TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, December 29, 2009

Kỳ 1: Làm 'cửu vạn' - Nhộn nhịp hàng lậu Trung Quốc

Thứ Ba, 29/12/2009, 08:10


TP - Ở Lạng Sơn dịp này, những lối mòn men theo các ngọn đồi, vách núi vùng biên, nhất là khu vực lân cận cửa khẩu, giới buôn hàng lậu đang hoạt động nhộn nhịp. Phóng viên Tiền Phong nhập vai một cửu vạn xuất cảnh sang Trung Quốc...


Cửu vạn cõng hàng lậu từ Lũng Vài (TQ) về Việt Nam qua Cốc Nam

Băng đồi
Văn Lãng những ngày cuối năm 2009 lạnh buốt. Cuốc xe ôm hơn chục cây số từ thành phố Lạng Sơn lên gần cửa khẩu Cốc Nam khiến người tôi co rúm vì lạnh. Qua giới thiệu, tôi được một chủ hàng người Lạng Sơn, tên H., hẹn đến gần chân đồi giáp biên, thuộc thôn Khơi Đa, xã Tân Mỹ (gần khu vực cửa khẩu Cốc Nam) để bắt đầu chuyến xuất ngoại.
Nơi tôi đứng, cách Hang Dơi chỉ vài trăm mét, một điểm nóng về hàng lậu trước đây. Đi sâu vào ngõ nhỏ gần đấy, cảnh người, xe trở nên nhộn nhịp, cánh cửu vạn nai nịt rậm rịch băng đồi. Xe máy chở hàng lậu chầu chực kín trong sân, ngoài ngõ. Trong đó nhiều “con” minsk kềnh càng với giá, gác, dây dợ sẵn sàng. Sát nhà dân, nhiều lều dã chiến che tạm, kê sạp làm giường, chăn, gối để sẵn cho cánh cửu vạn, (cõng vác hàng) xe ôm ngả lưng tranh thủ lúc đợi hàng.
Trước khi khởi hành, H. dặn dò kỹ những tiểu xảo. Tôi gật đầu tỏ ý hiểu hết những gì H. chỉ bảo, H. vẫy tay dứt khoát: “Đi thôi”.
Đi được một đoạn ở chân đồi, xuất hiện túp lều nhỏ che bạt tạm bợ. Một phụ nữ và hai người đàn ông luống tuổi ngồi canh, xuýt xoa bên bếp củi còn hun khói. Ai đi qua đều phải nộp phí 2 nghìn đồng/người và được phát một phiếu nhỏ có đánh số thứ tự và chữ ký làm bằng vỏ bao thuốc lá. Một chị cửu vạn đi cùng nói đó là “phí đường đồi”, vì lối đi lấn vào đất đồi nhà dân, nên họ đứng ra tự thu. Lúc về phải trả lại phiếu, nếu không sẽ phải nộp thêm tiền.
Trên đồi, những lối mòn như đường chuột chạy. Đường dài chừng nửa cây số, nhưng có tới 3 điểm thu phí, giá vé đồng hạng 2 nghìn đồng/lượt. Mạn đồi thuộc phần đất Trung Quốc, đường dốc đứng, đá lô nhô, nhiều hốc đá được tận dụng làm nơi cửu nghỉ và chứa hàng.
Chốt cuối cùng để hoàn thành chuyến “xuất cảnh” sang Trung Quốc, phải chui qua một cánh cửa sắt nhỏ. Người đàn ông Trung Quốc tuổi ngoài 40, thu tiền, khuôn mặt dữ tợn, nhìn tôi, một thoáng nghi ngại rồi cũng phát vé, thu tiền phí 2 tệ/người (gần 6.000 đồng Việt Nam) rồi cho qua. Vậy là, chỉ mất hơn chục ngàn đồng, tôi đã sang đất Lũng Vài (Trung Quốc) nhập vai tìm hiểu con đường buôn lậu của nhóm người này.


Hàng lậu sau khi qua biên giới được đưa về Đồng Đăng và TP Lạng Sơn tập kết

Ứ hàng vì ngóng Hải quan
Chỉ đứng khoảng mươi phút ở Pò Chài, hàng chục xe ba gác, xe tải 5-7 tấn của chủ hàng người Việt đã đùn hàng đầy bãi sát biên. Theo quan sát của PV Tiền Phong, hàng đổ bãi từ quần áo, vải góc, chăn, tất, mũ, túi xách, hàng điện tử, mỹ phẩm, văn phòng phẩm; dầu thơm, mặt hàng tiêu dùng khác… Hàng thường đóng thành kiện, thùng các tông cân đối với mỗi chuyến gùi của cửu vạn.
Phần lớn cửu vạn mưu sinh nơi biên ải là nữ (đa phần là dân giáp biên), trang bị nai nịt, dây chằng và lúc nào cũng trong tư thế hành quân. Lực lượng phản ứng nhanh này, chỉ cần có lệnh của chủ hàng, lập tức cõng hàng băng đồi về kho tạm trữ.
Bắt chuyện một chị cửu vạn đang khom lưng buộc thắt dây kiện hàng, chị này nói: “Tôi tên Lương, hơn 30 tuổi, người ở Tân Mỹ, bên kia đồi. Không biết buôn bán, vợ chồng phải cõng hàng để nuôi ba đứa con nhỏ thôi. Đây là hàng quần áo của bà chủ người Vĩnh Phúc, đánh về Hà Nội”.
Nhờ tôi nâng kiện hàng, chị Lương kể: “Tôi làm việc này đã được gần 7 năm. Chủ hàng là mối làm ăn quen biết lâu nay, lúc cần, họ ới một tiếng là phải có mặt, bất kể đêm hay ngày. Bà chủ cũng “kén cá chọn canh” lắm, khi thuê cũng phải chọn ai rành đường đi nước bước ở đây. Mỗi chuyến hàng trót lọt được trả 50-80 nghìn đồng, tùy từng loại hàng và đường đi dốc đá hay đồi đất”.
Kiện hàng chị Lương vừa gùi lên lưng, thì ở lối mòn bên Lũng Vài, giới cửu đã xì xào nhau “Chim lợn báo tắc rồi” (Chim lợn là từ lóng chỉ những đối tượng được chủ hàng thuê canh chừng cán bộ Biên phòng và Hải quan). Ngược lại lối mòn cũ, mới biết hai nhân viên Hải quan đang đứng ở “chòi gác lậu” trên đỉnh đồi. Đầu “tắc”, khiến nửa đồi bên kia đường biên, hàng ngổn ngang, dồn ứ từng dãy nối đuôi nhau.
Hàng trăm cửu vạn có thời gian thư giãn, ngồi buôn ở quán nước hoặc chia nhóm đánh phỏm tại chỗ. Một số cửu, trải hàng tranh thủ đánh một giấc. Cạnh chòi gác của Hải quan, cánh đổi tiền, chủ hàng đăm chiêu, mắt dõi theo từng động thái của lực lượng chức năng để điều hàng.
Thấy tôi đi tay không, một chủ hàng nhờ kèm cho một kiện nhỏ sang bên kia đường biên. Chị cửu này nói: “Hải quan còn ngồi đó, bọn chị cõng nhiều phải ăn chực nằm chờ ở đây thôi, không đi được. Chú đi tay không với xách một ít hàng, họ không hỏi đâu”. Khi hỏi sao hàng chất đống ở đây nhưng không bị bắt, chị chủ hàng cho biết, đây là phần đất của Trung Quốc, không vấn đề gì. Bọn chị đợi hải quan chểnh, là cho cửu chạy luôn thôi. Khi bị bắt, thì buộc phải cướp hàng.



Chim lợn
Chim lợn là người anh em không thể thiếu với giới chạy hàng vùng biên.  Đây được xem là điệp viên chuyên theo dõi động tĩnh của lực lượng chức năng, sau đó báo cho “hoa tiêu” là chủ hàng để điều những chuyến hàng.
Qua điếu thuốc làm quen, một cửu vạn đang tựa đống hàng trên đỉnh đồi chậm rãi: chim lợn rải khắp nơi, với đủ thành phần, từ dân địa phương, cửu vạn, mối hàng, người đổi tiền… Chim lợn được trang bị bộ đàm, ít nhất hai chiếc điện thoại di động dùng cả sim số Việt Nam và Trung Quốc. Thông tin của chim lợn có thể được các chủ hàng dùng để “thanh toán” nhau (báo cho lực lượng chức năng) khi mâu thuẫn.
Trong làn khói thuốc như mờ đi vì lạnh, một cửu kể, đa phần hàng này cõng về sẽ tập kết ở Tân Mỹ, Tân Thanh và về các kho hàng ở Đồng Đăng. Theo tìm hiểu của PV, dọc quốc lộ 4B, 1A tuyến từ Đồng Đăng về thành phố Lạng Sơn cứ chập choạng tối và thời điểm 1 đến 3 giờ sáng, những chiếu xe minsk và “xe cóc” (ô tô bình thường dùng chở khách, khi cần chở hàng lậu) phóng bạt mạng để tránh lực lượng chức năng, đổ hàng về các kho lẻ ở thành phố Lạng Sơn.
Một chủ hàng cho hay, đánh hàng từ Trung Quốc đặt cược hoàn toàn cho đội vận chuyển, nghĩa là nếu bị bắt, sẽ phải hoàn tiền toàn bộ hàng cho chủ, nên các đội xe “liều mình như chẳng có” để chạy hàng. Đặc biệt, qua đoạn Dốc Quýt, khi lực lượng kiểm tra liên ngành làm căng, những con minsk lợi thế, sẽ lách trạm này qua những ngả đường vòng xung quanh.
Phạm Anh
Còn nữa

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty