- Nhân
tố gây “sốc” nhất là mức độ ô nhiễm E.Coli (một loại vi khuẩn đường
ruột gây bệnh tiêu chảy cấp): cao hơn từ 70 đến 4.600 lần mức cho phép!
Kết
quả rút ra từ một nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội về mức độ ô
nhiễm thủy sản ở một số ao hồ Hà Nội cho thấy: Thủy sản được nuôi ở Hồ
Tây, hồ Trúc Bạch là bẩn nhất, ô nhiễm nhất Hà Nội.
Kết quả này đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) xác nhận. Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về An toàn Vệ sinh thực phẩm năm 2009 của Bộ Y tế.
Kết quả này đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) xác nhận. Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về An toàn Vệ sinh thực phẩm năm 2009 của Bộ Y tế.
Sốc với thủy sản ô nhiễm
Lấy ngẫu nhiên 240 mẫu thủy sản các loại từ 17 ao hồ hiện đang nuôi trồng thủy sản của Hà Nội vào mùa mưa và mùa khô và tiến hành phân tích trên các khía cạnh: Mức độ ô nhiễm kim loại nặng, mức độ ô nhiễm vi sinh vật (tính theo mùa, theo tầng nước).
Lấy ngẫu nhiên 240 mẫu thủy sản các loại từ 17 ao hồ hiện đang nuôi trồng thủy sản của Hà Nội vào mùa mưa và mùa khô và tiến hành phân tích trên các khía cạnh: Mức độ ô nhiễm kim loại nặng, mức độ ô nhiễm vi sinh vật (tính theo mùa, theo tầng nước).
Kết
quả cho thấy: 100% số mẫu thủy sản được nghiên cứu đều bị nhiễm tất cả
các kim loại nặng (như chì, crôm, thủy ngân, niken, cadmi …). Hàm lượng
kim loại nặng trong thủy sản sống ở tầng đáy cao hơn hẳn so với thủy
sản sống ở tầng mặt và tầng giữa.
Nguồn
nước ô nhiễm nặng nề khiến thủy sản cũng bị ô nhiễm ở mức báo động. Đây
là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm hoặc các loại bệnh tật (Ảnh minh họa: VNN) |
Riêng
về kim loại chì, mức độ ô nhiễm ở các loại thủy sản đều cao hơn mức cho
phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Thủy sản nuôi trong các ao hồ ở phường Hoàng
Liệt, quận Hoàng Mai đứng đầu về mức độ ô nhiễm chì vượt quá giới hạn
cho phép.
Nghiên
cứu trên đồng nhất với thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y
tế): Từ năm 2000 đến 2008, cả nước có 1.820 vụ ngộ độc thực phẩm với
49.726 ca mắc, 497 ca tử vong. Nguyên nhân chủ yếu của các ca ngộ độc
đến từ vi sinh vật (chiếm 38,4%), ngộ độc độc tố tự nhiên chiếm 23,7%,
ngộ độc do hóa chất chiếm 13,1%. Có 24,9% số vụ ngộ độc không rõ nguyên
nhân. |
Kết quả trên cũng lặp lại tương tự khi nghiên cứu được tiến hành để đo mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thủy sản.
Nhân
tố gây “sốc” nhất là mức độ ô nhiễm E.Coli (một loại vi khuẩn đường
ruột gây bệnh tiêu chảy cấp) của các loại thủy sản được nghiên cứu đang
ở mức báo động: Mùa mưa, mức độ ô nhiễm E.Coli của thủy sản cao hơn từ
15 đến 1.500 lần mức cho phép.
Trong mùa khô, con số này còn đáng báo động hơn khi mức độ ô nhiễm E.Coli của thủy sản cao hơn từ 70 đến 4.600 lần mức cho phép!
Trong mùa khô, con số này còn đáng báo động hơn khi mức độ ô nhiễm E.Coli của thủy sản cao hơn từ 70 đến 4.600 lần mức cho phép!
Mức độ ô nhiễm E.Coli cao nhất thuộc về thủy sản nuôi ở hồ Trúc Bạch, Hồ Tây, tiếp đến là hồ Yên Sở.
“Mức
độ ô nhiễm E.Coli cao hơn từ hàng trăm đến hàng nghìn lần so với tiêu
chuẩn cho phép, cho thấy đây là vấn đề đang thực sự cần đến sự quan tâm
của các cơ quan chức năng, các ngành liên quan”, nhóm tác giả nghiên
cứu nhận định.
Tiếp tục báo động sử dụng hàn the, formol trong thực phẩm
Kết
quả kiểm tra việc sử dụng hàn the trong các loại thực phẩm có nguy cơ
tại TP.HCM (Do Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP.HCM thực hiện năm 2008)
cho thấy: Có 67,79% thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt sử dụng hàn
the để bảo quản. Tỷ lệ này ở cá, các sản phẩm làm từ cá là 52,94%; các
loại bánh su sê: 69,23%; ở rau của quả muối chua: 29,48%; ở hoa chuối,
bẹ chuối: 90,9%.
Điểm đáng chú ý là mỳ sợi tươi và các thực phẩm chay có tỷ lệ sử dụng hàn the cao ngất ngưởng với trên 98%!
Đối với formol, có 20% các loại tôm tươi và 12% các loại bánh bún phở có sử dụng formol bảo quản.
Cả
hàn the và formol đều là những chất cấm không được dùng trong thực
phẩm. Nhưng kết quả này cho thấy tình trạng sử dụng đang diễn ra tràn
lan.
Chưa
hết, tỷ lệ thực phẩm sử dụng chất tẩy trắng cũng đáng báo động khi có
44% các loại bánh bún bò phở; 70,27% măng chua cà pháo và 92,68% hoa
chuối bẹ chuối bị sử dụng chất tẩy trắng – một loại hóa chất bị cấm sử
dụng trong thực phẩm.
Ngoài
ra, khảo sát cho thấy 100% mẫu tôm khô, trên 34% các loại mứt và hạt
dưa có sử dụng phẩm màu. Tỷ lệ sử dụng các phụ gia ngoài danh mục cho
phép cũng duy trì ở mức rất cao.
“Điều
này cho thấy tình hình sử dụng phụ gia cấm trên thực phẩm vẫn còn rất
cao, chứng tỏ công tác quản lý tuyên truyền chưa được cải thiện”, nhóm
nghiên cứu đến từ Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP.HCM nhận định.
- Cẩm Quyên
No comments:
Post a Comment