TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, December 28, 2009

Chi tiền tỷ xây chợ rồi... bỏ hoang

Bình Phước:
Cập nhật lúc 16:00, Chủ Nhật, 27/12/2009 (GMT+7)
 - Không phải bỏ ra một vài tỷ mà nhiều tỷ đồng xây chợ theo phong trào, không ai kiểm tra giám sát, cuối cùng là để hoang. “Căn bệnh”… chợ hoang trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang hết sức nhức nhối.        
Tiền tỷ phơi mưa nắng  
Phải nói không quá rằng, ở hầu hết các huyện, thị trên địa bàn Bình Phước không địa phương nào là không có chợ bỏ hoang hoặc không phát huy được công năng.
Có mặt tại chợ Minh Đức (xã Minh Đức, huyện Bình Long) PV VietNamNet chứng kiến cảnh tiêu điều, hoang phí đến xót xa. Chợ này được xây dựng năm 2002 với kinh phí trên 280 triệu đồng, từ nguồn kinh phí thuộc chương trình 135 của Chính phủ; nhưng hiện không một bóng người.
Chợ xây dựng theo kiểu phong trào, bệnh “thành tích” làm cho xong kế hoạch tràn lan ở Bình Phước (trong ảnh là chợ Tân Phước) 

Thời gian đầu có 38 hộ đăng ký kinh doanh, được 3 tháng đầu, buôn bán ế ẩm, các hộ tiểu thương đã tự rời bỏ chợ. Lần 2, chính quyền xã tiếp tục vận động, có khoảng chục hộ trở lại kinh doanh, nhưng cũng chỉ được vài ngày lại bỏ chợ do không có khách.
Suốt 7 năm qua, ngôi chợ này bị bỏ hoang và đã xuống cấp trầm trọng. Chị Hà - nguyên là tiểu thương của chợ ngao ngán nói: “Xây chợ ở đây cứ như xây nhà ở vậy, thích thì làm… Ai đời lại xây chợ nơi heo hút thế này”. 
Tương tự chợ Minh Đức là chợ Tân Quan (huyện Chơn Thành) xây dựng xong cuối năm 2006, từng là “mơ ước” của các hộ tiểu thương cũng như người dân trong xã. Tuy nhiên, ngôi chợ có kinh phí trên 1,2 tỷ đồng (cũng từ nguồn vốn thuộc chương trình 135 của Chính phủ) cũng rơi vào cảnh hiu hắt đến khó tin. Hiện xung quanh chợ vẫn còn bừa bộn, thiếu tường rào, hành lang, vỉa hè, bãi đậu xe… Do đầu tư thiếu đồng bộ nên tiểu thương… bỏ chợ ra lề đường ngồi bán tiện lợi hơn. Sau gần 3 năm bị bỏ hoang, hầu hết các cánh cửa đều đổ sập, tường, nền đều nứt nẻ, xuống cấp…Hiện nay người ta chỉ thấy trâu bò vào trú mưa, nắng, tuyệt nhiên không có một bóng người.
Trong “danh sách” lãng phí tiếp theo phải kể tới chợ biên giới Hồng Diệu (xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp), nằm cách cửa khẩu biên giới Hồng Diệu hơn 3km. Ngôi chợ này được Sở Thương mại - Du lịch đầu tư với kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh với “hy vọng” sẽ là nơi giao thương, trung chuyển hàng hóa giữa huyện Keosima (Vương quốc Campuchia) và Bù Đốp (Việt Nam). Thoạt đầu cũng có 52 hộ tiểu thương vào buôn bán nhưng được vài tuần thì họ… "bỏ của chạy lấy người” vì tình cảnh người bán nhiều hơn người mua… Đến nay, chợ biên giới thành “ngôi nhà” hoang, chỉ dành cho trâu bò và thỉnh thoảng đón nhận vài cặp trai gái vào “tâm sự”, tránh sự dòm ngó bên ngoài.
Chợ Minh Đức bỏ hoang nhiều năm nay.

Có thể nói, lãng phí nhất trong “hệ thống” chợ nông thôn tỉnh Bình Phước là chợ Đắk Nhau. Chợ này do Sở Công Thương làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 3 tỷ đồng. Ngày 23/10/2008, chợ Đắk Nhau được nghiệm thu và ngày 30/10/2008 được bàn giao cho đơn vị sử dụng là xã Đắk Nhau.
Tuy nhiên gần một năm nay, chợ Đắk Nhau vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Các tiểu thương không thể vào bên trong mua bán do các hạng mục công trình của khu chợ mới xây này đã xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban quản lý chợ Đắk Nhau khẳng định: “Mặc dù chưa đưa vào sử dụng nhưng toàn bộ hệ thống cửa cuốn của khu chợ này đã bị hư hỏng. Ngay cả hệ thống điện thắp sáng phía bên trong chợ cũng đã hư hỏng khá nặng. Nguyên nhân khiến cho hệ thống cửa cuốn và một số hạng mục bị xuống cấp là do cơn lốc vào chiều ngày 28/3/2009. Do chợ bị xuống cấp nên toàn bộ 214 tiểu thương chợ Đắk Nhau phải di chuyển ra lề đường để buôn bán và hàng ngày… dài cổ chờ ngày vào chợ mới”.         

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, những ngôi chợ do Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng đang bị bỏ hoang nhiều năm là chợ xã Tân Hưng, Tân Phước (Đồng Phú), Bom Bo 2, Thống Nhất (Bù Đăng), Phú Nghĩa (Phước Long)
Tỉnh nhận trách nhiệm, khuyến khích... chuyển công năng?       
Khi được hỏi: “Vì sao không vào buôn bán trong chợ mà ra ngoài lề đường?” - chị Hoàng Bích Anh, tiểu thương chợ Đồng Nai cho biết: “Xây chợ thì phải hỏi tiểu thương, nhưng chủ đầu tư lại đưa ra hội đồng, mà mấy ông ấy cũng là “hội đồng” với nhau, xây chợ để “phết phẩy” hoặc hoàn thành chỉ tiêu để làm đẹp lòng cấp trên thì làm sao chúng tôi buôn với bán?”
Tiếp tục là ngôi chợ Tân Quan bị bỏ hoang, tiểu thương phải ra đường buôn bán...

Giải trình trước cử tri, ông Hồ Văn Hữu - Giám đốc Sở Công Thương Bình Phước thừa nhận Sở chỉ là chủ đầu tư xây dựng 4 chợ (Đắk Nhau, Hoàng Diệu, Tân Quan và Đồng Tâm) với kinh phí 9,83 tỷ đồng. Còn các chợ khác như chợ Tân Phước, Tân Hoà, Phú Sơn, Đồng Nai… có nguồn vốn thuộc chương trình 135 và do các huyện làm chủ đầu tư, không thuộc thẩm quyền của Sở.
Theo ông Hữu, tiểu thương không vào chợ kinh doanh là do nhiều hạng mục công trình xuống cấp, không hàng rào bảo vệ, không cửa khoá. Còn nguyên nhân mà tiểu thương “ngán ngẩm”, bỏ chợ là khi xây dựng, chủ đầu tư đã không bàn với tiểu thương, chợ không thuận lợi cho giao thông, buôn bán.
Còn theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trương Tấn Thiệu, lãnh đạo tỉnh nhận trách nhiệm trước cử tri về tình trạng xây chợ không hiệu quả nêu trên, riêng việc xử lý những chợ hoang – theo ông Thiệu có một cách khác là chuyển công năng hoặc bán đấu giá các ngôi chợ hoang này!?
  • Thuỷ Nguyên

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty