Già Nắn chỉ vòng hoa rừng toàn màu trắng còn tươi nguyên nói: “Dọc ni có 11 ngôi mộ, toàn là những thằng còn trẻ. Chúng đang ngực căng cánh nỏ, mà con ma tuý, con “ết” hắn quật cho nên phải nằm lại đây!”.
“Đại dịch trắng” nhấn chìm bản làng
“Chuyện dao kiếm tui không ngán nhưng vào Yên Tĩnh vẫn thấy ớn cái xilanh của mấy thằng nghiện, lỡ chạm vào là đi chầu phà (chầu trời). Nể “bác cả” giới thiệu nên tôi mới đưa các anh đi”, Hùng râu, tay xe ôm dáng người cao to, râu quai nón rậm rì, bảo vậy rồi dẫn chúng tôi vào xã Yên Tĩnh (huyện Tương Dương, Nghệ An).
Nghĩa địa ma tuý của Chà Lủm.
Hoàng hôn lấp ló sau những cánh rừng chúng tôi mới đến nơi. Chỉ vào những túp lều tranh xiêu vẹo, rách nát, kiểu nhà sàn nằm lẩn quất dưới chân núi, Hùng nói: “Bản Chà Lủm đó!”.
Hùng kể: “Cái “bột trắng” chết tiệt đã huỷ bản làng ra nông nỗi này. Giờ có hàng chục nấm mồ nằm trên các viền đồi. Không tên tuổi, không địa chỉ, năm sinh, những nấm mồ nằm im, cỏ dại phủ lấp”.
Chà Lủm là bản xa nhất của xã Yên Tĩnh. Trước đây, có điểm khai thác vàng, người tứ xứ đổ về đây. Rừng núi tan hoang. Dân bản được dụ dỗ làm cửu vạn mà “mồi” là thứ thuốc trắng với lời “quảng cáo”: “Thuốc của Phà, hút vô khoẻ như voi, đào được nhiều vàng tha hồ sướng”.
Những chàng trai căng sức, tuổi bẻ gãy sừng trâu dật dờ dần và càng ngày càng bị lệ thuốc vào con “ma trắng”. Tiền làm đến đâu, nuôi “ma trắng” đến đấy.
Rồi chính quyền và công an vào cuộc, nạn khai thác vàng chấm dứt, nhóm khai thác vàng về xuôi. Nhưng đại dịch trắng đã kịp nhấn chìm dần làng bản.
Bản “chết non”
Nắng quái chiều giữa đại ngàn. Không một làn gió, chỉ nghe âm thanh u... u như tiếng rừng thở. Tiếng chim lợn trên núi thả rơi vào thinh không nghe rờn rợn.
Trưởng bản Chà Lủm, ông Vi Thành đôi mắt buồn xo: “Bản ta giờ là bản nghiện. Già trẻ gái trai bị Phà (ông trời) bắt gần hết rồi”.
Già Nắn hơn 70 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, dẫn chúng tôi vào rú mồ. Rú mồ này nằm dưới dãy Pù Huông rộng khoảng vài mẫu, có rất nhiều cây cổ thụ ken dày, ánh nắng mặt trời không lọt xuống đất. Không khí nơi đây lạnh lẽo khác thường.
Hầu hết di ảnh của thanh niên ở bản Chà Lủm đều gắn liền với nỗi đau ma tuý.
Đi thêm một đoạn, già Nắn chỉ vòng hoa rừng toàn màu trắng còn tươi nguyên nói: “Dọc ni có 11 ngôi mộ, toàn là những thằng còn trẻ, chưa vợ mô. Chúng đang ngực căng cánh nỏ, sức như con voi con báo rừng mùa động cái, rứa mà con ma tuý, con “ết” hắn quật cho nên phải nằm lại đây!”
Vi Văn Tắn sinh ra trong một gia đình ở bên con khe Líp xã Yên Tĩnh. Tuy là con trai một nhưng Tắn ngoan ngoãn và học giỏi. Tắn đã đem lòng yêu tha thiết cô gái Vi Thị Va nhà ở đầu bản. Chỉ còn mấy ngày nữa là Tắn thi đại học.
Tắn bàn với người yêu là thi xong đại học sẽ về cưới nhau. Sau một chầu nhậu quắc cần câu, đám bạn rủ “mần” một tí cho biết. Trong liêng biêng men rượu Tắn chặc lưỡi: “Sợ gì, mần thì mần”.
Tắn để cho đứa bạn dùng xi lanh chích heroin vào ven. Bơm tiêm chưa kịp rút ra, Tắn bỗng dưng ngã xuống đất giãy đành đạch, sùi bọt mép, rồi chết vì sốc thuốc! Mẹ Tắn khóc hết nước mắt, tiếng khóc của người mẹ vật vã như muốn xé cả màn đêm yên tĩnh.
“Như bán hàng đa cấp”
Vi Văn Di, một con nghiện mới đi cai về, ngậm ngùi kể cho chúng tôi rằng, những “quái” ma tuý thường dùng chiêu rủ đi nhậu để làm gia tăng con nghiện. Cứ thế, số lượng con nghiện tăng dần lên như kiểu bán hàng đa cấp.
Tương lai nhiều đứa trẻ ở bản mù mịt vì khói thuốc phiện.
Lô Văn Pin là chàng trai thông minh học giỏi. Đang học năm thứ nhất của một trường đại học ở Hà Nội, trong một lần về nghỉ hè, Pin đã lọt vào tầm ngắm của các quái nghiện ở bản. Chúng rủ Pin đi chơi, rồi mời hút thuốc lá, trong đó đã bị bỏ heroin. Chỉ mươi ngày là Pin dính “cước”. Đã dính rồi thì các quái nghiện dắt mũi thế nào chẳng được.
Vậy là tiền bố mẹ cho đi học Pin đốt tan thành khói trắng. Hết tiền, Pin bỏ học về bản giao du với những quái nghiện và cuối cùng nằm lại rú mồ khi mới hai mươi tuổi.
Ông Lâm Việt Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh - mắt nhoè nước, mắc nghẹn trong tiếng nấc, chỉ hai lùm cỏ xanh phía tây rú mồ: “Hai con trai tui là Lâm Văn Bích (SN 1980) và Lâm Văn Hơi (SN 1983) đã nằm đây. Chúng mới chết cách đây chưa lâu, vì nghiện ma túy rồi dính HIV/AIDS”.
Ông Minh cho biết thêm, mấy năm gần đây, xã Yên Tĩnh có tới 44 người chết vì “ết”. Từ năm 2008 đến nay, xã đã có hơn 11 trường hợp nằm lại dưới những nấm mồ. Trong số đó chủ yếu là chết trẻ. Một con số khiến người ta giật mình.
Theo Bee.net.vn
“Đại dịch trắng” nhấn chìm bản làng
“Chuyện dao kiếm tui không ngán nhưng vào Yên Tĩnh vẫn thấy ớn cái xilanh của mấy thằng nghiện, lỡ chạm vào là đi chầu phà (chầu trời). Nể “bác cả” giới thiệu nên tôi mới đưa các anh đi”, Hùng râu, tay xe ôm dáng người cao to, râu quai nón rậm rì, bảo vậy rồi dẫn chúng tôi vào xã Yên Tĩnh (huyện Tương Dương, Nghệ An).
Nghĩa địa ma tuý của Chà Lủm.
Hoàng hôn lấp ló sau những cánh rừng chúng tôi mới đến nơi. Chỉ vào những túp lều tranh xiêu vẹo, rách nát, kiểu nhà sàn nằm lẩn quất dưới chân núi, Hùng nói: “Bản Chà Lủm đó!”.
Hùng kể: “Cái “bột trắng” chết tiệt đã huỷ bản làng ra nông nỗi này. Giờ có hàng chục nấm mồ nằm trên các viền đồi. Không tên tuổi, không địa chỉ, năm sinh, những nấm mồ nằm im, cỏ dại phủ lấp”.
Chà Lủm là bản xa nhất của xã Yên Tĩnh. Trước đây, có điểm khai thác vàng, người tứ xứ đổ về đây. Rừng núi tan hoang. Dân bản được dụ dỗ làm cửu vạn mà “mồi” là thứ thuốc trắng với lời “quảng cáo”: “Thuốc của Phà, hút vô khoẻ như voi, đào được nhiều vàng tha hồ sướng”.
Những chàng trai căng sức, tuổi bẻ gãy sừng trâu dật dờ dần và càng ngày càng bị lệ thuốc vào con “ma trắng”. Tiền làm đến đâu, nuôi “ma trắng” đến đấy.
Rồi chính quyền và công an vào cuộc, nạn khai thác vàng chấm dứt, nhóm khai thác vàng về xuôi. Nhưng đại dịch trắng đã kịp nhấn chìm dần làng bản.
Bản “chết non”
Nắng quái chiều giữa đại ngàn. Không một làn gió, chỉ nghe âm thanh u... u như tiếng rừng thở. Tiếng chim lợn trên núi thả rơi vào thinh không nghe rờn rợn.
Trưởng bản Chà Lủm, ông Vi Thành đôi mắt buồn xo: “Bản ta giờ là bản nghiện. Già trẻ gái trai bị Phà (ông trời) bắt gần hết rồi”.
Già Nắn hơn 70 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, dẫn chúng tôi vào rú mồ. Rú mồ này nằm dưới dãy Pù Huông rộng khoảng vài mẫu, có rất nhiều cây cổ thụ ken dày, ánh nắng mặt trời không lọt xuống đất. Không khí nơi đây lạnh lẽo khác thường.
Hầu hết di ảnh của thanh niên ở bản Chà Lủm đều gắn liền với nỗi đau ma tuý.
Đi thêm một đoạn, già Nắn chỉ vòng hoa rừng toàn màu trắng còn tươi nguyên nói: “Dọc ni có 11 ngôi mộ, toàn là những thằng còn trẻ, chưa vợ mô. Chúng đang ngực căng cánh nỏ, sức như con voi con báo rừng mùa động cái, rứa mà con ma tuý, con “ết” hắn quật cho nên phải nằm lại đây!”
Vi Văn Tắn sinh ra trong một gia đình ở bên con khe Líp xã Yên Tĩnh. Tuy là con trai một nhưng Tắn ngoan ngoãn và học giỏi. Tắn đã đem lòng yêu tha thiết cô gái Vi Thị Va nhà ở đầu bản. Chỉ còn mấy ngày nữa là Tắn thi đại học.
Tắn bàn với người yêu là thi xong đại học sẽ về cưới nhau. Sau một chầu nhậu quắc cần câu, đám bạn rủ “mần” một tí cho biết. Trong liêng biêng men rượu Tắn chặc lưỡi: “Sợ gì, mần thì mần”.
Tắn để cho đứa bạn dùng xi lanh chích heroin vào ven. Bơm tiêm chưa kịp rút ra, Tắn bỗng dưng ngã xuống đất giãy đành đạch, sùi bọt mép, rồi chết vì sốc thuốc! Mẹ Tắn khóc hết nước mắt, tiếng khóc của người mẹ vật vã như muốn xé cả màn đêm yên tĩnh.
“Như bán hàng đa cấp”
Vi Văn Di, một con nghiện mới đi cai về, ngậm ngùi kể cho chúng tôi rằng, những “quái” ma tuý thường dùng chiêu rủ đi nhậu để làm gia tăng con nghiện. Cứ thế, số lượng con nghiện tăng dần lên như kiểu bán hàng đa cấp.
Tương lai nhiều đứa trẻ ở bản mù mịt vì khói thuốc phiện.
Lô Văn Pin là chàng trai thông minh học giỏi. Đang học năm thứ nhất của một trường đại học ở Hà Nội, trong một lần về nghỉ hè, Pin đã lọt vào tầm ngắm của các quái nghiện ở bản. Chúng rủ Pin đi chơi, rồi mời hút thuốc lá, trong đó đã bị bỏ heroin. Chỉ mươi ngày là Pin dính “cước”. Đã dính rồi thì các quái nghiện dắt mũi thế nào chẳng được.
Vậy là tiền bố mẹ cho đi học Pin đốt tan thành khói trắng. Hết tiền, Pin bỏ học về bản giao du với những quái nghiện và cuối cùng nằm lại rú mồ khi mới hai mươi tuổi.
Ông Lâm Việt Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh - mắt nhoè nước, mắc nghẹn trong tiếng nấc, chỉ hai lùm cỏ xanh phía tây rú mồ: “Hai con trai tui là Lâm Văn Bích (SN 1980) và Lâm Văn Hơi (SN 1983) đã nằm đây. Chúng mới chết cách đây chưa lâu, vì nghiện ma túy rồi dính HIV/AIDS”.
Ông Minh cho biết thêm, mấy năm gần đây, xã Yên Tĩnh có tới 44 người chết vì “ết”. Từ năm 2008 đến nay, xã đã có hơn 11 trường hợp nằm lại dưới những nấm mồ. Trong số đó chủ yếu là chết trẻ. Một con số khiến người ta giật mình.
Theo Bee.net.vn
No comments:
Post a Comment