TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, September 1, 2009

Hậu lụt lịch sử Hà Nội 2008:Chuyện về những người lấy nước mưa nấu thành…cháo

Cập nhật lúc 07:00, Thứ Hai, 31/08/2009 (GMT+7)
– Câu chuyện tréo ngoe này xẩy ra ngay tại Hà Nội, sau khi cơn lũ lịch sử năm 2008 xẩy ra: Tiền cứu trợ lũ lụt dành cho các hộ nghèo lại được cán bộ thôn, xóm chia hết cho các nhà giàu. Người dân ở đây thở dài ngao ngán: thôi thì, lá rách đùm là lành vậy.

Nghịch lý ở Mỹ Hưng

Nắng như muốn thiêu trụi cả những con đường mịt mù bụi dẫn vào đội 1, thôn Quảng Minh, xã Mỹ Hưng (Thanh Oai, Hà Nội). Dọc con đường “sương khói” chi chit những ổ gà, thi thoảng bắt gặp những đứa trẻ đen nhẻm, cởi trần trùng trục phơi nắng, những người phụ nữ với bước đi xiêu vẹo, oằn mình chở những thùng thức ăn về nuôi lợn.

Đã gần 1 năm sau cơn đại hồng thủy, người dân nơi đây vẫn không thể quên được cái cảm giác kinh hãi lúc ấy.

Nhà của chị Lê Thị Chính tại đội 1 thôn Quảng Minh (xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Sang.…

Mưa trắng trời. Ngôi làng nhỏ bé bỗng chốc biến thành ốc đảo, tứ bề là dòng nước đục ngầu. Nước cứ lên nhanh không ngừng. Tinh mơ, đã thấy nước réo ùng ục ngoài ngõ. Vừa nấu cơm xong, đã thấy lên đến thềm nhà. Chạy đi kiếm thêm ít rau và mua ít mì tôm dự trữ, trở về nhà đã thấy đồ đạc lềnh bềnh trôi theo dòng nước đục ngầu.

Câu chuyện về cơn lũ lịch sử năm 2008 mãi mãi hằn sâu trong tâm trí của người dân nơi đây từ những chú bé tóc để chỏm cho đến các cụ già móm mém cho đến tận bây giờ.

Trong câu chuyện vào một buổi chiều nắng gắt, có cả những giọt nước mắt cảm động về tình người trong cơn lũ dữ, có cả những thảng thốt, băn khoăn và day dứt khi tình người bị đánh cắp.

Câu chuyện về những người dân khốn cùng mỏi mòn chờ tiền cứu trợ sau khi cơn lũ xảy ra mà chúng tôi được nghe vào một buổi chiều tháng 8/2009 nghe sao mà xót xa.

Chuyện là ở cái xóm nhỏ thuộc thôn Quảng Minh, xã Mỹ Hưng, người dân đang làm đơn tố cáo cán bộ thôn, xã hè nhau ăn chặn tiền cứu trợ của người nghèo, phân phát tiền cứu trợ không đúng đối tượng. Cực chẳng đã, họ cử đại diện đạp xe hàng chục cây số đi kiện.

Hàng ngày, những người phụ nữ ở Đội 1, thôn Quảng Minh, xã Mỹ Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) vẫn kể cho nhau nghe về những câu chuyện, những nghịch lý trong quá trình phát tiền cứu trợ. Họ ngao ngán trước cảnh: lá rách phải đùm bọc lá lành. Ảnh: Hoàng Sang.

Chuyện ở thôn nhỏ ngoại thành Hà Nội còn là một nghịch lý cười ra nước mắt: lá rách đùm bọc lá lành. Thoạt đầu mới nghe, ai cũng cho là: người dân tự bịa ra cho … vui cửa, vui nhà. Thế nhưng, có tận mắt chứng kiến mới thấy đó là sự thật – một sự thật trần trụi.

Sự thật ở đây chính là: Trong những lúc khó khăn, nhiều hộ gia đình mỏi mòn chờ tiền và gạo cứu trợ của nhà nước thì chỉ được cán bộ thôn đưa đến tặng cho cái thùng nhựa và ít nồi, niêu, xoong chảo. Trong khi đó, những hộ gia đình khá giả hơn lại được xã phát tiền, gạo để…cứu đói.

Sự thật ở đây còn là: người dân không được nhận gạo cứu trợ nhưng lại có cả chữ ký nhận trên UBND xã.

Hàng ngày, những người dân nơi đây vẫn đang cố gắng đi tìm ra sự thật mà họ hiển nhiên đã biết: vì sao lại có sự nghịch lý như vậy?

Không gạo, lấy nước mưa nấu thành cháo à?

Người đàn bà đầu tiên mà chúng tôi gặp có tên Lê Thị Chính. Trong căn nhà chưa đầy 12 m2, chị Chính đang lúi húi ngồi nấu cám lợn. Chồng chị, anh Đỗ Đức Mạnh đang cà nhắc, lê những bước chân nặng nhọc giúp vợ tắm rửa cho đàn lợn. Hai đứa con chịu không nổi hơi nắng từ trần nhà hắt xuống nên vác ghế ra ngoài ngõ ngồi chờ đến bữa cơm.

Trong câu chuyện chắp vá rời rạc của chị dưới cái nắng hầm hập, chúng tôi nghe đuợc cả những nỗi cơ cực mà chị phải gánh chịu từ ngày chồng đổ bệnh.

Từ ngày anh Mạnh đổ bệnh, bao nhiêu của cải trong nhà chị Chính đều bán hết. Lũ đến, nhà chẳng còn gì để ăn, phải chạy sang nhà ông nội ở nhờ. Vậy nhưng, gia đình chị lại không được nhận được tiền hỗ trợ theo QĐ của UBND Thành phố Hà Nội vì những cái "lý" của cán bộ xã Mỹ Hưng. Ảnh:Hoàng Sang.
Năm 2007, anh Mạnh bỗng nhiên đổ bệnh, bao nhiêu tiền của trong nhà gom góp đuợc, chị đều dùng hết đưa anh đi chữa bệnh.

Chị bảo rằng: “Thôi thì còn người còn của, cứ vay mượn chạy vạy cho anh khỏe bệnh cái đã”.

Trong lúc chồng đang nằm bẹp đầu giường thì cơn lũ lịch sử ập đến. Lúc đầu, chị nấn ná ở lại vì nghĩ rằng: "Chắc là trời mưa một lúc rồi ngớt. Ai dè, nước như từ dưới đất chui lên, vừa thấy nó mấp mé ngoài ngõ, quay ra quay vào đã thấy vào đến sân, rồi đến mép nhà".

Lúc ấy, chị mới tá hỏa đi đuổi lợn, tài sản đáng giá nhất của gia đình bơi lóp ngóp vào nhà.


Nước lên đến gần nửa nhà, phía ngõ bị trũng, nước đã lên đến quá cổ. Chị vội đi tìm cái búa đinh, đập bỏ một lỗ nhỏ để đưa cả nhà ra đường lớn. Cả nhà kéo lên ông bà nội sống tạm qua ngày.

Anh Mạnh đã bật khóc khi kể lại những tháng ngày cơ cực sau khi lũ xẩy ra. Ảnh: T.Hương.
Gần 1 tháng ròng rã ngồi nhìn nước lụt, số gạo dự trữ ít ỏi đã hết. Một buổi sáng, đang định lội nước đi vay ít gạo của hàng xóm thì cán bộ thôn thông báo chị được nhận một phần quà của Hội chữ thập đỏ. Cán bộ xã còn bảo với chị: vì là gia đình khó khăn nên xã mới ưu tiên để nhận quà đợt đầu.

Số quà mà chị nhận đuợc bao gồm: 1 cái thùng nhựa đựng nước, một ít nồi niêu, xoong chảo, chăn màn.

Một thời gian sau, khi thấy nhiều hộ gia đình được cán bộ thôn thông báo đi nhận tiền và gạo cứu trợ, chị cũng lên xã để hỏi. Nhưng cán bộ xã trả lời: "Nhà chị được nhận quà đợt 1 rồi thì thôi. Đợt này không có tên gia đình chi đâu"(?).

Chị lủi thủi trở về, quần áo uớt sũng. Đêm đó, chồng chị lại lên cơn đau. Các con của chị không ngủ được, bụng réo ùng ục.

Chị thở dài: “Họ cho chúng tôi thùng nhựa, nồi niêu xong chảo nhưng lại không cho chúng tôi tý gạo nào thì chúng tôi sống sao được. Chẳng lẽ lấy nước mưa để nấu thành cháo à?”.

Những ngày sau, chị lại lọ mọ lên hỏi cán bộ xã nhưng đều được nhận được câu trả lời cụt lủn: "Không có tên trong danh sách, chờ đợt sau đi. Đã nhận được quà đợt trước rồi thì đợt này không được tiếp tục nhận nữa".

Chị Chính không phải là người duy nhất được xã tặng nồi để lấy.. nước mưa nấu thành cháo trong những tháng ngày cơn lũ ập đến. Chỉ tính riêng cái thôn 1, xã Mỹ Hưng ấy, phải có đến hàng chục trường hợp như vậy.

Mỗi nhà một hoàn cảnh, họ chỉ giống nhau duy nhất một điểm: đều là những hộ gia đình nghèo nhất ở cái vùng đất trũng này; đều chỉ được nhận mấy cái nồi niêu, xoong chảo để …ngắm trong những ngày mưa lũ.

Những hộ nghèo nhất thôn Quảng Minh không nhận được bất kỳ 1 kg gạo nào từ xã mà chỉ nhận được những mặt hàng cứu trợ này từ Hội chữ thập đỏ. Ảnh: Thu Hương.Gia đình chị Nguyễn Thị Linh cũng vậy, lũ ập đến quá nhanh khiến gia đình chị không kịp trở tay, bao nhiêu thóc lúa đều bị uớt nhẹp, lên mộng xanh.

Rồi một ngày, ông trưởng thôn Tạ Văn Duy gọi chị đến để nhận quà cứu trợ với lời nhắn: “Xã ưu tiên cho các hộ nghèo đó. Quà gồm một cái thùng nhựa đựng nước, một cái xoong và ấm đun nước, 1 cái chăn, màn…”

Mấy ngày sau, thấy chị hàng xóm hớn hở khoe vừa được nhận tiền cứu trợ, 600 ngàn/5 khẩu, chị cũng lục tục chạy lên xã để hỏi. Câu trả lời mà chị nhận được ở cán bộ xã là: “Nhà chị khó khăn, nhưng đã được nhận quà trong đợt 1 rồi. Đợt này dành cho người khác”.

Rồi chị trở về. Thất vọng.

Đêm hôm đó, 2 con chị lại lên cơn sốt. Cả đêm chị không ngủ được với ý nghĩ miên man: nếu trời cứ mưa thế này, chắc là cả nhà ôm nhau chết đói mất thôi. Sáng, chị lội nước ra khỏi làng để xin thuốc cho con.

Sau khi nghe chị trình bày, cán bộ ở đây nói rằng: "Về đưa 2 đứa nhỏ lên đây thì mới được cấp phát thuốc". Chị tự nhủ: "Trời đất, mưa gió thế này mà đưa con lên để họ khám bệnh thì chắc là bệnh chỉ thêm nặng mà thôi".

Nài nỉ mãi không được, chị lại lội ngược trở về.

Nghịch lý "lá rách đùm là lành" ở Mỹ Hưng đến giờ vẫn là một vết hằn đối với người dân nơi đây. Gia đình chị Linh (ảnh trái) thuộc vào diện nghèo khó trong xã lại không nhận được tiền cứu trợ từ xã ngoài mấy cái thùng nhựa. Trong khi đó, gia đình kế bên chị (ảnh phải) lại nhận được 600 ngàn/5 khẩu. Ảnh: Hoàng Sang.
2 đứa con chị vẫn nằm thiêp thiếp ngủ, đầu nóng ran. Chị tặc lưỡi: “Cứ để con thế này coi chừng nguy mất, thôi cứ đưa nó đi xin thuốc”.

Rồi chị và chồng cõng 2 đứa nhỏ trên cổ, lội qua dòng nước đục ngầu, lềnh nhềnh rác thải để đến xin thuốc.

Chị nhớ lại: “Nếu hôm đó có tiền sẵn trong nhà, tôi đã lên thẳng hiệu thuốc ở huyện để mua thuốc cho con. Ai đời con tôi đang ốm mà lại bắt chúng tôi đội mưa đưa con đến thì cán bộ mới cấp phát thuốc”.

Câu chuyện buồn về những ngày tháng vật lộn chống chọi với dòng nước lũ để sinh tồn, chuyện về những hộ dân được xếp vào hạng “bần cùng” của xã được cấp nồi, niêu để … lấy nước mưa nấu thành cháo giờ đây vẫn là một vết hằn suốt cuộc đời những người dân cách thủ đô Hà Nội không xa.

Hoàng Sang – Thu Hương

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty