Thanh Phương
Bài đăng ngày 06/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 06/02/2010 13:59 TU
Theo
Phóng viên Không Biên giới, qua phiên xử nhà văn Trần Khải Thanh Thủy,
chính quyền Việt Nam muốn bịt miệng trong thời gian dài một tiếng nói
phản kháng đã không ngừng bảo vệ nhân quyền một cách ôn hòa.
Ngày 5/2, trong phiên xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân
quận Đống Đa, Hà Nội, đã tuyên phạt nhà văn và nhà đấu tranh nhân quyền
Trần Khải Thanh Thủy ba năm rưỡi tù giam, với tội danh ''cố ý gây thương tích'' .
Hôm qua (5/2), Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã ra thông cáo lên án vụ xử nói trên, bởi vì theo tổ chức này, những lời cáo buộc đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và chồng bà là ông Đỗ Bá Tân đã do công an ngụy tạo. Trên thực tế, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy không hành hung ai, mà trái lại, hai vợ chồng bà chính là nạn nhân của các hành động bạo lực từ phía lực lượng an ninh.
Theo Phóng viên Không Biên giới, qua phiên xử nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, chính quyền muốn bịt miệng trong thời gian dài một tiếng nói phản kháng đã không ngừng bảo vệ nhân quyền một cách ôn hòa. Tổ chức này cho biết vừa viết thư cho các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, để yêu cầu họ đình chỉ đối thoại về nhân quyền với Việt Nam, nhằm phản đối các vụ bắt giam những nhà hoạt động dân chủ.
Nhân dịp này, Phóng viên Không Biên giới nhắc lại vụ xử một nhà bất đồng chính kiến khác là cô Phạm Thanh Nghiên bốn năm tù tại Hải Phòng với tội danh ''tuyên truyền chống Nhà nước''.
Cũng về phản ứng của quốc tế đối với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, ngày thứ hai tới (8/2), tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư (OIA) và Liên hiệp luật sư quốc tế (UIA) sẽ tổ chức họp báo tại một phòng của Quốc hội Pháp để lên án vụ xử luật sư Lê Công Định và những khó khăn ngày càng lớn trong việc hành nghề của giới luật sư Việt Nam. Tham gia cuộc họp báo này còn có ông Noel Mamère, dân biểu Quốc hội Pháp và cũng là một luật sư.
Xin nhắc lại là trong phiên xử ngày 20/1 vừa qua, luật sư Lê Công Định đã bị kết án 5 năm tù và ba năm quản chế với tội danh ''hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'' . Hai luật sư khác cũng đang ngồi tù Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, bị kết 5 và 4 năm tù xử vào năm 2007, bản án sau đó được giảm xuống còn 4 và 3 năm.
Hôm qua (5/2), Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã ra thông cáo lên án vụ xử nói trên, bởi vì theo tổ chức này, những lời cáo buộc đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và chồng bà là ông Đỗ Bá Tân đã do công an ngụy tạo. Trên thực tế, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy không hành hung ai, mà trái lại, hai vợ chồng bà chính là nạn nhân của các hành động bạo lực từ phía lực lượng an ninh.
Theo Phóng viên Không Biên giới, qua phiên xử nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, chính quyền muốn bịt miệng trong thời gian dài một tiếng nói phản kháng đã không ngừng bảo vệ nhân quyền một cách ôn hòa. Tổ chức này cho biết vừa viết thư cho các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, để yêu cầu họ đình chỉ đối thoại về nhân quyền với Việt Nam, nhằm phản đối các vụ bắt giam những nhà hoạt động dân chủ.
Nhân dịp này, Phóng viên Không Biên giới nhắc lại vụ xử một nhà bất đồng chính kiến khác là cô Phạm Thanh Nghiên bốn năm tù tại Hải Phòng với tội danh ''tuyên truyền chống Nhà nước''.
Cũng về phản ứng của quốc tế đối với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, ngày thứ hai tới (8/2), tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư (OIA) và Liên hiệp luật sư quốc tế (UIA) sẽ tổ chức họp báo tại một phòng của Quốc hội Pháp để lên án vụ xử luật sư Lê Công Định và những khó khăn ngày càng lớn trong việc hành nghề của giới luật sư Việt Nam. Tham gia cuộc họp báo này còn có ông Noel Mamère, dân biểu Quốc hội Pháp và cũng là một luật sư.
Xin nhắc lại là trong phiên xử ngày 20/1 vừa qua, luật sư Lê Công Định đã bị kết án 5 năm tù và ba năm quản chế với tội danh ''hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'' . Hai luật sư khác cũng đang ngồi tù Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, bị kết 5 và 4 năm tù xử vào năm 2007, bản án sau đó được giảm xuống còn 4 và 3 năm.
No comments:
Post a Comment