24/12/2009 22:23
|
Những khối kiến trúc nham nhở dọc con đường hoành tráng nhất TP.HCM - Ảnh: P.Thanh
|
Đại
lộ Đông Tây (TP.HCM) thông xe giai đoạn 1 vào đầu tháng 9.2009 làm nức
lòng những nhà quản lý giao thông. Thế nhưng khi không gian đô thị được
mở ra cũng là lúc người ta giật mình nhận thấy những khối kiến trúc
chắp vá mà đáng lẽ việc định hình thiết kế phải được nghĩ tới từ trước
khi khởi công dự án.
Tạp nham
Là trục đường huyết mạch, đại lộ Đông Tây hiện đã thông xe hơn 13 km từ nút giao quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) đến cầu Calmette (Q.1). Đường có bề rộng lên đến 60m, chạy dọc theo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, ngay từ giai đoạn "thai nghén" đã được các nhà quản lý giao thông kỳ vọng sẽ là con đường đẹp nhất TP.HCM. Ngoài vị trí lý tưởng với không gian thoáng đãng, gắn liền cảnh quan sông nước, trục đường này còn có ý nghĩa giao thông vô cùng quan trọng ở tầm khu vực, với phía đông nối vào tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và phía tây liên kết tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Thế nhưng, chỉ vài tháng sau khi thông xe, đại lộ rơi vào cảnh nhếch nhác, bụi bặm với những khối kiến trúc nham nhở hai bên, khiến người lưu thông không khỏi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái đẹp khoác trên mình chiếc áo đầy mảnh vá.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc hai bên đường đang ken cứng những khối nhà cửa, kiến trúc tạp nham theo kiểu mạnh ai nấy làm, thay vì có một quy hoạch kiến trúc đô thị xứng tầm với giá trị con đường. Đoạn ngay trung tâm Q.1, xen kẽ những công trình đẹp đẽ, nguy nga như Ngân hàng Nhà nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh..., là đủ dạng nhà cửa cao thấp, cũ mới nằm trộn nhau một cách hỗn tạp. Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà "siêu mỏng" có bề rộng chỉ hơn 1m, cao lêu nghêu, được chủ nhà tranh thủ xây trên những khoảnh đất trống chừa lại sau giải tỏa. Chạy dọc đại lộ, nhà cửa cái thì nhô ra, cái thì thụt vào, lố nhố, đủ màu, đủ kiểu... nhìn xốn cả mắt.
Vừa qua đến cầu Nguyễn Văn Cừ để vào địa bàn Q.5, đập ngay vào mắt
người lưu thông là một bãi xà bần rộng mênh mông, lấn ra gần nửa chiều
rộng làn đường. Trên làn cho xe hai bánh, từng đống đất đá để ngổn
ngang, các loại xe ba gác đậu ngược xuôi... Mảng xanh dọc tuyến đường
cũng rơi vào tình trạng tơi tả, nhiều chỗ đã héo úa, chết trơ cả rễ. Đi
về phía ngoại thành như Q.Bình Tân, huyện Bình Chánh, đất trống hai bên
đại lộ còn khá nhiều, tuy nhiên đã bắt đầu manh nha những ngôi nhà cao
thấp, to nhỏ đủ dạng, không tuân theo một kiến trúc thống nhất nào.
Chờ... "may áo mới"
Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải - Hội Kiến trúc sư TP.HCM - nhận xét, bao giờ thiết kế đô thị cũng phải đi trước xây dựng đô thị. Thế nhưng, nhiều công trình hạ tầng tại TP.HCM đều lâm vào cảnh xây trước, "may áo" sau dẫn đến rối ren về xây dựng, kiến trúc. Cửa ngõ quốc tế Nam Kỳ Khởi Nghĩa trước đây và đại lộ Đông Tây hiện nay là ví dụ.
Dự án Đại lộ Đông Tây đã khởi động từ năm 2002, nhưng mãi đến giữa năm 2009, UBND TP.HCM mới giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì nghiên cứu quy định về thiết kế đô thị các ô phố dọc tuyến đường. Đến nay, trong khi các cơ quan chức năng loay hoay với việc đánh giá hiện trạng, thì nhu cầu xây mới và sửa chữa nhà của người dân lại không thể chờ đợi và đang có xu hướng gia tăng theo sự "nóng" lên của nhà đất khu vực này.
Theo ông Hải, các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh hơn nữa việc "may áo mới" cho đại lộ Đông Tây. Nếu không khi thiết kế đô thị hoàn thành cũng là lúc việc xây dựng đã bão hòa và việc ứng dụng thiết kế vào thực tế trở nên xa vời. Ông Hải gợi ý nên hướng tới quy hoạch kiến trúc dựa trên đặc thù của từng khu vực. Chẳng hạn, đoạn qua Trần Văn Kiểu (Q.6) có thể phục hồi lại các khu nhà cổ và tái hiện cảnh “trên bến, dưới thuyền” phù hợp với yêu cầu phát triển của TP, có thể là những bến tàu đón khách đi ngắm cảnh hoặc những bến taxi thủy chia tải cho đường bộ.
Tương tự, đoạn từ hầm Thủ Thiêm đến cầu Nguyễn Văn Cừ (Q.1) chạy dọc bến Bạch Đằng có thể quy hoạch theo hướng cho phép phát triển nhà cao tầng, kết hợp cải tạo, chỉnh trang các khu Mả Lạng, Đồng Tiến, chợ Cầu Ông Lãnh... để lưu giữ những nét Sài Gòn xưa. Đoạn qua Q.5 cần chỉnh trang khu chợ người Hoa nhằm tôn những nét đặc sắc về kiến trúc và văn hóa. Phần đại lộ phía Q.2 (dự kiến thông xe trong năm 2010) nhất thiết phải có thiết kế đô thị đồng bộ với quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Phó giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây - ông Vương Hoàng Thanh thừa nhận, việc thiết kế đô thị dọc đại lộ Đông Tây thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Theo ông Thanh, trước đây trong kinh phí đền bù giải tỏa cho người dân đã có một phần chi phí để cải tạo mặt tiền. Song thời gian đó lại chưa có quy chuẩn chung nên người dân mạnh ai nấy sửa chữa dẫn đến thiếu đồng bộ. Trong thời gian chờ đợi thiết kế đô thị thống nhất, ban quản lý phối hợp với các sở, ngành cải tạo toàn bộ mặt tiền dọc đại lộ, đầu tư thêm hạng mục cây xanh, cảnh quan. Trước mắt, gấp rút triển khai dự án cải tạo đường 3 bến (Bến Vân Đồn, Bến Ba Đình, Bến Bình Đông); dự án Cải thiện môi trường nước 1 và 2 nhằm nạo vét, chỉnh trang kênh Tàu Hủ - Bến Nghé...
Là trục đường huyết mạch, đại lộ Đông Tây hiện đã thông xe hơn 13 km từ nút giao quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) đến cầu Calmette (Q.1). Đường có bề rộng lên đến 60m, chạy dọc theo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, ngay từ giai đoạn "thai nghén" đã được các nhà quản lý giao thông kỳ vọng sẽ là con đường đẹp nhất TP.HCM. Ngoài vị trí lý tưởng với không gian thoáng đãng, gắn liền cảnh quan sông nước, trục đường này còn có ý nghĩa giao thông vô cùng quan trọng ở tầm khu vực, với phía đông nối vào tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và phía tây liên kết tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Thế nhưng, chỉ vài tháng sau khi thông xe, đại lộ rơi vào cảnh nhếch nhác, bụi bặm với những khối kiến trúc nham nhở hai bên, khiến người lưu thông không khỏi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái đẹp khoác trên mình chiếc áo đầy mảnh vá.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc hai bên đường đang ken cứng những khối nhà cửa, kiến trúc tạp nham theo kiểu mạnh ai nấy làm, thay vì có một quy hoạch kiến trúc đô thị xứng tầm với giá trị con đường. Đoạn ngay trung tâm Q.1, xen kẽ những công trình đẹp đẽ, nguy nga như Ngân hàng Nhà nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh..., là đủ dạng nhà cửa cao thấp, cũ mới nằm trộn nhau một cách hỗn tạp. Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà "siêu mỏng" có bề rộng chỉ hơn 1m, cao lêu nghêu, được chủ nhà tranh thủ xây trên những khoảnh đất trống chừa lại sau giải tỏa. Chạy dọc đại lộ, nhà cửa cái thì nhô ra, cái thì thụt vào, lố nhố, đủ màu, đủ kiểu... nhìn xốn cả mắt.
Địa phương bối rối
Hiện
các quận huyện rất bối rối trong việc cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà
cửa dọc đại lộ Đông Tây, bởi nếu cho phép xây các công trình quy mô lớn
thì có thể bị "chỏi" với các kiến trúc khác khi TP ban hành quy định về
thiết kế đô thị. Do đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đang gấp rút soạn thảo
hướng dẫn xây dựng tạm thời cho các công trình dọc đại lộ. Riêng việc
nghiên cứu thiết kế đô thị đang được Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc và
Trung tâm Thông tin quy hoạch triển khai, trong đó dự kiến chỉ quy định
kiến trúc cho các công trình lớn, còn những nhà lụp xụp cho sửa chữa
tạm thời trong khi chờ giải tỏa để chỉnh trang đô thị.
|
Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải - Hội Kiến trúc sư TP.HCM - nhận xét, bao giờ thiết kế đô thị cũng phải đi trước xây dựng đô thị. Thế nhưng, nhiều công trình hạ tầng tại TP.HCM đều lâm vào cảnh xây trước, "may áo" sau dẫn đến rối ren về xây dựng, kiến trúc. Cửa ngõ quốc tế Nam Kỳ Khởi Nghĩa trước đây và đại lộ Đông Tây hiện nay là ví dụ.
Dự án Đại lộ Đông Tây đã khởi động từ năm 2002, nhưng mãi đến giữa năm 2009, UBND TP.HCM mới giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì nghiên cứu quy định về thiết kế đô thị các ô phố dọc tuyến đường. Đến nay, trong khi các cơ quan chức năng loay hoay với việc đánh giá hiện trạng, thì nhu cầu xây mới và sửa chữa nhà của người dân lại không thể chờ đợi và đang có xu hướng gia tăng theo sự "nóng" lên của nhà đất khu vực này.
Theo ông Hải, các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh hơn nữa việc "may áo mới" cho đại lộ Đông Tây. Nếu không khi thiết kế đô thị hoàn thành cũng là lúc việc xây dựng đã bão hòa và việc ứng dụng thiết kế vào thực tế trở nên xa vời. Ông Hải gợi ý nên hướng tới quy hoạch kiến trúc dựa trên đặc thù của từng khu vực. Chẳng hạn, đoạn qua Trần Văn Kiểu (Q.6) có thể phục hồi lại các khu nhà cổ và tái hiện cảnh “trên bến, dưới thuyền” phù hợp với yêu cầu phát triển của TP, có thể là những bến tàu đón khách đi ngắm cảnh hoặc những bến taxi thủy chia tải cho đường bộ.
Tương tự, đoạn từ hầm Thủ Thiêm đến cầu Nguyễn Văn Cừ (Q.1) chạy dọc bến Bạch Đằng có thể quy hoạch theo hướng cho phép phát triển nhà cao tầng, kết hợp cải tạo, chỉnh trang các khu Mả Lạng, Đồng Tiến, chợ Cầu Ông Lãnh... để lưu giữ những nét Sài Gòn xưa. Đoạn qua Q.5 cần chỉnh trang khu chợ người Hoa nhằm tôn những nét đặc sắc về kiến trúc và văn hóa. Phần đại lộ phía Q.2 (dự kiến thông xe trong năm 2010) nhất thiết phải có thiết kế đô thị đồng bộ với quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Phó giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây - ông Vương Hoàng Thanh thừa nhận, việc thiết kế đô thị dọc đại lộ Đông Tây thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Theo ông Thanh, trước đây trong kinh phí đền bù giải tỏa cho người dân đã có một phần chi phí để cải tạo mặt tiền. Song thời gian đó lại chưa có quy chuẩn chung nên người dân mạnh ai nấy sửa chữa dẫn đến thiếu đồng bộ. Trong thời gian chờ đợi thiết kế đô thị thống nhất, ban quản lý phối hợp với các sở, ngành cải tạo toàn bộ mặt tiền dọc đại lộ, đầu tư thêm hạng mục cây xanh, cảnh quan. Trước mắt, gấp rút triển khai dự án cải tạo đường 3 bến (Bến Vân Đồn, Bến Ba Đình, Bến Bình Đông); dự án Cải thiện môi trường nước 1 và 2 nhằm nạo vét, chỉnh trang kênh Tàu Hủ - Bến Nghé...
Phương Thanh
No comments:
Post a Comment