TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, December 30, 2009

Vụ xử ông Trần Anh Kim theo nhãn quan báo chí nước ngoài

Việt Long, phóng viên RFA
2009-12-28
Nhật báo New York Times phát hành hôm thứ Hai 28/12/2009 đã có bài việt về vụ xử nhà tranh đấu cho dân chủ Trần Anh Kim, cũng như phong trào dân chủ tại Việt Nam và đối sách của chính quyền.

RFA PHOTO
Bài báo trên tạp chí TIME của Mỹ về vụ xử ông Trần Anh Kim ở Thái Bình hôm 28-12-2009.

“Âm mưu lật đổ chính quyền”

Trong vụ đầu tiên của một loạt các phiên xử án những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, một toà án hôm thứ hai đã kết án một cựu sĩ quan quân đội 5 năm ruỡi tù giam về tội lật đổ chính quyền, do những hoạt động cho dân chủ của nhân vật này. 
Ông Trần Anh  Kim, 60 tuổi, bị xử án vào lúc chính quyền đang siết chặt thêm sự khống chế những thành phần bất đồng trước thời gian đại hội đảng Cộng sản Việt Nam sớm diễn ra vào năm sau. 
Ông Kim là một trong năm nhà hoạt động bị bắt giữ vào tháng 7, bị truy tố về tội âm mưu lật đổ chính quyền.  
Ký giả Seth Mydan viết rằng các công tố viên đã yêu cầu xử nhẹ, vì ông Kim có lý lịch là cựu quân nhân có chiến thương.  Riêng về điều này, vợ ông Kim là bà Nguyễn Thị Thơm tự ý đến dự phiên toà nói với Việt-Hà của đài Á Châu Tự Do:
“Luật sư Đặng Ngọc Phúc cũng công nhận là ông Kim là người tốt, có truyền thống gia đình, có công lao với đất nước, với dân tộc, và đề nghị tòa xem xét và giảm nhẹ hình phạt cho ông Kim.”

(video: phiên toà xét xử ông Trần Anh Kim. đoạn video này do một người lấy tên là missthuymiss đưa lên youtube)

Ký giả Seth Mydan của báo the New York Times viết tiếp, bốn nhà vận động dân chủ sẽ ra toà vào tháng sau.  Người nổi trội trong số này là luật sự Lê công Định, học ở Mỹ về, từng bào chữa cho những người hoạt động cho nhân quyền, và từng kêu gọi thực hiện nền dân chủ đa đảng.  Bên cạnh đó là Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư tốt nghiệp tại Paris, cùng Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long. 
Họ thuộc trong số hằng chục người bất đồng chính kiến và bloggers bị bắt trong mấy tháng nay do nỗ lực của chính phủ Việt Nam, muốn vạch ranh giới cho quyền ngôn luận công khai, trước khi đại hội đảng diễn ra mỗi năm năm một lần.  Giới ngoại giao và phân tích chính trị nhận xét như vừa nói. 
Bài báo viết tiếp: 
Tại phiên toà sáng thứ hai ở Thái Bình, người bị cáo hiên ngang Trần Anh Kim nhìn nhận ông là thành viên Đảng Dân chủ Việt Nam, một tổ chức bất hợp pháp ở Việt Nam, bao gồm một số đảng phái chi nhánh nhỏ bé và những thành phần chống chính quyền.  
Tháng sáu, ông treo biểu ngữ tại nhà, gọi nhà ông là “Văn phòng Đảng Dân Chủ Việt Nam”  Ông Kim cũng thừa nhận đã tham gia Khối 8406, gồm những người nạp đơn kêu gọi (Nhà nước Việt Nam) tổ chức bầu cử dân chủ và thiết lập một Nhà nước đa đảng. 
Tờ đơn ghi ngày mùng 8 tháng tư năm 2006, từ đó trở thành tên của tổ chức này.  Ông Kim không thuộc 118 nhân vật ký tên trong văn bản đó lần đầu tiên. 
Hồi tháng 3 năm nay, người kiến trúc sư chính của khối 8406 là linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa ra toà cùng với 4 người bất đồng chính kiến khác.  Linh mục Lý bị kết án 8 năm tù giam về tội công khai hoạt động phản cách mạng và có âm mưu với các lực lượng phản cách mạng. 

Tranh đấu cho Tự do, Dân chủ

Những ký giả xem diễn tiến phiên toà chiếu trên màn ảnh truyền hình nội bộ của toà án nơi xét xử ông Kim cho biết ông phát biểu trước toà là ông tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền bằng đối thoại ôn hoà và các phương tiện bất bạo động, ông là người có công trạng, không hề phạm tội.  
Về điều này, vợ ông Kim thuật lại với đài Á Châu Tự Do:
“Anh Kim nói là tất cả những bài viết của anh ấy trên internet, thu thập thông tin đó là tiếng nói ôn hòa tranh đấu của anh ấy. Và những việc mà người ta bảo anh làm thì anh có làm nhưng đấy toàn là phương châm tranh đấu hòa bình và không bạo động, … anh ấy đòi dân quyền dân chủ cho đất nước, và anh ấy không đồng ý với cáo trạng mà người ta ép cho anh ấy. Anh ấy không đồng ý và anh ấy không tâm phục, khẩu phục.”
Chánh án Trần Văn Loan phán rằng ông Kim đã tham gia sự kiện ông ta gọi là tội hình sự có tổ chức chống lại Nhà nước, cộng tác với “những lực lượng phản cách mạng ở Việt Nam và nước ngoài; đó là sự vi phạm nghiêm trọng nền an ninh quốc gia” 
Bài báo của ký giả Seth Mydan trên tở New York Times viết: 
Nơi xét xử ông Kim, tỉnh Thái Bình, là địa danh có nhiều âm vang đối với những người trung thành với Nhà nước Việt Nam cũng như những người chống đối.   Tỉnh duyên hải này là nơi sinh của nhiều anh hùng cách mạng huyền thoại của quân đội và của giới chính trị, trong số đó có những Uỷ viên Bộ chính trị, tướng lãnh cao cấp, và của người Việt Nam đầu tiên lên quỹ đạo, Phạm Tuân. 
Nhưng Thái Bình cũng là quê hưong của những người chỉ trích chính phủ gay gắt nhất, mà người nổi tiếng là nhà văn Dương Thu Hương.  Cuốn tiểu thuyết bị cấm của bà mang tên “Những thiên đường mù” là một sự mô tả cháy bỏng về cuộc sống thời sau chíên tranh ở Việt Nam.  Thái Bình cũng là quê hương của nhà sư Thích Quảng Độ, người vẫn chỉ trích chế độ Cộng Sản mấy chục năm nay. 
Năm 1997, nông dân và công nhân ở tỉnh Thái Bình đã nổi loạn chóng lại các giới lãnh đạo đảng ở địa phương về việc tăng thuế, xâm chiếm đất đai và lạm dụng công quỹ.  Cụôc bạo động khiến chính quyền trung ương nổi giận.  Hà Nội sa thải một số lãnh đạo đảng địa phương nhưng đồng thời cũng mạnh tay đàn áp những cuộc tập trung và những người chống đối.

Ý kiến của Bạn

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được RFA xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty