Nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc nổi tiếng đã so sánh hai con
hổ của nền Phát triển Châu Á và cảnh báo: phe đối lập trong nước đang
gia tăng, và ngày càng kiên quyết hơn. Ngay cả phương Tây cũng đang
thất vọng: chính sách dễ dàng của họ đối với các vi phạm nhân quyền đã
không đi đến đâu, ngay cả cũng chẳng làm cho kinh tế khá hơn được...
Asia News, ngày 30/1/2010
Los Angeles - Ông Ngụy Kim Sinh, "cha đẻ của nền dân chủ" tại Trung Quốc, mạnh mẽ công kích những kẻi nghĩ rằng họ có thể đạt được sự phát triển kinh tế mà không cần đến các quyền con người. Trong một bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về quyền con người và sự phát triển dân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam, ông đã phác họa một tương đồng thú vị giữa hai nước. Cùng bị thống trị bởi một chế độ độc đảng, cùng sôi nổi phát triển, nhưng sự thiếu vắng những tiếng nói đối ngịch đã mang họ đến một cuộc cách mạng xã hội không thể tránh khỏi. Cùng lúc đó, thế giới tư bản, vốn đã cố gắng để hòa hợp với cả hai nước trong dây chuyền sản xuất, đã nhắm mắt lại trước các vi phạm nhân quyền, cũng tự nhìn ra chính mình trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại. Đây là văn bản đầy đủ của sự công kích, đã được trình bày tại Los Angeles cuối tuần qua.
Để hiểu được về nền dân chủ tương lai của Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta cần làm một cuộc phân tích của cả hai nước, cũng như hiểu được môi trường quốc tế của cả hai. Kế đó để có thể hiểu được cả hai điều kiện thuận lợi và khó khăn cho chúng ta, và qua đó hướng dẫn các hành động của chúng ta.
Đặc tính xã hội hiện nay của cả Việt Nam và Trung Quốc là mặc dù cả hai nước đã chuyển thành loại quốc gia tư bản độc quyền quan liêu, bằng cách này cách khác họ còn khác với Nga và Đông Âu. Khác biệt lớn nhất là họ vẫn còn ở dưới chế độ độc tài độc đảng của Đảng Cộng sản. Không có sự cạnh tranh của một hệ thống đa đảng, cả hai nước đang thiếu một môi trường thoải mái hơn cho ngôn luận và các ấn phẩm mà cả Nga và Đông Âu đang có. Ở Việt Nam và Trung Quốc, rất là khó khăn cho phe đối lập tồn tại được ở trong nước, và phe đối lập ở nước ngoài đã gặp rất nhiều khó khăn để tham gia vào nền chính trị trong nước. Do đó, đã tạo nên một tình trạng rất khó khăn cho chúng ta.
Các cơ quan đặc biệt của Đảng Cộng sản đã trở nên rất hiệu quả. Với sự phân ly giữa bên trong và bên ngoài, họ đã cấy được các tác nhân của mình, đánh lạc phương hướng của chúng ta, nuôi dưỡng các mối bất đồng và thậm chí đưa đẩy phe đối lập vào các bẫy sập của họ. Điều này khiến cho một cuộc chuyển biến hay một cuộc cách mạng thúc đẩy bởi phe đối lập đoàn kết , có tổ chức và trù liệu hữu hiệu rất khó khăn. Ở giai đoạn hiện tại, hình thức đối lập chính yếu là do người dân tự lực sức mình bằng hành động tản mạn không tập trung để chống lại bạo ngược và sự bóc lột siêu đẳng về kinh tế. Các phương tiện truyền thông công cộng là những công cụ chính để huy động nhân dân. Các tổ chức bí mật theo lối cũ chỉ có thể hoạt động trong một quy mô nhỏ. Huy động toàn thể dân chúng chỉ có thể trông cậy vào các công cụ truyền thông đại chúng. Đây là lý do tại sao chế độ Cộng sản Trung Quốc rất chú ý đến việc ngăn chặn thông tin của cả báo chí và Internet.
Mặt khác, do việc khiếm khuyết các quyền cơ bản của con người, sự bóc lột, đàn áp bởi các nỗ lực kết hợp từ các quan chức chính phủ và giới doanh nghiệp còn trở nên thô bạo hơn do đó dẫn đến chống đối còn mạnh mẽ hơn. Do đó, lực lượng chuyển biến ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên chủ yếu là từ thành phần trung lưu và thấp hơn. Các phương cách chuyển đổi không chỉ giới hạn ở những phương thức hòa bình. Chống đối bằng bạo lực thường trở thành sức mạnh chính để thúc đẩy xã hội thay đổi. Ngoài ra do mối quan hệ mật thiết giữa các quan chức chính phủ và giới doanh nghiệp, chính phủ đã đánh mất vai trò của họ trong các tranh chấp về kinh doanh. Những mâu thuẫn nội bộ trong chính phủ đã trở nên táo tợn hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào khác. Bề mặt của thế giới tội phạm cặn bã xã hội và quân đội riêng đã trở thành một thông lệ mới để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chính trị, do đó lại khiến xã hội càng kém ổn định phức tạp hơn.
Trong một vài thập kỷ qua, môi trường quốc tế đã rất bất lợi cho các lực lượng đối lập của các nước như Trung Quốc và Việt Nam. "Mô hình Trung Quốc" phát minh bởi Đặng Tiều Bình đã có thể mua chuộc được giới tư bản phương Tây qua cách chia sẻ lao động rẻ, do đó đã gián tiếp kiểm soát được chính trị và các viện nghiên cứu của phương Tây. Không thể nào thúc ép lực lượng xã hội chủ đạo phương Tây tự đầu hàng vì các quyền lợi của Đảng Cộng sản và từ bỏ các hệ thống giá trị của họ. Điều này đã dẫn đến kết quả là Phương Tây đã tiếp tục tiếp máu kinh tế của mình cho các nước cộng sản và xử dụng những chính sách nhân nhượng khoan dung đối với các nhà tư bản quan liêu kiểu mới của các Đảng Cộng sản. Trong suốt 16 năm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush, chính sách này nhân nhượng này đã đạt đến đỉnh cao của nó. Mối quan hệ giữa nền dân chủ phương Tây và chế độ độc tài châu Á chuyển từ đối đầu, đến khoan dung, và mở ra sự hợp tác. Các lực lượng đối lập ở nước ngoài của Trung Quốc và Việt Nam trở thành gai trong mắt các chính trị gia các nước dân chủ này. Sử dụng ngôn từ của một học giả cánh tả Mỹ nổi tiếng (để diễn tả là) : "những người hoạt động ủng hộ dân chủ chống cộng sản không thỏa mãn được dòng tư tưởng chính của Mỹ".
Tuy nhiên, hiện nay tình hình đang thay đổi. Mặc dù chính sách nhân nhượng vẫn chiếm chủ đạo nhưng nền kinh tế Phương Tây đang ở trong sự suy thoái chính từ cuộc tiếp máu của họ cho các nước cộng sản trong hơn một thập kỷ. Cái được gọi là lý thuyết về "kinh tế thị trường tư do" đã thua trận chiến của nó cho một nền kinh tế thị trường không tự do. Trong khi những người kinh doanh của cả hai phía Tây và Đông tạo được các siêu lợi nhuận thì giới ăn lương và tiền công không hề nhận được lợi ích của sự phát triển kinh tế. Do đó, thay vì mở rộng, thị trường teo lại, đó chính là nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các nước phương Tây bắt đầu nhận ra sai lầm lịch sử này và tự nhiên sẽ có biện pháp để sửa chữa. Họ phải từ bỏ chính sách nhân nhượng của mình với chính quyền Cộng sản, và khởi động lại một cuộc đối đầu và cạnh tranh mới. Họ nên bắt đầu cuộc đối đầu của mình từ việc bảo vệ thị trường trước.
Sự thay đổi này là điều kiện bên ngoài khiến có thể áp lực lên hệ thống quan liêu tư bản mới của Đảng Cộng sản hoặc là phải cải cách hoặc bị sụp đổ. Phe đối lập ở nước ngoài có một nhiệm vụ chính ngoài sự xử dụng liên tục các phương tiện truyền thông để tích cực huy động nền dân chủ và tự do. Nhiệm vụ mới này là, bằng sự hợp tác với một chính sách bảo vệ thị trường của các nước dân chủ, tự nhiên sẽ chống lại được chủ nghĩa yêu nước vốn sẽ được Đảng Công Sản huy động. Bằng cách vay mượn sức mạnh từ xã hội quốc tế, chúng ta có thể thúc đẩy những cải cách của hệ thống tái phân phối, hay cuộc cách mạng chính trị tại các quốc gia của chúng ta. Trận chiến thương mại này sẽ không làm lợi cho giới tư bản quan liêu; và sẽ chỉ có lợi cho người lao động ăn lương và đồng vốn tư nhân của đất nước chúng ta, và đó là biện pháp tốt nhất để thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ và để tránh khỏi các cuộc nổi dậy bị rối loạn.
Cuối cùng, tôi xin nói rõ, dưới một môi trường không có tự do ngôn luận cơ bản và tự do truyền thông, nhưng với một hệ thống kinh tế trưởng thành của chủ nghĩa tư bản quan liêu, cái gọi là " cách mạng tô vẽ của hòa bình, hợp lý và phi bạo lực" có thể chỉ là một trò phỉnh của sự lừa dối; nói đúng nhất đó là một sự hoang tưởng đẹp đẽ không thể nào hiện thực được.
nguồn: http://www.speroforum.com/a/26451/Ch...ge-or-collapse
Los Angeles - Ông Ngụy Kim Sinh, "cha đẻ của nền dân chủ" tại Trung Quốc, mạnh mẽ công kích những kẻi nghĩ rằng họ có thể đạt được sự phát triển kinh tế mà không cần đến các quyền con người. Trong một bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về quyền con người và sự phát triển dân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam, ông đã phác họa một tương đồng thú vị giữa hai nước. Cùng bị thống trị bởi một chế độ độc đảng, cùng sôi nổi phát triển, nhưng sự thiếu vắng những tiếng nói đối ngịch đã mang họ đến một cuộc cách mạng xã hội không thể tránh khỏi. Cùng lúc đó, thế giới tư bản, vốn đã cố gắng để hòa hợp với cả hai nước trong dây chuyền sản xuất, đã nhắm mắt lại trước các vi phạm nhân quyền, cũng tự nhìn ra chính mình trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại. Đây là văn bản đầy đủ của sự công kích, đã được trình bày tại Los Angeles cuối tuần qua.
Để hiểu được về nền dân chủ tương lai của Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta cần làm một cuộc phân tích của cả hai nước, cũng như hiểu được môi trường quốc tế của cả hai. Kế đó để có thể hiểu được cả hai điều kiện thuận lợi và khó khăn cho chúng ta, và qua đó hướng dẫn các hành động của chúng ta.
Đặc tính xã hội hiện nay của cả Việt Nam và Trung Quốc là mặc dù cả hai nước đã chuyển thành loại quốc gia tư bản độc quyền quan liêu, bằng cách này cách khác họ còn khác với Nga và Đông Âu. Khác biệt lớn nhất là họ vẫn còn ở dưới chế độ độc tài độc đảng của Đảng Cộng sản. Không có sự cạnh tranh của một hệ thống đa đảng, cả hai nước đang thiếu một môi trường thoải mái hơn cho ngôn luận và các ấn phẩm mà cả Nga và Đông Âu đang có. Ở Việt Nam và Trung Quốc, rất là khó khăn cho phe đối lập tồn tại được ở trong nước, và phe đối lập ở nước ngoài đã gặp rất nhiều khó khăn để tham gia vào nền chính trị trong nước. Do đó, đã tạo nên một tình trạng rất khó khăn cho chúng ta.
Các cơ quan đặc biệt của Đảng Cộng sản đã trở nên rất hiệu quả. Với sự phân ly giữa bên trong và bên ngoài, họ đã cấy được các tác nhân của mình, đánh lạc phương hướng của chúng ta, nuôi dưỡng các mối bất đồng và thậm chí đưa đẩy phe đối lập vào các bẫy sập của họ. Điều này khiến cho một cuộc chuyển biến hay một cuộc cách mạng thúc đẩy bởi phe đối lập đoàn kết , có tổ chức và trù liệu hữu hiệu rất khó khăn. Ở giai đoạn hiện tại, hình thức đối lập chính yếu là do người dân tự lực sức mình bằng hành động tản mạn không tập trung để chống lại bạo ngược và sự bóc lột siêu đẳng về kinh tế. Các phương tiện truyền thông công cộng là những công cụ chính để huy động nhân dân. Các tổ chức bí mật theo lối cũ chỉ có thể hoạt động trong một quy mô nhỏ. Huy động toàn thể dân chúng chỉ có thể trông cậy vào các công cụ truyền thông đại chúng. Đây là lý do tại sao chế độ Cộng sản Trung Quốc rất chú ý đến việc ngăn chặn thông tin của cả báo chí và Internet.
Mặt khác, do việc khiếm khuyết các quyền cơ bản của con người, sự bóc lột, đàn áp bởi các nỗ lực kết hợp từ các quan chức chính phủ và giới doanh nghiệp còn trở nên thô bạo hơn do đó dẫn đến chống đối còn mạnh mẽ hơn. Do đó, lực lượng chuyển biến ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên chủ yếu là từ thành phần trung lưu và thấp hơn. Các phương cách chuyển đổi không chỉ giới hạn ở những phương thức hòa bình. Chống đối bằng bạo lực thường trở thành sức mạnh chính để thúc đẩy xã hội thay đổi. Ngoài ra do mối quan hệ mật thiết giữa các quan chức chính phủ và giới doanh nghiệp, chính phủ đã đánh mất vai trò của họ trong các tranh chấp về kinh doanh. Những mâu thuẫn nội bộ trong chính phủ đã trở nên táo tợn hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào khác. Bề mặt của thế giới tội phạm cặn bã xã hội và quân đội riêng đã trở thành một thông lệ mới để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chính trị, do đó lại khiến xã hội càng kém ổn định phức tạp hơn.
Trong một vài thập kỷ qua, môi trường quốc tế đã rất bất lợi cho các lực lượng đối lập của các nước như Trung Quốc và Việt Nam. "Mô hình Trung Quốc" phát minh bởi Đặng Tiều Bình đã có thể mua chuộc được giới tư bản phương Tây qua cách chia sẻ lao động rẻ, do đó đã gián tiếp kiểm soát được chính trị và các viện nghiên cứu của phương Tây. Không thể nào thúc ép lực lượng xã hội chủ đạo phương Tây tự đầu hàng vì các quyền lợi của Đảng Cộng sản và từ bỏ các hệ thống giá trị của họ. Điều này đã dẫn đến kết quả là Phương Tây đã tiếp tục tiếp máu kinh tế của mình cho các nước cộng sản và xử dụng những chính sách nhân nhượng khoan dung đối với các nhà tư bản quan liêu kiểu mới của các Đảng Cộng sản. Trong suốt 16 năm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush, chính sách này nhân nhượng này đã đạt đến đỉnh cao của nó. Mối quan hệ giữa nền dân chủ phương Tây và chế độ độc tài châu Á chuyển từ đối đầu, đến khoan dung, và mở ra sự hợp tác. Các lực lượng đối lập ở nước ngoài của Trung Quốc và Việt Nam trở thành gai trong mắt các chính trị gia các nước dân chủ này. Sử dụng ngôn từ của một học giả cánh tả Mỹ nổi tiếng (để diễn tả là) : "những người hoạt động ủng hộ dân chủ chống cộng sản không thỏa mãn được dòng tư tưởng chính của Mỹ".
Tuy nhiên, hiện nay tình hình đang thay đổi. Mặc dù chính sách nhân nhượng vẫn chiếm chủ đạo nhưng nền kinh tế Phương Tây đang ở trong sự suy thoái chính từ cuộc tiếp máu của họ cho các nước cộng sản trong hơn một thập kỷ. Cái được gọi là lý thuyết về "kinh tế thị trường tư do" đã thua trận chiến của nó cho một nền kinh tế thị trường không tự do. Trong khi những người kinh doanh của cả hai phía Tây và Đông tạo được các siêu lợi nhuận thì giới ăn lương và tiền công không hề nhận được lợi ích của sự phát triển kinh tế. Do đó, thay vì mở rộng, thị trường teo lại, đó chính là nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các nước phương Tây bắt đầu nhận ra sai lầm lịch sử này và tự nhiên sẽ có biện pháp để sửa chữa. Họ phải từ bỏ chính sách nhân nhượng của mình với chính quyền Cộng sản, và khởi động lại một cuộc đối đầu và cạnh tranh mới. Họ nên bắt đầu cuộc đối đầu của mình từ việc bảo vệ thị trường trước.
Sự thay đổi này là điều kiện bên ngoài khiến có thể áp lực lên hệ thống quan liêu tư bản mới của Đảng Cộng sản hoặc là phải cải cách hoặc bị sụp đổ. Phe đối lập ở nước ngoài có một nhiệm vụ chính ngoài sự xử dụng liên tục các phương tiện truyền thông để tích cực huy động nền dân chủ và tự do. Nhiệm vụ mới này là, bằng sự hợp tác với một chính sách bảo vệ thị trường của các nước dân chủ, tự nhiên sẽ chống lại được chủ nghĩa yêu nước vốn sẽ được Đảng Công Sản huy động. Bằng cách vay mượn sức mạnh từ xã hội quốc tế, chúng ta có thể thúc đẩy những cải cách của hệ thống tái phân phối, hay cuộc cách mạng chính trị tại các quốc gia của chúng ta. Trận chiến thương mại này sẽ không làm lợi cho giới tư bản quan liêu; và sẽ chỉ có lợi cho người lao động ăn lương và đồng vốn tư nhân của đất nước chúng ta, và đó là biện pháp tốt nhất để thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ và để tránh khỏi các cuộc nổi dậy bị rối loạn.
Cuối cùng, tôi xin nói rõ, dưới một môi trường không có tự do ngôn luận cơ bản và tự do truyền thông, nhưng với một hệ thống kinh tế trưởng thành của chủ nghĩa tư bản quan liêu, cái gọi là " cách mạng tô vẽ của hòa bình, hợp lý và phi bạo lực" có thể chỉ là một trò phỉnh của sự lừa dối; nói đúng nhất đó là một sự hoang tưởng đẹp đẽ không thể nào hiện thực được.
nguồn: http://www.speroforum.com/a/26451/Ch...ge-or-collapse
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=35767
No comments:
Post a Comment