Thursday, 4 February 20100 y kien
Công cụ đàn áp “cảnh sát chống bạo động” của Tàu cộng đang ra tay tại tỉnh Tân Cương hồi tháng 7 năm 2009
——–
Môn học bắt buộc: cách xử lý khủng hoảng
Thấy trên báo Courrier International ngày 29-01-2010, số đăng lại bài của Mi Aini trên tờ Liaowang Dongfang Zhoukan - PT dịch.
Đứng
trước tình trạng gia tăng các vụ biểu tình, từ nay đến năm 2011 chính
phủ Trung Quốc sẽ mở một trung tâm đào tạo cán bộ chính trị nhằm giúp
họ biết cách xử lý các hoàn cảnh khẩn cấp. Zhu Lijia, người chịu trách
nhiệm chương trình đào tạo này tại Học viện Hành chính Quốc gia, giải
thích như sau.
Vấn đề trung tâm được đem dạy tại Trung tâm đó là gì, thưa ông?
Zhu Lijia: Chủ yếu các giáo trình dạy về cách thức xử lý những “sự cố tụ tập đông người” [nói tới những cuộc biểu tình tụ tập nhiều hơn 5 người]. Kể từ năm 2000, những cuộc “tụ tập” này có xu hướng gia tăng. Theo tính toán của chúng tôi, từ năm 2006 tới nay, các cuộc tụ tập đó đã tăng gấp đôi [con số cuối cùng được nhà cầm quyền công bố cho biết năm 2007 có 80 000 vụ]. Xã hội Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ chuyển đổi hết sức tế nhị, với sự gia tăng đột ngột các vụ căng thẳng có tính chất xã hội. Vậy nên cần phải bình thường hóa các hành xử có tính xã hội và các thực hành của phiá chính phủ bằng cách tạo ra một tổ chức mang tính thiết chế khung đồng thời với việc cải cách công việc quản lý xã hội.
Zhu Lijia: Chủ yếu các giáo trình dạy về cách thức xử lý những “sự cố tụ tập đông người” [nói tới những cuộc biểu tình tụ tập nhiều hơn 5 người]. Kể từ năm 2000, những cuộc “tụ tập” này có xu hướng gia tăng. Theo tính toán của chúng tôi, từ năm 2006 tới nay, các cuộc tụ tập đó đã tăng gấp đôi [con số cuối cùng được nhà cầm quyền công bố cho biết năm 2007 có 80 000 vụ]. Xã hội Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ chuyển đổi hết sức tế nhị, với sự gia tăng đột ngột các vụ căng thẳng có tính chất xã hội. Vậy nên cần phải bình thường hóa các hành xử có tính xã hội và các thực hành của phiá chính phủ bằng cách tạo ra một tổ chức mang tính thiết chế khung đồng thời với việc cải cách công việc quản lý xã hội.
Những nhân tố có khả năng gây ra các sự cố đó là gì?
Nước Trung Hoa rồi sẽ đương đầu với năm vấn đề lớn có khả năng tạo bùng nổ bất cứ lúc nào. Vấn đề thứ nhất là hố ngăn cách về kinh tế giữa người giàu và người nghèo. Vấn đề thứ hai liên quan đến việc thành thị hóa có nguy cơ kéo theo tình trạng mất an sinh và các xáo trộn rối loạn, làm gia tăng căng thẳng và tạo ra những đụng độ trong lòng xã hội. Vấn đề thứ ba là nạn tham nhũng, đây luôn luôn là chủ đề trung tâm khiếu kiện lên chính quyền. Ngày nay nạn tham nhũng đã biến hóa và đang trở thành một nền văn hóa tham nhũng vô cùng nguy hiểm [vụ bùng nổ năm 1989 tại Thiên An Môn bắt nguồn mạnh mẽ từ vấn đề xã hội này]. Trong vòng những thập niên sắp tới, chuyện chống tham nhũng thành công hay thất bại có tầm quan trọng sống còn đối với sự bình ổn xã hội. Vấn đề thứ tư là chuyện công ăn việc làm. Vấn đề thứ năm là tình trang mất lòng tin trong xã hội. Tình trạng mất lòng tin này âm ỉ giữa người cầm quyền và quần chúng bị cai trị, giữa các thiết chế chính quyền khác nhau và giữa các cá nhân với nhau. Điều đó làm yếu đất nước đi. Riêng sự mất niềm tin có thể trở thành mối đe dọa ổn định xã hội.
Nước Trung Hoa rồi sẽ đương đầu với năm vấn đề lớn có khả năng tạo bùng nổ bất cứ lúc nào. Vấn đề thứ nhất là hố ngăn cách về kinh tế giữa người giàu và người nghèo. Vấn đề thứ hai liên quan đến việc thành thị hóa có nguy cơ kéo theo tình trạng mất an sinh và các xáo trộn rối loạn, làm gia tăng căng thẳng và tạo ra những đụng độ trong lòng xã hội. Vấn đề thứ ba là nạn tham nhũng, đây luôn luôn là chủ đề trung tâm khiếu kiện lên chính quyền. Ngày nay nạn tham nhũng đã biến hóa và đang trở thành một nền văn hóa tham nhũng vô cùng nguy hiểm [vụ bùng nổ năm 1989 tại Thiên An Môn bắt nguồn mạnh mẽ từ vấn đề xã hội này]. Trong vòng những thập niên sắp tới, chuyện chống tham nhũng thành công hay thất bại có tầm quan trọng sống còn đối với sự bình ổn xã hội. Vấn đề thứ tư là chuyện công ăn việc làm. Vấn đề thứ năm là tình trang mất lòng tin trong xã hội. Tình trạng mất lòng tin này âm ỉ giữa người cầm quyền và quần chúng bị cai trị, giữa các thiết chế chính quyền khác nhau và giữa các cá nhân với nhau. Điều đó làm yếu đất nước đi. Riêng sự mất niềm tin có thể trở thành mối đe dọa ổn định xã hội.
Ông nghĩ gì về năng lực hiện thời của nhà cầm quyền trong việc xử lý các vụ căng thẳng xã hội đột ngột?
Tôi đánh giá là, nói chung các cơ quan Đảng và chính quyền không biết cách xử lý tốt các hoàn cảnh khủng hoảng. Nói thí dụ như vụ Weng’an [vào tháng sáu năm 2008, đã có các cuộc nổi dậy sau vụ cho là một bé gái 15 tuổi bị giết chết]: các cơ quan công quyền ngay từ đầu đã không công khai đủ câu chuyện [trong cách tiến hành điều tra, khi công chúng nghi rằng kẻ giết bé gái là con của một quan chức]. Trong các vụ việc nhạy cảm, phải nhanh chóng và tuyệt đối công khai mọi tình tiết từ đầu chí cuối, để tránh tin đồn lan truyền. Tất cả các vụ quần chúng vùng lên đều diễn ra sau khi có các tin đồn. Chính vì thế mà các cơ quan công quyền phải là cửa ngõ đầu tiên và cuối cùng đưa thông tin ra ngoài. Hiện thời thì các cán bộ lãnh đạo địa phương vẫn chưa thấy hết tầm quan trọng của việc đó, và họ cũng chưa bao giờ có thói quen ngay từ khi mới nổ ra vụ việc đã phải cung cấp tin tức đầy đủ cho công chúng.
Nội dung và phương pháp dùng trong trung tâm đào tạo đó là những gì?
Công việc đào tạo của chúng tôi chủ yếu là học về các vụ việc cụ thể và các cách xử lý rồi từ đó rút ra các lời khuyên mang tính chất lỹ thuật. Riêng tôi thì cho rằng việc đào tạo này phải ưu tiên dành cho cán bộ lãnh đạo quận huyện và thị xã thị trấn. Trước đây chúng tôi tổ chức tốt các cuộc huấn luyện cho những cán bộ cấp Tỉnh và cấp Bộ, nhưng những người phải đương đầu thực sự các vụ việc căng thẳng chính là các cán bộ lãnh đạo quận huyện và thị xã thị trấn. Người học của chúng tôi cũng sẽ được phân ra thành ba loại: những người ra quyết định [đảng], những người thực hiện quyết định [chính quyền] và những người phát ngôn thay mặt cho chính quyền.
Nguồn: http://www.courrierinternational.com/article/2010/01/29/la-gestion-de-crise-une-matiere-obligatoireCông việc đào tạo của chúng tôi chủ yếu là học về các vụ việc cụ thể và các cách xử lý rồi từ đó rút ra các lời khuyên mang tính chất lỹ thuật. Riêng tôi thì cho rằng việc đào tạo này phải ưu tiên dành cho cán bộ lãnh đạo quận huyện và thị xã thị trấn. Trước đây chúng tôi tổ chức tốt các cuộc huấn luyện cho những cán bộ cấp Tỉnh và cấp Bộ, nhưng những người phải đương đầu thực sự các vụ việc căng thẳng chính là các cán bộ lãnh đạo quận huyện và thị xã thị trấn. Người học của chúng tôi cũng sẽ được phân ra thành ba loại: những người ra quyết định [đảng], những người thực hiện quyết định [chính quyền] và những người phát ngôn thay mặt cho chính quyền.
Nguồn bản tiếng Hoa: http://news.sina.com.cn/c/2010-01-25/124319541548.shtml
No comments:
Post a Comment