TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, December 29, 2009

"Nhân thân tốt" - thuật ngữ của năm 2009

Tác giả: Đoan Trang

>> Những phát ngôn ấn tượng năm 2009

Loạn giá vàng, hàng trăm nhà đầu tư ôm hận

Chỉ trong hai ngày (11-12/11), giá vàng đã điên loạn sốt rồi hạ nhiệt, khiến bao nhiêu người kinh doanh rơi vào tình cảnh khổ sở: đổ xô đi mua vào lúc giá vàng sốt cao nhất (28-29 triệu đồng/lượng), sau đó thất thểu chờ bán với giá 25-26 triệu đồng/lượng.

Và đây là ý kiến của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu: "Trong lúc thị trường vàng bất ổn, người dân phải tỉnh táo, xâu chuỗi thông tin và bình tĩnh nhìn nhận để quyết định nên hay không nên mạo hiểm theo kiểu "bầy đàn".

Tôi cũng muốn chia sẻ với người dân rằng, khi nắm giữ tài sản thì phải tìm cách bảo quản giá trị của chúng bằng những kênh đầu tư một cách an toàn và có lợi, tránh lãng phí của cải bằng cách đầu cơ theo phong trào một cách không cần thiết, đồng thời tạo nên sự bất ổn cho thị trường".

Thất thểu ngồi chờ bán vàng tháo lỗ. Ảnh: VNE

Chúng ta ghi nhận những chia sẻ của Thống đốc NHNN với người dân, và tin rằng ở cương vị quan chức đứng đầu hệ thống ngân hàng, ông đã thông cảm và có trách nhiệm với những nỗi lo của dân chúng. Phát biểu của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đáng nhớ vì thế.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng: Với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, NHNN cũng có phần trách nhiệm trong việc để xảy ra vụ "loạn giá" này. 18 tháng liền Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng, trong khi lại xuất khẩu lượng vàng khá lớn vào đầu năm. Điều này góp phần gây ra trận sốt vàng của tháng 11.

Ngoài ra, từ giác độ kinh tế vĩ mô mà xét, không thể trách người dân không hiểu biết mà vẫn lao vào đầu tư theo tâm lý "bầy đàn". Bản chất của kinh doanh là mạo hiểm, nếu ai cũng không thích mạo hiểm và chờ đến khi hiểu biết mới đầu tư thì đã chẳng tồn tại thị trường kinh doanh vàng, chứng khoán, hối đoái, bất động sản…

Hiện tượng đầu tư và đầu cơ theo phong trào, "bầy đàn" chỉ cho thấy một điều: Thị trường của chúng ta quá thiếu thông tin minh bạch và quá thừa rủi ro, đến mức người dân không thể, không dám tin vào chính mình mà cứ phải "ngó sang bên xem thế nào".

"Điều chỉnh tăng" tỷ giá hối đoái

Cũng trong lĩnh vực kinh tế, một sự kiện khác cũng khiến doanh nghiệp và người kinh doanh phải đặc biệt chú ý, đó là việc NHNN quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 17.961 VND/USD, áp dụng từ ngày 26/11.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết: "Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND mà chỉ điều chỉnh linh hoạt tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, dựa trên mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế. Vì thế, đã quyết định điều chỉnh nhanh để can thiệp".

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: VNN

Lời khẳng định "chỉ điều chỉnh linh hoạt" chứ "không phá giá VND" cũng là một phát ngôn đáng nhớ, thể hiện mong muốn bình ổn thị trường, bình ổn tâm lý doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư.

Tuy vậy, dù gọi là gì thì đây vẫn là một quyết định kịp thời, đưa tỷ giá chính thức về gần sát tỷ giá trên thị trường tự do, tạo động lực cho doanh nghiệp và người dân bán USD cho ngân hàng thay vì găm giữ, nhờ đó làm giảm căng thẳng về cung - cầu ngoại tệ.

Mặt khác, tỷ giá tăng chắc chắn có ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Cho nên, quyết định điều chỉnh tỷ giá xứng đáng được coi là một sự kiện kinh tế quan trọng của năm.

Điện hạt nhân và những câu hỏi đặt ra

Cũng thu hút sự chú ý của dư luận như đại dự án khai thác bô-xít, tuy không gây tranh cãi gay gắt bằng, là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Mối quan ngại lớn nhất xoay quanh khả năng sản xuất điện hạt nhân an toàn, tránh những tác động tiêu cực, thậm chí nguy hiểm đối với môi sinh và con người, trong khi nước ta thiếu trầm trọng nhân lực cho ngành này, và nỗi lo về gánh nặng nợ quốc gia.

Một số phát ngôn tiêu biểu:

- GS.TS. Hoàng Đức Lượng (Bộ KH&CN): Nếu chỉ trông chờ vào đội ngũ hiện có và các cơ sở đào tạo hiện nay, chắc chắn Việt Nam sẽ thiếu nghiêm trọng nhân lực cho ngành điện hạt nhân sau 14-15 năm nữa.

- ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương: Nếu vay tới 75-85% vốn đầu tư, tức là phải lệ thuộc vào tài chính của nước ngoài thì liệu có làm chủ được mình? Điện hạt nhân trở thành gánh nợ của con cháu.

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: Tuổi trẻ

Còn các ý kiến ủng hộ đến từ thực trạng, nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam đang và sẽ là rất lớn, trong khi các nguồn nguyên nhiên liệu đang dần cạn kiệt, chúng ta có nguy cơ thiếu điện.

- Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng: Từ năm 2015 trở đi ta phải tính đến nguồn thay thế dần năng lượng hóa thạch truyền thống của ta. Vì than đang cạn dần, dầu khí cạn rất nhanh và cho đến giờ ta không có thêm năng lượng thay thế.

Sự phức tạp của vấn đề và các ý kiến trái chiều khiến quyết định của QH (biểu quyết thông qua hay bác dự án điện hạt nhân Ninh Thuận) trở nên căng thẳng, chịu nhiều sức ép.

Cuối cùng, QH đã bỏ phiếu thông qua dự án này. Quyết định nào cũng có thể được lòng người này mà làm mất lòng người kia, việc QH tán thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng vậy.

Tuy nhiên điều đáng nói trong câu chuyện điện hạt nhân, là cũng như với đại dự án bô-xít, do được mở rộng thông tin và tầm nhìn, người dân giờ đây đã rất quan tâm và có mong muốn được theo dõi, giám sát những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, thậm chí đến cả một lĩnh vực tưởng như rất phức tạp và xa vời là điện hạt nhân.

Cách đây chỉ khoảng chục năm, nếu các dự án như khai thác bô-xít, sản xuất điện hạt nhân có được đưa ra, cũng không chắc đã thu hút sự chú ý của dư luận như ngày nay. Sự thay đổi này là một điều đáng mừng.

Câu chuyện "nhân thân tốt"

Không gian pháp đình ở Việt Nam năm 2009 nóng lên với một số vụ án lớn và một khái niệm bỗng trở thành "thuật ngữ" phổ biến: nhân thân tốt.

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ. Ảnh: VNE

Vụ án gây ồn ào trong dư luận, gọi tắt là vụ PCI, đã khép lại với kết luận của tòa án: "Bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ có nhân thân tốt, có quá trình cống hiến lâu dài, gia đình có công với cách mạng, quá trình làm việc đã đạt được nhiều thành tích tốt được biểu dương.

Tương tự, bị cáo Lê Quả cũng có quá trình hoạt động cống hiến lâu dài, bản thân là một nhà hoạt động khoa học đạt được nhiều thành tích, nhân thân tốt, hiện bị cáo đã về hưu, sức khỏe yếu… do đó cần phải xem xét, giảm nhẹ hình phạt".

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, tuy nhiên, vấn đề là không đầy hai tháng sau, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc Sương bị TA tỉnh Cần Thơ xử 8 năm tù, buộc bồi thường 4,3 tỷ đồng, mặc dù bà có "nhân thân tốt" là Anh hùng Lao động. Ngoài ra, lá đơn của 110 người dân xin ở tù thay cũng nói lên phần nào "nhân thân tốt" của bà Sương.

Trước hai mức án quá chênh lệch, nhiều người không khỏi thắc mắc: Khi nào thì "nhân thân tốt" được tính là yếu tố để tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt? Hay nói chung, công, tội phải rạch ròi?

Câu chuyện "nhân thân tốt" cũng cho thấy một thực tế: Sự hiểu biết, kiến thức về pháp luật của người dân ở ta còn rất hạn chế; bản thân nền tư pháp Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện rất nhiều để không còn những bản án gây bức xúc cho quá đông dư luận; và cuối cùng, đường tới Nhà nước pháp quyền… ở ta phải chăng vẫn còn là "đường xa vạn dặm"?

Nhức nhối ở một loạt tập đoàn kinh tế Nhà nước

Trong vòng 8 năm trên cương vị TGĐ và nay là Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV), ông Đoàn Văn Kiển hai lần bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng. Tháng 9 năm nay, ông bị cách chức.

Một trong những sai lầm, khuyết điểm của ông Kiển là buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng khai thác than trái phép kéo dài (trong đó có hiện tượng cán bộ thuộc TKV móc ngoặc, bán than ra ngoài), góp phần làm tình hình buôn lậu than thêm phức tạp. (10 triệu tấn bị xuất lậu sang Trung Quốc, tính tới năm 2008).

Ông Đoàn Văn Kiển. Ảnh: Tiền Phong

Ở địa vị người đứng đầu một tập đoàn lớn trong một ngành công nghiệp lớn, ông Đoàn Văn Kiển tất nhiên phải chịu trách nhiệm về thực trạng đó. Dù vậy, trong những phát biểu của ông Đoàn Văn Kiển, có một điểm chúng ta cần lưu ý:

"Có sự vênh nhau giữa quy định của Luật Khoáng sản và Điều lệ của TKV. Nên nếu chỉ xét theo luật thì TKV sai, nhưng xét theo Điều lệ thì TKV không sai… Rõ ràng cơ chế chính sách cần có những điều chỉnh cho phù hợp".

"… Trong cơ chế của mình nhiều cái ràng buộc, DNNN không phải muốn làm gì thì làm, không phải cái gì mình cũng tự quyết được".

Đây là một thực tế cần được xem xét: sự ràng buộc của cơ chế đối với doanh nghiệp (tư nhân cũng như Nhà nước).

Trở lại với những gì vừa xảy ra ở Nông trường Sông Hậu, nơi bà cựu giám đốc vừa bị kết án về tội lập quỹ trái phép. Mặc dù trên thực tế, gần như DN nào ở Việt Nam cũng có thể lập quỹ để chi những khoản không thể không chi (ví dụ tiếp khách), nhưng chiểu theo luật, làm thế là phi pháp. Đó chính là "cái bẫy" của cơ chế mới mà hai cha con bà Trần Ngọc Sương đã rơi vào, tạo ra một vụ án với nhiều day dứt.

Bà Ba Sương. Ảnh: Đất Việt

Những tháng cuối năm, dư luận lại một lần nữa sôi lên khi kiểm toán công bố thu nhập của một số lãnh đạo ở SCIC: 78,7 triệu đồng/tháng. Trong khi hiệu quả đầu tư của SCIC còn chưa rõ ràng, gần một nửa số doanh nghiệp SCIC tiếp nhận chỉ đạt lợi nhuận dưới 10%, nhiều đơn vị còn thua lỗ…

Những thông tin về SCIC mà dư luận ghi nhận được lại bổ sung thêm nhức nhối về hoạt động của khối DNNN. Mặc dù, theo các chuyên gia về quản trị, nếu vượt qua được các vướng mắc về cơ chế quản lý và vận hành, DNNN có thể nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động.

Cơ chế, phải chăng toàn bộ vấn đề nằm ở cơ chế?

Bên cạnh yếu tố con người, câu chuyện cơ chế chắc sẽ còn được đặt ra dài dài, bởi đó có lẽ đang là vật cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở nước ta hiện nay.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty