TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, February 3, 2010

Không chi không xong

TT - Trả lời câu hỏi “Không chi thì làm gì được nhau?” của bạn đọc Ly Thuy Du (Tuổi Trẻ ngày 2-11-2009), nhiều doanh nghiệp và nhân viên trực tiếp đi làm thủ tục hải quan cho rằng phải chi, không chi không xong.

Để hồ sơ khỏi bị “bới lông tìm vết” hoặc ngâm lâu, doanh nghiệp phải kẹp tiền chung chi cho cán bộ hải quan phụ trách khâu đăng ký... (ảnh chụp ngày 22-9-2009 tại Hải quan KV1 - Cát Lái) - Ảnh: H.K
.
* Tôi là chủ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Mỗi lần nhân viên của tôi kê phí cho nhân viên hải quan là tôi hoảng. Khi đi kiểm tra thực tế tôi thấy quả thật không thể chịu nổi. Tôi thấy bạn Ly Thuy Du nói giống như không có một tí kiến thức nào về kỹ thuật kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Bạn thử nghĩ xem nếu hàng của bạn là một lô hàng đông lạnh thì bạn đợi lâu được không? Hoặc hàng của bạn cận kề ngày giao hàng hay ngày thay đổi chính sách thuế của Nhà nước rồi thì bạn có còn dám nói: “Không chi thì làm gì được nhau!” không?
Bao giờ doanh nghiệp mới đoàn kết lại?
Đọc ý kiến của bạn Ly Thuy Du tôi nghĩ có lẽ bạn chưa ra trường, chưa đi làm qua công việc có liên quan đến công chức hải quan, hoặc là bạn sống quá lý tưởng.
Khi doanh nghiệp nhất quyết không chi thì nhân viên hải quan kéo dài thời gian giải quyết lô hàng của doanh nghiệp và không phải kéo dài một ngày. Và giả sử họ chỉ kéo dài một ngày thì với tình trạng xuất nhập hàng cận ngày, doanh nghiệp cũng sẽ bị trễ chuyến bay, trễ tàu, hay hàng nhập về sẽ không kịp để sản xuất.
Lúc đó chi phí sẽ phát sinh rất nhiều. Bạn Du nói doanh nghiệp có quyền trong tay là không đúng, chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền. Tôi đồng ý với bạn là doanh nghiệp nhiều hơn nhân viên hải quan, nhưng chuyện doanh nghiệp hợp tác với nhau để nói không với nhân viên hải quan nhũng nhiễu chắc còn lâu lắm (hoặc sẽ không bao giờ xảy ra).
Dẫu sao tôi vẫn mong điều bạn Du nói sẽ xảy ra, doanh nghiệp sẽ đoàn kết lại, nhưng một mình doanh nghiệp chưa đủ để giải quyết nạn chung chi cho hải quan đâu.
abc@...
Nhân đây tôi chỉ dám khuyên doanh nghiệp nên trang bị cho mình các kiến thức về ngoại thương cũng như cập nhật đầy đủ các chủ trương chính sách của Nhà nước để đối phó với các công chức hải quan biến chất, hạn chế các yêu sách vòi vĩnh của họ.
THANH
(ndc201082@...)
* Tôi cũng đã từng nghĩ như bạn Ly Thuy Du, nhưng thực tế cho thấy công chức hải quan có 1.001 cách gây khó dễ doanh nghiệp. Ví dụ một lô hàng cả thế giới đều biết tên gọi, nhà sản xuất thì nổi tiếng thế giới, có đủ cả chứng chỉ xuất xứ, chất lượng tầm cỡ thế giới..., nhưng nhân viên kiểm hóa vẫn nói: “Không biết có đúng là hàng hóa như thế không? Phải đưa đi giám định”.
Trong khi đó có những loại hàng hóa mà chưa chắc chúng ta đã có đủ điều kiện tại phòng thí nghiệm để phân tích giám định chất lượng và hàng hóa thì phải lấy một mẫu hoặc rất nhiều mẫu để đem đi giám định. Và điều quan trọng là dẫu kết quả giám định có đúng như nhà nhập khẩu khai báo thì doanh nghiệp đã thiệt hại hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng cho việc giám định hàng hóa, lưu công, lưu bãi, phạt chậm giao hàng...
Quan trọng nhất là sau khi tốn những chi phí này thì bạn sẽ thu được kết quả gì ngoài cái sự lỗ. Thực tế cho thấy nhiều công chức hải quan chỉ dùng sự tinh tường để moi tiền doanh nghiệp chứ không phải để phân biệt đúng sai hay để chống buôn lậu.
hoangquan205@...
* Bạn Ly Thuy Du nói có vẻ đúng, nhưng chỉ đúng với những trường hợp doanh nghiệp lâu lâu mới làm một lô hàng, hàng hóa về chậm cũng không ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh.
Nhưng đối với đa số doanh nghiệp khác, nếu làm mất lòng mấy anh/chị hải quan thì chỉ có nước chết: hàng bị lục tung ra để kiểm hóa, phải chờ theo thứ tự để làm thủ tục (mà thứ tự thì ai cũng biết... đó là không có thứ tự), chưa kể sai ít thì bị xé ra cho to, lập biên bản, phạt..., thậm chí truy tố. Chết đấy! Sau bài viết của báo Tuổi Trẻ, theo tôi, các doanh nghiệp hãy.... chuẩn bị tinh thần đi.

(pearl_river_2007@...)
* Có lẽ bạn Ly Thuy Du chưa đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp nên chưa thấy được những thiệt hại khi hàng hóa bị chậm trễ. Khi ấy doanh nghiệp có thể bị trễ tàu, bị đền hợp đồng, hàng hóa có thể hư hỏng, giá cả thị trường thay đổi... Còn công chức hải quan thì cho dù có ứ hàng đầy cảng họ vẫn đâu cần quan tâm, họ vẫn chậm rãi, từ từ làm “đúng”, “đủ” trách nhiệm của họ rồi thôi. Nếu doanh nghiệp không chi tiền và rồi nhân viên hải quan sẽ gắn môtơ vào làm cho nhanh... như bạn Ly Thuy Du nói thì mọi việc đã quá dễ dàng rồi!
NGUYEN DONG
(giaon@...)
* Bạn Ly Thuy Du có biết một ngày lưu container doanh nghiệp phải trả bao nhiêu tiền không? Chưa kể khi xuất hàng phải theo lịch tàu, hàng còn mắc kẹt ở cảng mà tàu chạy thì sao? Còn khi nhập khẩu, doanh nghiệp phải giao hàng theo đúng tiến độ của hợp đồng, vì nếu trễ hẹn số tiền phạt sẽ rất cao. Đó là chưa kể doanh nghiệp phải trả lương cho nhân viên khi họ đi chầu chực để làm thủ tục hải quan...
HOANG HUY
 (hoanghuysteel@...)
Chờ đợi hay bất lực?

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty