TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, September 4, 2009

Lênh đênh những phận nghèo


Mưu sinh trên hồ.
KTNT - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Cấm Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 4.000ha, chủ yếu là đồi rừng, chỉ có hơn 100ha đất canh tác nông nghiệp. 84,38% số hộ nghèo, cao nhất tỉnh hiện nay. Mặc dù trong những năm qua, xã được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia nhưng việc giảm nghèo vẫn là bài toán nan giải.

Nhọc nhằn người dân đất Cấm

Ông Hoàng Văn Thiết, Trưởng thôn Cấm, một trong những thôn nghèo nhất xã cho biết, thôn có 179 hộ (800 khẩu), hầu hết là hộ nghèo. Người dân thôn Cấm sống quanh hồ Cấm Sơn nên hằng năm chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Năm nào mưa ít thì cấy lúa còn được thu, năm mưa nhiều coi như mất trắng.

Đưa chúng tôi thăm cánh đồng lúa của thôn, ông Thiết chỉ tay về phía trước rồi nói: “Cuộc sống của cả thôn trông chờ vào đám lúa này. Nhưng chỉ cần một cơn mưa lớn là có thể mất trắng”.

Bản thân gia đình ông cũng trong tình cảnh loay hoay mãi không thoát được nghèo. Vợ ông cùng nhiều chị em khác phải sang Quảng Ninh gánh than thuê, kiếm tiền lo cho từng bữa ăn. Cánh đàn ông trong thôn ngày ngày ra hồ đánh bắt tôm, cá.

Cũng vì nghèo mà nhiều học sinh phải bỏ học giữa chừng, theo bố mẹ ngày đêm lênh đênh trên thuyền thả rọ tôm. Chính vì thế, đến nay cả thôn chỉ có 3 người theo học đến bậc THPT.

Chúng tôi tới thăm gia đình bà Lường Thị Ngoẹo, 76 tuổi, là gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất của xóm Gãm. Bà Ngoẹo tuổi cao, sức yếu nhưng phải chăm sóc 5 đứa cháu ngoại bởi bố các cháu đã mất cách đây vài năm; mẹ phải đi Hà Nội làm thuê, thỉnh thoảng về cung cấp tiền để bà cháu sinh sống. Trong căn nhà ẩm thấp, bà Ngoẹo kể cho chúng tôi nỗi vất vả của cuộc đời. Bà sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cấm Sơn này, bao năm qua, cái nghèo vẫn đeo bám. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến 2 cháu lớn của bà học đến lớp 5 phải nghỉ học ở nhà thả rọ tôm kiếm sống. Hiện còn 3 cháu đang theo học tiểu học và THCS nhờ nguồn chu cấp của mẹ. Hỏi chuyện cháu Phạm Văn Tưởng đang học lớp 6 về việc học hành, cháu tần ngần hồi lâu rồi trả lời không biết có theo học được đến hết lớp 9 không, vì từ nhà đến trường cách xa 5km đường đồi núi, nhiều đoạn phải lội hoặc qua đò, hôm nào cũng tối nhọ mặt người mới về đến nhà.

Ông Thiết cho hay, xóm có 11 nóc nhà đều nằm trong diện hộ nghèo, trong đó hộ bà Ngoẹo vừa được chính quyền xã, thôn hỗ trợ toàn bộ số ngói lợp lại mái nhà đã quá sập sệ.

Nỗ lực của chính quyền địa phương

Trao đổi với Bí thư Đảng uỷ xã Nông Văn Tới, chúng tôi được biết xã Cấm Sơn có 854 hộ (4500 khẩu) thì có tới 84,38% hộ nghèo. Theo anh Tới, nguyên nhân nghèo đói là do thiếu đất trồng lúa (bình quân mỗi khẩu chưa được 1 sào ruộng). Diện tích canh tác lại thường xuyên bị úng ngập do mưa lớn, nước hồ dâng cao. Sản xuất bấp bênh khiến các hộ thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu lương thực. Những diện tích đất canh tác không bị ngập nước, nhưng là ruộng bậc thang, lại xa hồ đập nên không chủ động được nước tưới. Xã có trên 2000ha đất lâm nghiệp, trong đó phần nhiều là rừng tái sinh, còn lại là đất đồi dốc bạc màu, năng suất cây trồng thấp. Ngoài ra, còn do trình độ canh tác của người dân lạc hậu, chậm đổi mới, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Nhận rõ những nguyên nhân trên, những năm qua, Đảng uỷ, chính quyền xã Cấm Sơn đã nỗ lực giảm nghèo bằng nhiều biện pháp. Đó là dành kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình 134 và 135 cho việc hoàn thiện hệ thống đường điện, xây dựng trường học, trạm xá, kênh mương, trạm bơm điện. Chỉ tính 2 năm qua, từ nguồn vốn trên, xã đã tiến hành xây dựng đường điện tới các thôn, 2 trạm bơm điện và 2 trường học; sửa chữa, xây mới 28 nhà tạm, làm 10 bể nước, 28 giếng khoan cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Ngoài ra, xã còn liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất với tổng số tiền trên 3 tỉ đồng; tạo điều kiện cho người nghèo đi xuất khẩu lao động; mở các lớp dạy nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông - lâm nghiệp. Đồng thời xã khuyến khích các hộ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là áp dụng chăn nuôi theo mô hình trang trại. Nhờ những cách làm trên, đến nay các trường học, trạm xá trên địa bàn đều được xây dựng kiên cố, 100% các thôn đã có điện, số hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm.

Với sự trợ giúp của Chương trình 134 và 135 cùng với những nỗ lực của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào các dân tộc Cấm Sơn đã từng bước đổi thay. Tuy nhiên, hiện tại số hộ nghèo của xã vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh. Làm gì để thoát nghèo luôn là nỗi trăn trở của Đảng bộ và chính quyền xã. Đó cũng chính là ước mơ lớn của người dân Cấm Sơn hôm nay. Mong sự đầu tư lớn hơn và đồng bộ hơn từ cấp trên để Cấm Sơn sớm vượt qua đói nghèo.

Hoàng Dĩnh

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty