mún, nhiều nơi muốn trồng được phải bỏ chi phí quá lớn, trong khi thiếu chính sách khuyến khích. “Hiện tại cũng có người trồng rừng nhưng không phải cung cấp cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu mà chủ yếu dành cho ngành giấy. Trồng rừng để lấy gỗ phải mất 10-15 năm, nhưng đâu có ngân hàng nào cho vay chừng ấy năm. Mà vay 2-3 năm đã bắt đầu trả thì DN không dám đầu tư trồng rừng bởi vì không hiệu quả”, chủ tịch Hawa nói.

Ông Vũ Hoàng, phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại và chế biến gỗ Hưng Thịnh (Bình Phước), cho một ví dụ khác về sự bất cập này: “Cây gỗ ở một số nơi trên Tây nguyên rất tốt, khai thác được nhưng tính cả tiền vận chuyển vào thì giá thành cao hơn chúng tôi mua gỗ nhập khẩu tại TP.HCM”.

LÊ NGUYÊN MINH - TRẦN VŨ NGHI

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty