TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, December 22, 2009

Bài 2: Những cái chết bị giấu nhẹm

 – Không ít cái chết tức tưởi của công nhân làm việc trên các công trường xây dựng đã xảy ra. Nhưng nhà thầu, đơn vị thi công “lo lót”… giấu nhẹm. Mạng người đã được đánh đổi bằng tiền...

>> Bài 1: “Bóng đêm” trên công trường

Âm thầm chi tiền, giấu cơ quan chức năng
Hầu hết những công nhân đi làm phụ hồ, thợ xây đều có hoàn cảnh khó khăn. Họ xuất thân từ những gia đình nghèo. Chính vì lí do đó, khi có tai nạn xảy ra, đơn vị thi công chấp nhận “chi” ra khoản chi phí từ 30 đến 50 triệu, gọi “phí mai táng” cho gia đình nạn nhân. Cái chết đó, sẽ bị giấu nhẹm. Nhiều khi, lực lượng chức năng cũng khó biết đến.
Trong những ngày tiếp xúc với các công nhân làm việc tại một công trình cao ốc tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chúng tôi được họ cho biết, từ đầu năm 2009, ở tòa nhà đang xây dựng đã có ít nhất 4 người chết. Tất cả đều là công nhân làm thợ xây, phụ hồ.

 
ff
Với những điều kiện làm việc như thế này, TNLĐ có thể xảy ra bất cứ lúc nào - Ảnh: Tử Trực
“Mới đây nhất, vào tháng 6/2009, trong lúc đi trên giàn giáo đổ bê tông tại tầng 25, một công nhân tên là T. đã bị trượt chân ngã xuống đất và chết ngay sau đó” – lời một công nhân cho biết.
Sau khi có tai nạn xảy ra, để không bị đình chỉ thi công, đơn vị thi công đã âm thầm đưa nạn nhân về quê, bỏ tiền ra chung chi cho gia đình nạn nhân từ 30 đến 50 triệu đồng, tìm mọi cách để gia đình nạn nhân không kiện cáo gì.
Cũng theo các công nhân ở đây cho biết, 4 cái chết thương tâm của đồng nghiệp, đều do leo trèo giàn giáo dẫn đến té ngã. Họ đều là những người mới vào, chưa quen lại phải leo lên giàn giáo cao nên rất dễ dẫn đến tai nạn. Trong khi đó, lại không có và không đeo dây an toàn.


d
Nhiều cái chết do TNLĐ đã bị giấu nhẹm - Ảnh: VNN
“Hầu như ngày nào cũng có tai nạn xảy ra, không chết người thì bị thương tật vĩnh viễn. Có hàng ngàn nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do thi công cẩu thả” – lời một kỹ sư xây dựng cho biết.
Một thực tế theo quan sát của chúng tôi tại các công trình, rất nhiều công nhân trong quá trình leo trèo giàn giáo không đeo dây an toàn. Mũ bảo hộ của họ chỉ là những chiếc mũ bảo hiểm xe máy sơ sài, trước hàng chục mối nguy hiểm, tồn tại khắp nơi trên công trường.

d
Công nhân lao động trên công trường luôn đối mặt với hiểm nguy - Ảnh: Tử Trực
Cuối tháng 9/2009, tại khu chế xuất Tân Thuận (Q.7), một công nhân của Công ty Đ.T, trong khi làm việc đã bị điện giật chết trong công trường thi công.
Điều đáng nói, sau khi sự cố chết người xảy ra, cả đơn vị thi công và chủ đầu tư cố tình giấu nhẹm thông tin. Họ cho rằng, công nhân đó bị điện giật và... chỉ bị thương nhẹ, sau đó được đưa vào bệnh viện cấp cứu và đã... xuất viện. Tuy nhiên, tại bệnh viện, bác sĩ tiếp nhận ca cấp cứu khẳng định: “Trước khi đưa vào nạn nhân đã tắt thở”.
Những nhân chứng cho biết, ngay sau khi công nhân này tử nạn, đơn vị thi công cùng nhà thầu đã âm thầm đưa xác nạn nhân về quê mai táng.
Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, lực lượng Công an quận 7, Thanh tra Sở LĐTB&XH TP.HCM cũng có mặt để tiến hành điều tra làm rõ cái chết. Nhưng cả chủ đầu tư và đơn vị thi công cố tình lẩn tránh, không khai báo sự thật.
Được biết, nạn nhân xấu số trong vụ tai nạn là em Trần Thành Tâm (16 tuổi), quê An Giang. Khi vào công ty làm việc, Tâm không có bất kỳ một hợp đồng lao động nào.
Theo một cán bộ Sở LĐTB&XH TP.HCM, hầu hết những tai nạn lao động trên các công trường đều không được đơn vị thi công, hay chủ đầu tư khai báo. Khi sự việc vỡ lở, lực lượng chức năng mới biết được thông tin, nhưng ở một mức độ rất hạn chế so với thực tế.

“Trời kêu ai nấy dạ!”

Tai nạn liên tiếp xảy ra, sao công nhân vẫn “bình chân như vại” làm việc trên các tòa nhà cao ngất? Anh Linh - một công nhân từng làm việc ở nhiều tòa cao ốc đã xây mấy năm qua tại TP.HCM cho biết, anh lên thành phố làm hơn 3 năm nhưng đã 6 lần đồng nghiệp... rơi từ trên cao xuống. Và những lần đó, chỉ duy nhất 1 người may mắn có cơ hội sống sót với thương tật đeo bám suốt đời, còn lại đều chết tại chỗ và thân hình không còn nguyên vẹn…

Khi chứng kiến cái chết của các bạn, ngay bên cạnh mình, các công nhân vẫn phải giấu nỗi sợ, nỗi hoảng loạn để tiếp tục công việc vì miếng cơm manh áo. Tuy nhiên, đã có người chứng kiến bạn rơi từ tầng 34 xuống chết tại chỗ mà bị ám ảnh không dám lên tầng cao nữa.


d
TNLĐ thậm chí đang trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” đối với những công nhân công trường - Ảnh: Tử Trực
“Tôi còn mang xác tụi nó đi đến bệnh viện, ra khỏi công trường... Nghĩ đến cũng lạnh sống lưng nhưng công việc sinh nghề tử nghiệp, trời kêu ai người nấy dạ, chứ ở công trường đầy nguy hiểm như vậy, ai biết tai nạn có thể xảy ra lúc nào?” -  anh Linh nói.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, không ít công nhân làm việc tại các cao ốc đang xây hưởng lương theo công nhật, làm ngày nào tính lương ngày đó. Giữa họ và các chủ đầu tư, nhà thầu hoàn toàn không có mối ràng buộc về mặt pháp lý. Khi tai nạn xảy ra, công nhân đành chấp nhận đó là... số phận của mình. Chủ thầu nào tốt bụng thì hỏi han, chia sẻ với gia đình chút ít, còn không thì…nước chảy bèo trôi, chuyện rồi cũng “chìm xuồng”. Chỉ có người lao động ôm trọn nỗi thiệt thòi, bấp bênh, cực nhọc.


d
Làm việc không có trang thiết bị bảo hộ - Ảnh: NT
Gặp chúng tôi, một công nhân chỉ tay vào cái chân bên trong còn ghim sắt nói: “Trong chân tôi vẫn còn sắt đấy! Cách đây gần chục năm cũng đi làm ở công trình, tôi bị tai nạn tưởng đâu phải cưa chân ấy chứ. Nghỉ một thời gian ở quê chẳng biết làm gì ra tiền, vào đây mấy anh em quen biết nương tựa nhau rồi đi làm, nên tôi lại “lên đường”. Nhiều lúc cũng muốn đi rút cái ghim sắt ra vì lâu lâu vẫn đau, nhưng còn lo cho gia đình, con cái học hành, ốm đau bệnh tật nữa nên chưa có tiền. Nghĩ đến tai nạn cũng sợ lắm, nhưng riết… thành quen”.

Ông Vũ Đình B., chủ thầu xây dựng chuyên nhận khoán công đoạn sơn thô, hoàn thiện tại các công trình ở TP.HCM cho biết, công nhân công trường phần lớn là người từ các vùng quê lên, không có công ăn việc làm, không trình độ nên buộc phải xin vào làm ở công trường xây dựng.

“Lương phụ hồ của nữ chỉ khoảng 65.000 đồng/ngày, nam được khoảng 80.000 đồng/ngày nhưng công việc nặng nhọc, vất vả và có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Nếu có điều kiện mọi người đã xin làm công ty cho ổn định, chứ không ai muốn làm công nhật, sống ngày nay biết ngày mai như thế nào!” - ông B. chia sẻ.

Thế nhưng, với những người lao động từ quê lên, họ chỉ có đôi bàn tay trắng không có kinh nghiệm, không trình độ thì chỉ có sức khỏe vốn có là lợi thế. Và công nhân công trình xây dựng được xem là nghề “cấp cứu” cho người lao động muốn kiếm tiền sống qua ngày.

TNLĐ đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ, trong đó TNLĐ chết người tại các công trình xây dựng, tòa nhà cao ốc không phải là ít. Thậm chí, nó đang trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” đối với những công nhân công trường.


Theo thống kê của cơ quan chức năng, chỉ trong 8 tháng đầu năm, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 70 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chết người, làm chết 71 người, bị thương 18 người, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Mới đây, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chánh thanh tra Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết, số vụ tai nạn đã tăng lên xấp xỉ 100 vụ.

Thế nhưng, con số này chưa dừng lại, bởi dịp cuối năm đang là thời gian các công trình bước vào “chặng đường đua” tiến độ dự án.

Điểm lại một vài vụ TNLĐ gần đây nhất mà VietNamNet ghi nhận được, trưa ngày 21/11, tại công trình thi công cao ốc văn phòng Ngân hàng MBH (số 153 Hai Bà Trưng, P.6, Q.3), khi đang vận hành ròng rọc vận chuyển nguyên vật liệu, một công nhân đã bất ngờ rơi xuống đất trong trạng thái nguy kịch.

Trước đó đúng một tuần, ngày 14/11, tại công trình tòa cao ốc A&B Tower (76 Lê Lai, quận 1), công nhân Trần Văn Sơn khi đang thi công lắp kính ở tầng 11 cũng bất ngờ rơi xuống tầng 6, chết tại chỗ.

Ngày 16/10, tại cao ốc The EverRich (góc đường Lê Đại Hành - đường 3/2, quận 11, TP.HCM) một công nhân cũng bị rơi từ tầng 28 xuống tầng 5 và chết ngay tại chỗ…

Tại Hà Nội, chỉ trong một tuần (từ 21/7 đến 27/7), trên công trường xây dựng tòa cao ốc 70 tầng Hanoi Landmark Tower do Tập đoàn Keangnam làm chủ đầu tư đã xảy ra 3 vụ tai nạn lao động là 4 người chết, 3 người bị thương.



  • Tử Trực - Thái Phương - Mai Phượng

    Bài 3: Làm công nhân nhà chọc trời: Quá dễ!

    Nguy hiểm bủa vây, tính mạnh mong manh nhưng vì cuộc sống, người lao động vẫn phải chấp nhận đương đầu. Trong khi đó, điều đáng nói là công tác tuyển công nhân làm ở các công trình cao ốc này quá đơn giản...


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty