Chí sĩ PHAN BỘI CHÂU
Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển (Nxb Văn Học):
Lý Thụy đã bán Phan Bội Châu cho thực dân Pháp?
Chúng tôi vừa nhận được vài thông tin của một bạn đọc giấu tên, liên quan đến cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com.
Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức “Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc”, nhưng sau đó Lý Thuỵ và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1 - Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.2 - Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.
Như
chúng ta đã biết Hồ Chí Minh trong giai đoạn ấy có bí danh là Lý Thụy.
Và như thế, căn cứ vào cuốn tự điển này, chính Hồ Chí Minh đã bán Phan
Bội Châu cho thực dân Pháp với những lý do đã nêu trên. Đến nay, vẫn có
nhiều tranh cãi trong giới quan tâm về sử Việt về tính xác thực chung
quanh sự kiện này.
Vì
không có phiên bản của cuốn tự điển để kiểm chứng, chúng tôi không bảo
đảm hoàn toàn sự xác thực của thông tin. Xin thận trọng đăng ở đây để
các bạn phân tích và làm vấn đề được sáng tỏ hơn.
Xin gửi kèm những bức ảnh chụp để tham khảo:
Nguồn bài: X-Cafevn - 29.12.2009
——————
Quyển
này lâu lắm rồi mới thấy xuất hiện trở lại. Cám ơn NXB Văn học đã tái
bản giúp đọc giả có được quyển sách có giá trị. Quyển này rất cần cho
tất cả mọi người, những ai thích đọc. Trong ngôn ngữ Tiếng Việt của
chúng ta có rất nhiều từ Hán Việt, mà qua thời gian có một số từ thông
dụng hoặc thành ngữ thông dụng đã hòa tan vào dòng chảy ngôn ngữ của
chúng ta, đôi khi ta không để ý. Tuy nhiên, còn một số thành ngữ, điển
tích mà đôi khi ta đọc báo hoặc bắt gặp đâu đó nhưng không hiểu hoặc
hiểu sai hoặc cho qua không để ý trong lúc đọc. Điều này thật đáng tiếc.
Ngoài
ra, cuốn sách này ghi chép tất cả những danh nhân nước nhà, sắp xếp
theo mẫu tự A, B, C… để khi cần tra cứu tiểu sử, công nghiệp, văn
nghiệp của các vị anh hùng dân tộc, của các nhà cách mạng, của các văn
hào, thi sĩ, bạn đọc sẽ tìm thấy ngay, đỡ mất thì giờ.
Do
đó các bạn nên tìm quyển này và để dành đọc từ từ. Nó không khô khan
như quyển tự điển thông thường. Có thể liệt nó vào thể loại sách “sưu
khảo” cũng được. Tôi không quảng cáo giùm nhà xuất bản, nhưng quyển này
cần lắm.
Những trích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách
Quyển
“THÀNH NGỮ - ĐIỂN TÍCH - DANH NHÂN TỪ ĐIỂN” sở dĩ có là để góp mặt với
các bậc đàn anh trong việc tài bồi nền văn học nước nhà. Dù những thành
ngữ điển tích rút ra từ những chữ, những điển cố vay mượn trong các
sách Tàu viết bằng Hán văn, nhưng nếu đã biên soạn bằng Việt văn và
những lời dẫn giải cũng được chú thích bằng Tiếng Việt, thì không thể
xem đó là một quyển “Thành ngữ Điển Tích” của người Tàu được.
“THÀNH
NGỮ - ĐIỂN TÍCH - DANH NHÂN TỪ ĐIỂN” của GS.Trịnh Vân Thanh in quyển I
năm 1966, quyển II năm 1967 tính đến thời điểm này là 40 năm. Chặng
đường dài đó cho thấy giá trị đóng góp của quyển sách là không nhỏ
trong việc tiếp cận với nền văn hoá Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc. Có
thể nói bộ sách là một công trình khoa học biên khảo hoặc là một bộ
sách văn hoá ứng dụng. Để biên soạn được khối lượng trang sách hơn 1000
trang, tác giả đã phải tích luỹ, sưu tập, đối chiếu so sánh hàng trăm
ngàn các tư liệu khác nhau để vận dụng mục từ của mình. Các mục từ được
giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ, thận trọng và chi tiết. Có thể nói rằng, khó
có một cuốn sách tra cứu nào lại giải thích đầy đủ như vậy, đặc biệt là
các từ Hán Việt.
Những nội dung khác
Làm
một quyển từ điển - mới nghe qua thật là vĩ đại. Thật ra, đây chỉ là
một công việc góp nhặt, ghi chép, tra cứu, phiên dịch những gì đã có
trong những sách khác. Soạn giả chỉ cần chịu khó bỏ ra một thời gian
nào đó - 10 hay 15 năm chẳng hạn, để sắp xếp những tài liệu sưu khảo
trong các sách thành hệ thống.
Công việc làm từ điển của người trước khó khăn bao nhiêu, thì những người đi sau lại dễ dàng bấy nhiêu.Ngoại trừ những tài liệu viết bằng chữ quốc ngữ, phần nhiều văn thơ của ta dùng rất nhiều điển cố, lấy những truyện xưa tích cũ trong các kinh điển để giãi bày tâm sự thầm kín, cốt cho lời văn thêm phần trang trọng, chữ dùng ít mà ý nghĩa cao xa. Do đó, đọc cổ văn mà không am tường điển cố, ta không biết tác giả muốn ngụ ý gì.
Nhưng trường hợp trong thập thủ liên hoàn của thi hào Nguyễn Đình Chiểu khóc Phan Thanh Tòng, con trai của cụ Phan Thanh Giản tử trận tại Giòng Gạch, Ba Tri, có câu:
“Tinh thần hai chữ phau sương tuyết,
Khí phách ngàn thu rỡ núi non.
Gẫm chuyện ngựa Hồ chim Việt cũ,
Lòng đây tưởng đó mất như còn”.
Còn nhớ trong tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều vỏn vẹn có 356 câu thơ song thất lục bát, mà trên 200 câu dùng điển cố. Nào những “gấm nàng Ban”, “đàn anh họ Lý”, “bậc chị chàng vương”, “bệnh Tề Tuyên”. Không những học sinh phải điên đầu vì những câu văn súc tích rút ở những điển xưa, mà giáo sư giảng những bài cổ văn này cũng khó nuốt trôi, trừ những người thông thạo Hán văn.
Quyển “Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển” sở dĩ có là để góp mặt với các bậc đàn anh trong việc tài bồi nền văn học nước nhà. Chúng tôi mạn phép nghĩ rằng: Dù những thành ngữ điển tích rút ra từ những chữ, những điển cố vay mượn trong các sách Tàu viết bằng Hán văn, nhưng nếu đã biên soạn bằng Việt văn và những lời dẫn giải cũng được chú thích bằng tiếng Việt, thì không thể xem đó là một quyển “Thành ngữ điển tích” của người tàu được.
Giáo sư Hổ Hữu Tường trong phần định nghĩa về “Việt Nam văn học sử”: “khi nói rằng Việt Nam văn học sử thì ta phải định nghĩa cho hẳn hoi. Ở đây ta viết sử của văn học, của văn chương viết bằng tiếng Việt chăng? Đó là quan niệm thông thường trong thế giới. Không phân biệt nòi giống, màu da, hễ sáng tác bằng thứ tiếng nào, thì tác giả được liệt vào văn học sử của nước ấy. Chính cái quan điểm này đã được các nhà viết văn học sử công nhận: Theo quan niệm này, Việt Nam văn học sử là lịch sử văn học viết bằng tiếng Việt, dẫu cho người viết là nước nào…”.
Vì những lẽ trên đây, cuốn sách chỉ ghi âm những câu Hán văn bằng chữ Việt, kèm theo những lời chú thích cũng bằng tiếng Việt, dù biết như vậy sẽ khiến cho người đọc muốn tra chứ nguyên tác gặp nhiều trở ngại. Nhưng, như đã trình bày ở trên, cuốn sách này mong muốn tất cả những điển xưa tích cũ dùng trong văn thơ viết bằng chữ quốc ngữ phải được liệt vào văn học sử Việt, nếu được xếp vào loại sử của văn học hay của văn chương Việt Nam.
Thêm vào phần “Thành ngữ điển tích”, cuốn sách ghi chép tất cả những danh nhân nước nhà, sắp xếp theo mẫu tự A, B, C… để khi cần tra cứu tiểu sử, công nghiệp, văn nghiệp của các vị anh hùng dân tộc, của các nhà cách mạng, của các văn hào, thi sĩ, bạn đọc sẽ tìm thấy ngay, đỡ mất thì giờ.
Quyển “Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển” hoàn thành sau một thời gian hơn 10 năm biên soạn, phiên dịch. Thời gian này, so với những công trình khảo cứu vĩ đại hàng 3, 4 chục năm trở lên, chỉ là một ngọn nến yếu ớt bên cạnh một cây đuốc sáng rực.
Tuy nhiên, quyển sách ra đời giữa lúc “củi quế gạo châu” mà phương tiện tài chính lại có giới hạn đã nói lên sự cố gắng không ngừng của nhóm siêng học. /.
Source: http://rfvn.com/?p=10311
No comments:
Post a Comment