TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, December 23, 2009

ASEAN muốn nghe Việt Nam nêu giải pháp cho Biển Đông


Trả lời VietNamNet về vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Tổng thư kí ASEAN Surin Pitsuwan cho biết ông muốn lắng nghe quan điểm của Việt Nam về vấn đề này cũng như các vấn đề còn khác biệt khác trong ASEAN.
Không hội nhập, ASEAN sẽ mất vai trò
VietNamNet: Năm 2009, lần đầu tiên, các nước lớn trong khu vực không cần đến ASEAN làm cầu nối, đã tự bắt tay với nhau do khủng hoảng, đơn cử là cuộc gặp cấp cao Nhật Bản - Trung Quốc cách đây chưa lâu. Liệu vai trò trung tâm ở khu vực của ASEAN có bị thách thức, thưa Tổng thư kí?
- ASEAN sẽ tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo, trung tâm trong việc kết nối khu vực. Các nước lớn vẫn được hưởng lợi từ vai trò của ASEAN. Bằng chứng là, cho tới nay, Thủ tướng Nhật Bản đã tới ASEAN 3 lần: Thái Lan, Singapore và Indonesia. Nhật Bản đã nhận thức được tầm quan trọng của ASEAN.
Bất kì 1 USD tăng trưởng nào của ASEAN cũng có 6 cent xuất khẩu của Nhật Bản tới ASEAN. Điều này cho thấy tỉ trọng của kinh tế ASEAN trong GDP Nhật Bản lớn như thế nào. Tình hình với Trung Quốc cũng như vậy.
ASEAN quan trọng ở vị trí địa lý, vai trò kinh tế, bởi vì ASEAN chào đón tất cả các nước và không thù nghịch với nước nào. ASEAN sẽ tiếp tục mang lại bầu không khí hữu nghị và hợp tác.
Nếu quan ngại về vai trò của ASEAN, thì chắc chắn 30 nước ngoài ASEAN đã không cử Đại sứ của họ tại ASEAN. Họ đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN và quan tâm đến phát triển, ổn định của khu vực.
Liệu ASEAN sẽ đóng vai trò trung tâm này được bao lâu nữa hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta. Nếu không hội nhập, không đoàn kết, hợp tác, củng cố, trở thành một cộng đồng chúng ta sẽ mất đi sức mạnh trong việc thỏa thuận, thu hút đầu tư.
Tôi không lo lắng về việc hai nước Trung Quốc - Nhật Bản hợp tác, bởi họ là hai nước láng giềng và đương nhiên họ phải gắn kết với nhau.
VietNamNet: Mỗi quốc gia trong ASEAN cũng có vấn đề riêng của mình. Liệu điều này có làm suy yếu ASEAN?
Bạn cần nhìn vấn đề này ở khía cạnh ngược lại. Bởi sự khác biệt và vấn đề của mình, các nước ASEAN hợp tác cùng nhau, trở thành thành viên của ASEAN. Đúng là mỗi nước có vấn đề riêng. Đúng là giữa các nước có vấn đề về biên giới lãnh thổ. Đúng là có căng thẳng giữa các nước láng giềng. Tuy nhiên, các nước ASEAN không bao giờ nổ súng. Không có ASEAN, chiến sự hoàn toàn có thể xảy ra.
Tại các khu vực khác, có rất nhiều căng thẳng, xung đột dẫn tới chiến tranh, nhưng ASEAN thì không.
Các nước có lợi ích trong việc giữ an ninh Biển Đông
VietNamNet: Thế nhưng, năm 2009, chúng ta lại chứng kiến căng thẳng gia tăng tại khu vực, nhất là trên Biển Đông, giữa các nước thành viên ASEAN và láng giềng Trung Quốc. Nhiều người nêu câu hỏi về vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, thực hiện Tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông DOC. Quan điểm của ông như thế nào, thưa Tổng thư kí?
Như bạn đã biết, Biển Đông là tuyến đường biển chiến lược. Bất chấp những căng thẳng và phản ứng của các bên, giữa các quốc gia liên quan vẫn chia sẻ lợi ích chung: duy trì Biển Đông an ninh và ổn định. 80% nguồn năng lượng cung cấp cho ba quốc gia lớn nhất ở Đông Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều từ Biển Đông hoặc đi qua Biển Đông. Thương mại và các sản phẩm cũng vậy. Nhờ đó, chúng ta có thể kiềm chế căng thẳng và các xung đột tiếm năng không dẫn tới xung đột quân sự.
Trong nội bộ ASEAN, các nước cũng đã xây dựng các cơ chế khu vực và song phương để xử lý tranh chấp Biển Đông.
Trong khi Trung Quốc vẫn còn đứng đối lập với những thỏa thuận đạt được bên trong khối ASEAN thì một mặt các nước ASEAN có thể hợp tác với nhau để triển khai các thỏa thuận, đồng thời không được phép rời mắt khỏi Trung Quốc, quan sát và xem xét động thái của nước này. - tướng Daniel Schaffer.
Chúng ta sẽ tiếp tục sẽ bàn và triển khai DOC. Chúng ta sẽ tiếp tục đối thoại để kiểm soát tốt nhất Biển Đông. Có 4 quốc gia thành viên ASEAN: Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei có tuyên bố chồng lấn ở Biển Đông ở các khu vực khác nhau. Các nước sẽ tiếp tục đối thoại, cố gắng nỗ lực kiếm chế các khác biệt. Và chúng ta sẽ thành công, dù không hoàn toàn, vì sẽ mất nhiều thời gian, nhưng ít nhất, chúng ta có thể kiểm soát được các khác biệt. Các nước phải làm như vậy, bởi chúng ta phải chung sống cùng nhau. VietNamNet: Tuy nhiên, ngay tại Huahin, Thái Lan vừa qua, ASEAN đã thất bại trong việc đưa vấ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự. Mà nguyên nhân là việc Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN đã khuyến nghị ASEAN nên tập trung bàn về hợp tác khu vực thay vì tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Nhiều người thất vọng vì sự thỏa hiệp của ASEAN với Trung Quốc trong vấn đề này?
Trong bất kì một cuộc đàm phán nào, kết quả cuối cùng cũng là sự thỏa hiệp. Chúng ta không thỏa hiệp với một quốc gia thành viên cụ thể nào, nhưng tất cả chúng ta phải đồng ý về những vấn đề cụ thể, và những vấn đề khác phải tạm gác sang một bên. Đó là quy trình thảo luận. Chúng ta sẽ tiếp tục can dự, kiểm soát những khác biệt.
Trong năm này, tranh chấp Biển Đông được đề cập và năm khác, vấn đề đó không được nêu lên. Đó phụ thuộc vào sự năng động của môi trường. Kết quả đó phản ánh thực tế là chúng ta vẫn đang tiếp tục thảo luận, và vẫn chưa có giải pháp cuối cùng cho vấn đề này. Và chúng ta vẫn cần tiếp tục.
ASEAN muốn nghe Việt Nam về Biển Đông
VietNamNet: Một thực tế là an ninh con người của người dân ASEAN đã không được đảm bảo. Bằng chứng là tính mạng và tài sản của người dân, nhất là các ngư dân trên Biển Đông đang bị đe dọa. Liệu ASEAN có thể làm gì để bảo vệ quyền con người đúng như tinh thần của Hiến chương ASEAN, cũng như việc ASEAN và các nước đã kí Hiệp ước Thân thiện và Hữu nghị?
Đó cũng là điều chúng tôi muốn nghe từ lãnh đạo Việt Nam. Liệu chúng ta có thể làm gì để kiểm soát vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Chúng ta có thể hợp tác như thế nào. Làm thế nào để giải quyết những khác biệt giữa các nước láng giềng chúng ta.
Một số nước tuy không phải là láng giềng nhưng lại có sự khác biệt trong thương mại, an ninh và chính trị, chủ nghĩa khủng bố.
Có rất nhiều chương trình nghị sự đầy mâu thuẫn và phức tạp trong ASEAN. Chúng ta cần tiếp tục kiểm soát tình hình.
Nhưng có lẽ, chúng ta phải nhìn ASEAN trong thế so sánh, với Trung Đông, châu Phi, để thấy rằng chúng ta đã làm tốt.
Chúng ta đương nhiên vẫn còn những thách thức và chúng ta phải xử lí chúng. Đó là vai trò, là trách nhiệm của lãnh đạo. Và ASEAN kì vọng vào Việt Nam trong vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2010.
VietNamNet: Ban Thư kí ASEAN có gợi ý gì không, thưa ông?
Chúng tôi là công cụ của ASEAN, của nước Chủ tịch. Nếu có thể chúng tôi sẽ thảo luận, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ lắng nghe nước Chủ tịch. Các Ngoại trưởng ASEAN sẽ tới Việt Nam vào tháng Giêng, tại Đà Nẵng. Đây là cơ hội đầu tiên Việt Nam có để đưa vấn đề Biển Đông và các vấn đề khác lên bàn thảo luận.
Lao Động: Với tư cách Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, theo ông, Việt Nam liệu có thể tận dụng cơ hội này để thuyết phục các nước thành viên ASEAN liên quan đến tranh chấp, trở thành một đối trọng trong đàm phán với nước khác về vấn đề Biển Đông?
Vấn đề Biển Đông đủ quan trọng để các nước ASEAN quan tâm và lo ngại. Làm thế nào để đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự là thách thức của vai trò lãnh đạo. Việt Nam sẽ làm thế nào?
ASEAN cần vững mạnh, nắm vai trò chủ đạo trong các vấn đề hợp tác quốc tế và giải quyết xung đột ở khu vực. Quá trình giải quyết tranh chấp Biển Đông phải được gắn với quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. - các học giả kết luận tại Hội thảo Biển Đông tháng 11/2009 tại Hà Nội.
Theo tôi, chúng ta có nhiều vấn đề với các láng giềng, các đối tác đối thoại. Liệu vấn đề nào gây phương hại đến lợi ích của ASEAN và mỗi nước thành viên? Vấn đề nào nên đặt ưu tiên, đưa vào thảo luận và vấn đề nào nên để lại sau?
Tôi nghĩ, ASEAN cần xem xét từng vấn đề cụ thể, kĩ lưỡng. Việc chọn ưu tiên trong các vấn đề đã được lựa chọn và có lợi ích chung của khu vực là trách nhiệm của chung và chúng ta sẽ cùng quyết định chúng. Chúng ta sẽ tìm đồng thuận trong ASEAN về việc các nước thực sự muốn gì.
Lao Động: Dường như ASEAN không đủ mạnh để xử lý vấn đề liên quan tới bên ngoài, và rất có thể, trong tương lai, ASEAN sẽ mất đi vai trò quan trọng của mình?
Việc ASEAN thất bại hay không phụ thuộc vào tất cả chúng ta. Và đó là lí do tại sao phải trải qua tất cả các giai đoạn tham vấn cẩn trọng và kĩ lưỡng. Chúng ta không xây dựng nên một thể chế dựa trên một vấn đề cụ thể, chúng ta phải nhìn vào cả phổ lợi ích của khu vực để quyết định vấn đề nào nên được nêu ra và nêu ra với ai, vào thời điểm nào. Nếu chỉ hạn chế trong một hai vấn đề, chúng ta sẽ không thể mở rộng phổ lợi ích của ASEAN với tư cách một nhóm.
Nhìn vào lịch sử 42 năm phát triển của ASEAN, có thể thấy chúng ta đã trải qua nhiều khủng hoảng cùng nhau, đã từng chia rẽ, và bây giờ chúng ta đoàn kết dưới cùng 1 Hiến chương. Chúng ta còn khác biệt, nhưng chúng ta có lợi ích chung có thể giải quyết cùng nhau. ASEAN phát triển cộng đồng để hội nhập đầy đủ, có vị trí lớn mạnh hơn trên toàn cầu.
Chúng ta cần nhìn vấn đề trong một tiến trình liên tục, chứ không thể kết luận về sự thất bại chỉ với một sự việc cụ thể, như chúng ta hủy việc này thì chúng ta sẽ thất bại. Thực tế không phải như vậy, ngay cả với Liên Hiệp Quốc. LHQ có thể không giải quyết được một số vấn đề, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc LHQ thất bại.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty