TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, January 27, 2010

Bài 6: Cám cảnh làng rau ngày cận Tết

Cập nhật lúc 08:39, Thứ Tư, 27/01/2010 (GMT+7)
 - Trở lại cụm dân cư Bằng A (phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) trong cái rét tê tái của những ngày cận Tết Canh Dần mới thấy hết nỗi phiền muộn của người dân nơi đây. Chỉ sau một tháng, không khí trong làng đã thay đổi hẳn.

Trước đó, những người nông dân chăm chỉ luôn bán mặt trên những ruộng rau nay thì họ rất nhàn. Tuy vậy, nhàn nhưng không đồng nghĩa với sự sung sướng. Họ đang thất nghiệp. 


Ngày bị cưỡng chế họ không dám ra vì “sợ”, chỉ biết ngồi ở nhà nghĩ tới những ngày tới sẽ sống bằng gì, lấy tiền đâu cho con học, nhất là khi Tết Canh Dần sắp đến. Có người dũng cảm ra đồng thì chỉ biết gạt đi những giọt nước mắt khi nhìn thấy cảnh những ruộng rau cần xanh tốt quá đầu gối bị máy móc cào đi.

Những giọt nước mắt, người dân ở đây đã kìm nén bao lâu, nay thấy có người về hỏi thăm, dường như họ trút hết nhưng chắc không thể hết nỗi niềm vì giọng người nào cũng nghẹn lại....

Mất hết ruộng, chỉ biết… đi chơi!

Ngày đến làng Bằng A cách đây độ 1 tháng, ấn tượng đầu tiên là những cánh đồng rau xanh ngát đập vào mắt. Theo những người dân nơi đây cho biết thì ngày trước người dân ở đây có trồng rau nhưng không nhiều. Trước năm 1997 thì mỗi năm họ trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Nhưng từ khi khu đô thị mọc lên bên cạnh, chuột phá hoại mùa màng nhiều quá nên người dân đã chuyển sang chuyên trồng rau. Và sự chuyển đổi đó đã mang lại hiệu quả cao, nhiều gia đình làm được cả nhà nhờ trồng rau.


Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Chỉ sau 1 tháng, mọi thứ ở Bằng A đã thay đổi hẳn. Những ruộng rau xanh ngát "trang điểm" cạnh khu đô thị nay đã biến mất. Hình ảnh những người nông dân nay biến mất, thay vào đó là hình ảnh của máy móc đang ngày ngày hoạt động. Ảnh: Duy Tuấn

Thế mà, chỉ sau một tháng trở lại đây, cảnh tượng đã thay đổi hẳn. Ruộng đồng đã bị rào kín khi lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế để phục vụ cho dự án Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm. Trên những đồng ruộng (hơn 44 héc ta) không còn hình ảnh những người nông dân nữa mà thay vào đó là những máy xúc, máy đào, xe tải đang ngày ngày hoạt động. Những đồng rau nay chỉ còn lại trong ký ức của mỗi người dân nơi đây.

Thấy nhiều người cứ đi lại trên các con đường làng, lân la hỏi chuyện thì một cụ ông cho biết: "Ruộng đồng bây giờ của HUD rồi, làm gì có nữa mà ra đồng. Ngày trước làm gì có việc nhàn rỗi như thế này. Làm lúa còn có ngày nông nhàn chứ làm rau thì tháng 30 ngày đều ra ruộng. Những người nông dân này không có ruộng cũng đồng nghĩa với việc thất nghiệp. Làm gì mà không đi chơi hả chú?".

Nghe xong câu trả lời của cụ, tôi cảm thấy không lạ nữa. Họ thực sự đang thất nghiệp! Bởi trước đó, tôi đã từng nghĩ đến tình cảnh này khi nghe chị Lưu Thị Sơn, nguyên đại biểu HĐND phường Hoàng Liệt cảnh báo “Lấy đất của chúng tôi mà chỉ áp giá 252000/m2 đất, thử hỏi hàng nghìn lao động của thôn Bằng A chúng tôi đi về đâu? Chắc phải ra đứng đường thôi. Làm gì để ăn, làm gì để sinh sống? Công ăn việc làm thì không hứa hẹn”.


Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Hình ảnh ngày cưỡng chế (5/1). Những bước chân hối hả của số ít người nông dân tranh thủ thu hoạch ít rau về bán không thể theo kịp sự hoạt động như vũ bão của máy móc hiện đại. Ảnh: Duy Tuấn

Nay thì họ rất rỗi việc. Rỗi nhưng không đồng nghĩa với cuộc sống sung sướng lên, họ đi khắp làng, kể cho nhau nghe những khó khăn của gia đình mình. Tuy vậy, đến đâu thì họ cũng gặp hoàn cảnh như nhà mình. Bởi đấy là cảnh tình chung của hơn 1500 nhân khẩu của gần 250 hộ bị cưỡng chế vì không giao đất chứ không riêng gia đình ai.

Còn bám vào đâu được nữa, còn ruộng thì còn có thu nhập chứ mất ruộng thì còn gì. Cả làng cứ đi chơi thôi”, cụ Lưu Bích Thuật năm nay đã 79 tuổi cười trong nước mắt nói.

Những người như cụ Thuật ở làng Bằng A rất nhiều. Dù đã già nhưng ngày ngày cụ đều ra ruộng nhổ cỏ, tưới rau cùng con cháu. Rau rất tốt, cứ cắt lứa này lứa khác lại lên nên gia đình cụ ngày nào cũng có thu nhập trên 500 nghìn đồng, phục vụ cho cuộc sống của 7 người.

Nay thất nghiệp, cụ Thuật và hàng trăm lao động ở ngôi làng này không biết làm gì để kiếm kế sinh nhai. Đứng đường kiếm việc cũng không được vì tuổi cao, không thể làm thuê. Còn những người khác, dù có khoẻ mạnh nhưng không biết việc hay được học hành gì ngoài công việc đồng áng nên họ cũng không thể tự mình kiếm việc.

Không còn một… cọng rau ăn

Đang đi một vòng đến những gia đình ngày trước chuyên trồng rau “có tiếng” trong làng thì tôi gặp lại chị Lưu Thị Sơn, tay cầm một mớ rau. Trước đây, trên ruộng đồng làng Bằng A không thiếu thứ rau gì, bản thân gia đình chị Sơn cũng trồng nhiều loại rau nhưng nay chị phải đi chợ để mua mớ rau răm về ăn. Gặp lại tôi, chị liền nói: "Em thấy đấy, dân chúng tôi cả đời làm gì có ai đi mua rau, giờ mười nhà mua cả mười mà tiền không có thì cũng không thể mua được. Bây giờ thất nghiệp hết cả rồi, chả còn gì mà trông mong vào nữa".

Chị Sơn cho biết, hàng loạt gia đình trong làng đang điêu đứng kể từ sau ngày các ruộng rau bị cưỡng chế.


Mô tả ảnh.
Những cánh đồng rau cần tốt bằng bờ bị máy xúc ủi đi ngày cưỡng chế. (Ảnh chụp ngày 5/1). Ảnh: Duy Tuấn

Đi một vòng qua nhà chị Ngô Thị Trang, người chuyên trồng rau diếp cá và ngải cứu. Mỗi ngày chị và con dâu cắt rau đi nhập cho các chợ đầu mối cũng được 1 triệu đồng ngày đắt hàng, còn rẻ hơn thì cũng được 6-7 trăm nghìn. “Từ làm nhà cho đến nuôi con ăn học, trang trải cuộc sống đều trông chờ vào đồng tiền bán rau hàng ngày”, chị kể.

May mắn hơn nhiều gia đình trong làng, hộ anh Nguyễn Phú Bình dù cũng đang lao đao khi mất hết ruộng canh tác nhưng vẫn còn đồng lương mỗi tháng được hơn 1 triệu của anh. Thế nhưng với chừng đó tiền, anh cũng không thể đủ trang trải cuộc sống.

Đau xót nhất có thể kể đến hộ của chị Nguyễn Thị Thịnh, 43 tuổi. Hai vợ chồng đã táo bạo thuê thêm ruộng làm tới một mẫu rau (khoảng 3600 m2), làm không hết việc họ bỏ ra ngày 200 nghìn để thuê người làm. Mỗi ngày chị thu hoạch được khoảng 500 mớ rau cần, bán với giá rẻ là 4000 đồng 1 mớ chị cũng đã thu về 2 triệu đồng. Hôm nào không được giá chị cũng thu được 7-8 trăm. 


Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Hình ảnh những người nông dân Bằng A. Bên trái là chị Thoan, một người trồng rau nuôi sống cả gia đình. Trước ngày cưỡng chế, chị chỉ kịp cắt được 200 mớ rau diếp cá. Số đó bán ra chợ cũng được 400 nghìn đồng. Bên phải là hình ảnh những người nông dân Bằng A hiện nay, họ đau xót vì những cánh đồng rau biến mất, họ lo lắng hơn cho cuộc sống mà họ đang trải qua, không có thu nhập, thất nghiệp. Đến mớ rau răm họ cũng phải bỏ tiền ra mua. Mà cũng phải có tiền thì mới mua được. Việc làm không có, họ không có tiền. Ảnh: Duy Tuấn
Dụi tay vào con mắt đỏ hoe vì khóc, chị Thịnh kể: “Hai vợ chồng tần tảo sớm hôm, ngày nào cũng thu hoạch. Vay mượn thêm tôi làm được cái nhà ngót 1 tỷ, nuôi 3 cháu ăn học cũng nhìn vào rau hết. Cứ nghĩ là cứ thuận buồm xuôi gió thế này thì sẽ làm mà trả nợ thôi. 

Ai ngờ, từ khi bị cưỡng chế bỗng dưng bọn tôi trắng tay. Hôm ấy tôi thẫn thờ hết cả người. Trước làm một mẫu ruộng rau giờ đến một cọng rau ăn cũng không có. Các cháu cũng buồn rầu lắm, tôi nói các con ơi, giờ bố mẹ trắng tay rồi, chẳng còn gì nữa, cứ tình trạng này kéo dài thì bố mẹ không thể có tiền đóng cho các con ăn học”.

Nghe tin có phóng viên về hỏi thăm, hàng loạt người dân trong làng đã tìm đến để gặp và trình bày cho được nỗi bức xúc, hoàn cảnh khó khăn “chưa từng có” mà họ đang gặp phải. Họ cho biết, những lúc khó khăn nhất khi lũ lụt họ còn được chính quyền các cấp hỗ trợ vốn và giống để ổn định cuộc sống, tiếp tục sản xuất. Thế mà nay họ đang lâm vào tình cảnh “chẳng biết nhìn vào đâu”.

Trong nỗi ấm ức như đã nghẹn từ lâu, chị Ngô Thị Hường lại mếu máo nói: “Nuôi hai đứa con ăn học, gia đình tốn bao nhiêu công sức chăm sào rau cần, nay đã tốt đến đầu gối. Từ hôm bị đến giờ không trông nom vào đâu được. Bây giờ nhà em thực sự đói. Bà con trong làng cứ nghĩ rằng họ chỉ cho rào lại còn rau thì cho thu hoạch, đến khi đền bù rồi thì mới lấy đất. Thế mà không ngờ… Đau xót quá!”.

… Nói gì đến Tết

Thông thường mọi năm, cứ vào những ngày cận Tết Nguyên đán thế này là thời điểm vào mùa thu nhập lớn của dân làng Bằng A. Mọi nhà đều tranh thủ thời gian chăm bón và thu hoạch rau đi bán. Do vị trí thuận lợi cho việc buôn bán, lại gần trung tâm Hà Nội nên người dân không mất nhiều thời gian để đưa rau đi nhập. Những khoản thu nhập lúc này họ có thể sắm sửa cho gia đình một cái Tết đầm ấm.

Thế mà bây giờ họ lặng người đi khi tôi hỏi đến Tết!


Mô tả ảnh.
Có người hỏi thăm về hoàn cảnh hiện tại, những người nông dân bị mất ruộng do không đồng thuận với dự án như được trút hết tâm tư. Họ đã khóc. Những giọt nước mắt của nông dân Bằng A càng làm cho không khí buổi trò chuyện trở nên trầm lắng và buồn bã hơn trong những ngày cận Tết. Họ lo vì sợ không mua được manh áo mới cho con, lo vì cái ăn, cuộc sống ngày mai sẽ ra sao và nhất là việc học hành của con cái họ. Ảnh: Duy Tuấn

Chị Nguyễn Thị Vịnh, một hộ dân Bằng A bày tỏ: “Bây giờ không có thu nhập, con cái xin tiền nộp học cũng không có mà cho chứ chưa nói làm cái gì. Hoàn cảnh dân chúng tôi, gần 2000 nhân khẩu trông chờ vào rau giờ không còn gì nữa. Từ giờ đến Tết không biết sống bằng cái gì, không biết có tiền mua đồ mà gói bánh chưng cho con ăn không. Cuộc sống của làng Bằng A từ khi cưỡng chế đến giờ quá khổ, bà con ai cũng ngao ngán, khóc mếu”.

Người trồng lúa còn có hạt thóc để dành mà ăn, rau cỏ thì bán hàng ngày mà điện nước chúng tôi đều phải mua. Mà tiền thì không có, vay cũng chẳng ai cho vay. Kêu trời không thấu, kêu đất chẳng hay. Còn bao thế hệ các cháu nữa… Chúng tôi chết đói đến nơi rồi nói gì đến Tết”, chị Trang tiếp tục bày tỏ.

Tuổi cao không làm ruộng được nhưng cụ ông Nguyễn Như Ngọc, 82 tuổi cũng đến để chia sẻ. Cụ nói: “Những ngày này các năm trước, su hào, súp lơ chúng tôi bạt ngàn cánh đồng luôn. Ngày 30 Tết, anh vào nhà nào cũng thấy một sân su hào, súp lơ đã thu hoạch để cung cấp cho thành phố ngày Tết. Tết đến không có đồng tiền mà mua sắm quần áo cho các cháu nữa, chúng tôi đều trông vào ruộng chứ có nghề nào khác đâu”.


Mô tả ảnh.
Đất đai thì đã bị phong toả, những người nông dân này mong muốn được sự quan tâm của chính quyền các cấp, mong một ngày được lãnh đạo thành phố đến thăm, nghe tâm tư, nguyện vọng và giải đáp những thắc mắc của họ. Nghe người dân nói là đói chúng tôi không tin nhưng với hoàn cảnh hiện nay, nếu không có sự quan tâm của trên thì việc đó cũng có thể xảy ra. Ảnh: Duy Tuấn

Khó khăn của dân làng Bằng A đang hiện hữu hàng ngày hàng giờ. Thông điệp mà người dân nào cũng muốn phóng viên giúp là làm sao đưa tiếng nói, tình cảnh khó khăn của họ lên để các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ họ ổn định cuộc sống. Họ mong muốn những người cán bộ ở cấp cao hơn địa phương đến họp với người dân, nghe họ bày tỏ, nhìn thấy khó khăn của họ. Được thế âu cũng phần nào làm dịu đi nỗi đau mà họ đang trải qua.

Những ánh mắt sâu thẳm vẫn nhìn theo bước chân khi tôi rời khỏi làng. Họ lại trở về với bao lo toan trong cuộc sống, bởi họ biết trước mắt họ là muôn vàn khó khăn đang chờ đợi...

Duy Tuấn
(Còn nữa

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty