TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, December 30, 2009

Kinh doanh quyền chức – Nghề kinh doanh lãi nhất (?)

"Kinh doanh" quyền chức - Một hiện tượng đáng lo ngại
CANT: 08:48-29/12/2009
LTS: Chuyện "chạy chức chạy quyền" xảy ra lâu nay ở một số nơi đã khiến không ít nhà lãnh đạo cũng như người dân quan tâm, lo lắng, thậm chí trở thành đề tài chất vấn tại Diễn đàn Quốc hội. Đây là một hiện tượng không phổ biến song rất đáng lo ngại và cần được đấu tranh loại trừ.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều bày tỏ góc nhìn riêng về hiện tượng này.
Trong một cuộc họp giao ban quận huyện của Hà Nội mới đây, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đã thẳng thắn nói: "Cơ chế có những sơ hở khiến nhiều người giàu bất thường, họ có quyền lực nên người khác cứ đưa hối lộ cho dù họ không đòi". Câu nói của ông rõ ràng làm cho ai cũng hiểu được rằng có quá nhiều người giàu lên một cách vô lý. Họ giàu không bởi trí tuệ, không phải tìm ra một con đường kinh doanh xuất chúng và không phải bởi những sự lao động không mệt mỏi của họ mà bởi được hối lộ. Ai được hối lộ? Tất nhiên chỉ là những người có quyền có chức mà thôi.
Không phải ngẫu nhiên mà dân gian xì xào với nhau, "kinh doanh" quyền chức là thứ kinh doanh lãi nhất.
Bởi thế, mua quan bán chức đã trở thành vấn đề gây đau đầu ở Việt Nam. Trong kỳ họp Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng một cách kiên quyết về vấn đề này.
Ai cũng biết rằng hậu quả của việc mua quan bán chức là trực tiếp làm suy yếu hệ thống quản lý nhà nước và đẩy đất nước vào ngõ cụt, không chỉ trong việc phát triển đất nước mà trong cả nhân cách của một thể chế.
Bên cạnh đó, nạn mua quan bán chức sẽ là bức "tường lửa" nhưng không gây ra hoả hoạn để ngăn chặn những người có tài, có đức có thể giúp điều hành quản lý xã hội.
Ảnh minh họa: Tuổi trẻ
Những câu chuyện mà người dân vẫn nói với nhau trong công sở, trong quán cà phê... về sự giàu có của nhiều người có chức có quyền nghe mà kinh hãi. Đấy là chỉ nói đến những tài sản mà người xã hội nhìn thấy thôi. Những tài sản đó có thể không mang tên người có chức có quyền đó nhưng mang tên vợ hoặc chồng họ, con cái họ, cháu nội cháu ngoại họ nữa...
Nếu thực sự chống tham nhũng thì chúng ta chỉ làm điểm một số người có quyền có chức xem nguồn gốc những tài sản đó của họ từ đâu ra? Giải pháp tưởng đơn giản, nhưng chúng ta có thực sự muốn chống tham nhũng không và ai sẽ dám đi đầu trong chuyện này?
Các tổ chức chống tham nhũng của chúng ta hiện nay sẽ chống tham nhũng những ai và bằng cách nào khi những người đứng đầu tổ chức chống tham nhũng ở cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp huyện rồi đến các cơ quan... lại là những người đứng đầu thành phố ấy, tỉnh ấy, huyện ấy hay cơ quan ấy?
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói rằng hiện có tình trạng tham nhũng không phải do cơ quan, tổ chức phát giác mà đa phần do quần chúng...
Không phải là các cơ quan, các tổ chức... kém năng lực mà là họ không dám làm.
Bởi thế, chỉ khi những người dân là những người trong tổ chức chống tham nhũng thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng mới có hiệu quả.
Nhân dân sẽ đề cử các thành viên vào các tổ chức chống tham nhũng. Đó là những người có trình độ, có lương tâm và không được có quyền chức.
Chúng ta ai ai cũng hiểu rằng: kẻ tham nhũng đương nhiên phải là những người có quyền có chức chứ nhân dân thì tham nhũng bằng cách gì. Bởi một chữ ký của người có quyền có chức là có thể giúp cho một nhà thầu, một công ty, một doanh nhân sau một đêm ngủ dậy bỗng có trong tay hàng trăm tỉ. Hoặc một chữ ký cho một người vào vị trí này hay vị trí kia và với vị trí đó họ có thể thu mỗi năm hàng chục tỉ.
Bí thư Phạm Quang Nghị nói những người có quyền cho dù không đòi hỏi gì nhưng cứ bị hối lộ. 500.000 đô la không hạ gục được sự liêm khiết của người lãnh đạo đó thì 1.000.000 đô la. Nếu 1.000.000 đôla không đủ mạnh để hạ gục thì nhiều đô la hơn nữa... Bức thành trì liêm khiết của con người cũng có lúc bền vững hơn dãy Trường Sơn nhưng nhiều khi chỉ yếu như tờ giấy bị thấm nước.
Hơn nữa, người nhận hối lộ luôn luôn tin tưởng rằng có phải một mình mình nhận hối lộ đâu, quanh mình nhiều người lắm. Bằng chứng là mình cũng hối lộ để có được vị trí hiện thời của mình cơ mà.
Những nguồn lợi khổng lồ từ vị trí quyền lực làm cho biết bao người mơ ước quyền lực. Và thế là cuộc chạy đua bằng tiền để chiếm lấy quyền lực là những cuộc chạy đua không khoan nhượng, không lương tâm và chẳng vì nhân dân hay đất nước gì cả.
Cách đây khoảng 10 năm, trong một lần làm việc với huyện Mai Châu, Hoà Bình, tôi thấy số tiền mà Nguyễn Văn Mười Hai làm thất thoát của Nhà nước bằng tổng thu nhập của huyện Mai Châu trong 80 năm. Nghĩa là tất cả Huyện uỷ, UBND và nhân dân các ngành nghề của huyện Mai Châu làm gần một thế kỷ mới bằng số tiền "lấy cắp" hợp pháp của ông Mười Hai. Mà số tiền ấy so với một người có quyền có chức nào đấy thời nay nhận hối lộ hay tham nhũng như báo chí đã phanh phui thì chỉ bằng muối bỏ bể.
Câu chuyện về một đồng chí lãnh đạo đem nộp tổ chức tiền cấp dưới và những người nhờ vả mừng tuổi trong một cái tết đơn sơ đã là 4 tỷ thì hỏi tiền lại quả hay tiền chạy chức chạy quyền sẽ là bao nhiêu ? Hỏi thì hỏi vậy thôi chứ biết làm thế nào. Mà có biết làm thế nào thì ai làm?

Source: http://www.ninhthuan.gov.vn/congan/cms/?m=6&act=view&id=939&f=1

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty