Trước hết, thử điểm mấy sự việc để thấy vấn đề rõ hơn.
Xác định như vậy thì có thể suy ra Mỹ, Nhật, Úc, Ấn…kể cả phương Tây (có Nga?) là kẻ thù chung của hai nước? Nghị quyết nào của quốc hội xác định ai là thù, ai là bạn của Việt Nam?
Tệ vô chính phủ điển hình trong đối ngoại hiện nay là cách đảng nói về kẻ thù chung. Xác định kẻ thù là ai, tuyên bố chiến tranh với ai phải được tính toán thận trọng vì liên quan đến tồn vong của cả dân tộc. Đó là việc làm của cơ quan nào: đảng, công an, quân đội, chính phủ hay quốc hội? Quốc hội chưa có nghị quyết về ‘kẻ thù’ mà đảng cai trị khẳng quyết bạn thù là ai thì có phạm luật, có vi hiến?
Mở rộng diện ‘lách luật’ trong quản lý nhà nước và xã hội, có thể kể thêm mấy việc:
- Thực hiện dự án điện hạt nhân được dân địa phương đồng tình sau khi tham quan lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, dù có nhiều phản đối của giới khoa học trong, ngoài nước. Những việc trọng đại như điện hạt nhân không thể lấy lò Đà Lạt làm mẫu, cũng không thể chỉ có dân vài thôn, vài xã đồng ý là được như nhiều phản biện của giới chuyên gia. Cách làm này cũng là một kiểu ‘lách luật’ như chia nhỏ dự án bauxite Tây Nguyên để vô hiệu hoạt động của quốc hội.
- Giữ vững quy hoạch, tiếp tục thu hồi đất đai cho các dự án trong cả nước. Những hành vi phản đối liên quan đến đất đai của người dân đều bị trừng phạt tới nơi, tới chốn.
- Các vụ việc liên quan đến tôn giáo, xã hội dân sự, trí thức… được giải quyết dứt điểm bởi những ‘quần chúng tự phát’, ’mâu thuẫn nội bộ’, xét nhà, tịch thu tài sản, gọi làm việc, kết án nặng nề, nhẹ ra cũng phải bị xử ở ‘tòa án tổ dân phố’, gọi là kiểm điểm trước dân.
Các phát biểu, việc làm của các tổ chức, cá nhân lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước các cấp làm bật ra câu hỏi: Họ (lãnh đạo các cấp) ở đâu ra? ‘Họ ở đâu ra’ là câu hỏi bày tỏ sự thất vọng do quá kỳ vọng vào con người và bộ máy cai trị. Người dân thấy bộ máy cai trị không có cốt cách ‘nhà nước’ nên tỏ ra kinh ngạc. Trả lời vấn nạn ‘họ ở đâu ra’ thì không thể chỉ học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Tâm trạng bơ vơ từ miếng ăn, cái mặc, việc làm, an sinh, học hành, chữa bệnh,… của người dân là một thực trạng minh chứng tính vô chính phủ trong xã hội Việt Nam. Ai chăm sóc, bảo vệ người dân?
Chuyện lớn như đánh bắt cá trên Biển Đông, chuyện nhỏ như món trang sức, đồ chơi trẻ em hay miếng thịt, chiếc bánh, cọng rau, quả trứng…mạnh ai nấy lo, mạnh được yếu thua. Phương châm sống đó thành ra lề lối hành xử của toàn xã hội. Thực chất là quan hệ nhà nước - nhân dân có vấn đề: Nhân dân không thấy nhà nước là công cụ của nhân dân nữa bởi vì quan hệ nhà nước - nhân dân trở thành quan hệ ‘mạnh được yếu thua’.
Nhân dân không thấy nhà nước là công cụ của nhân dân nữa bởi vì quan hệ nhà nước - nhân dân trở thành quan hệ ‘mạnh được yếu thua’.
Trần Minh Thảo
Càng biện hộ, bảo vệ cho hiện thực xã hội đầy khuyết tật, thì càng chứng tỏ quyền lực cai trị đất nước mất phương hướng, mất định hướng, rối ren từ bên trong, sợ dân, coi dân như giặc thù.
Nhiều người tỏ ra khó hiểu, không biết đảng cai trị dựa vào thế lực nào, hậu thuẫn nào, mục tiêu nào, lợi ích nào để mở ra một mặt trận toàn diện, tổng lực với nông dân (ruộng đất…), với công nhân (việc làm, tiền lương…), với thị dân (thuế má, an sinh xã hội…), với trí thức (phản biện xã hội…) với các tôn giáo (tự do tín ngưỡng…) với công lý phổ quát (cam kết quốc tế…)? Có thể nói đó là trận đánh tổng lực, toàn diện mà đối tượng là phần nhân dân còn lại? Chỗ dựa nào cho đảng cộng sản Việt Nam lòng tin và quyết tâm chính trị ‘vô chính phủ’ như vậy?
Năm 2009, đảng, nhà nước có nhiều thắng lợi to lớn nhưng thực ra là thất bại vì đảng thắng mà lòng dân không yên, xã hội không yên, uy tín nhà cai trị giảm sút.
Phục tùng lợi ích nước-lớn-đồng-chí-anh-em và quyết tâm giữ chỗ ngồi trên trong đình làng là hai nhân tố quyết định tệ vô chính phủ ngày càng tăng trong xã hội Việt Nam.
Hai giải pháp
Nếu đảng cai trị còn quyết tâm độc quyền chính trị đến cùng thì nên tuyên bố đình chỉ hiến pháp, cai trị bằng sắc lệnh kiểu thời chiến. Làm như vậy thì ‘chính danh’ hơn là ngang nhiên đứng trên luật, như hiện nay.
Không thể gọi nhà nước vô chính phủ là nhà nước văn minh.
Không phải là một nhà nước văn minh mà đòi hỏi người dân phải kính phục, tôn trọng là điều không tưởng. Loạn lạc, bất ổn chính trị, xã hội từ đấy mà ra.
Việt Nam cần một nhà nước pháp quyền để ổn định, phát triển, không cần một nhà nước độc tài vô chính phủ hành xử quyền lực với tâm trạng đang đấu tranh cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền.
Có hai lựa chọn sinh tử:
- tiếp tục cai trị kiểu vi hiến, trái luật, vô chính phủ, hay
- thượng tôn pháp luật, thúc đẩy công cuộc xây dựng xã hội dân sự, tôn trọng các cam kết quốc tế, hành xử quyền lực nhà nước thế nào để người dân thấy được quyền lực cai trị có ‘cốt cách nhà nước’.
Cuối cùng, tôi thấy trong tình hình vô chính phủ phổ biến hiện nay, Tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, làm cho mối quan hệ giữa người và người còn tính nhân văn. Đó là chỗ dựa cuối cùng cho xã hội Việt Nam còn là xã hội con người. Nếu thành trì cuối cùng này bị đảng cai trị làm biến thành một thứ đa thần giáo thời bán khai thì Việt Nam sẽ thành thứ gì, ta có thể thấy trước được.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Sài Gòn.
No comments:
Post a Comment