TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, February 5, 2010

Trái phiếu quốc tế phát hành “thành công”?!

>> Phát hành trái phiếu Việt Nam: Lãi suất cao vẫn là thành công
Sử dụng thuật ngữ "thành công" cho lần phát hành này, ông thứ trưởng Bộ Tài chính đã giải đáp một vấn đề chuyên môn mà nhiều người có chuyên môn mãi tới giờ mới có thể hiểu được vì sao lại gọi đó là thành công.

Ông cho rằng sự thành công của đợt phát hành 1 tỷ đô la trái phiếu quốc tế là đã: (1) đạt được mục tiêu mà chính phủ đề ra và (2) vay được nhiều hơn và với lãi suất thấp hơn lần phát hành năm 2005.
Vấn đề thứ nhất - đạt được mục tiêu mà chính phủ đề ra - không thấy ông nói rõ là mục tiêu gì. Nhưng có thể suy ra thế này: chính phủ mong muốn có thêm nguồn vốn vay nước ngoài để trang trải cho thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thanh toán do nhập siêu. Nay mong muốn đó đã thành hiện thực, nên gọi đó là thành công.
Ông cho rằng sự thành công của đợt phát hành 1 tỷ đô la trái phiếu quốc tế là đã: (1) đạt được mục tiêu mà chính phủ đề ra và (2) vay được nhiều hơn và với lãi suất thấp hơn lần phát hành năm 2005. Ảnh: VNN
Bán trái phiếu khác với bán một hàng hóa bình thường như cái bàn, cái ghế. Cái bàn, cái ghế nếu bán được và lại bán với giá cao hơn chất lượng của nó - và chỉ có ông chủ của nó biết mà thôi - thì gọi là thành công. Còn bán trái phiếu khác với bán bàn ghế. Ngoại lệ như mấy nước Châu Phi mất uy tín đến nỗi không còn ai dám cho vay nữa không nói làm gì, còn Việt Nam với uy tín hiện tại thì trái phiếu muốn bán cũng không khó để kiếm được người mua. Vấn đề chỉ là "tiền nào của đó". Còn nói theo ngôn ngữ của dân kinh doanh trái phiếu thì lợi tức cao sẽ tương ứng với rủi ro cao, và ngược lại.
Nghĩa là trái phiếu đã bán được với cái giá phải trả tương ứng với xếp hạng quốc gia mà 3 tổ chức chuyên nghiệp quốc tế đã xác định. Nói cho dễ hiểu, người ta xếp hạng mình là "tiêu cực" thì mình bán được với giá "tiêu cực". Chừng nào người ta xếp hạng mình "tiêu cực" mà mình bán được với giá "tích cực" mới gọi là thành công.
Vấn đề thứ hai mà ông cho là thành công, đó là ta vay được nhiều hơn và với lãi suất thấp hơn lần phát hành năm 2005. Chắc là ông có nhầm lẫn gì chăng? So sánh vay nợ thời điểm 2010 với 2005 có ý nghĩa gì? Về phương diện lãi suất, vào thời điểm 2005, mặt bằng lãi suất chung của cả thế giới đang ở mức cao hơn là điều hiển nhiên - nhất là tham chiếu với lãi suất trái phiếu chính phủ của các thị trường mới nổi. Lấy thời suy thoái bây giờ để so với thời bùng nổ 5 năm trước nào có ý nghĩa. Mặt bằng lãi suất toàn cầu cao lúc đó thì anh vay nợ với lãi suất cao là chuyện đương nhiên.
Nếu so sánh như thế, ngộ nhỡ vài năm nữa dễ xảy ra khả năng như sau: Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam tốt lên, được các tổ chức quốc tế đánh giá tín nhiệm quốc gia cao hơn, nhưng mặt bằng lãi suất chung trên thị trường lúc đó cũng cao lên. Lúc đó nếu ta vay nợ với lãi suất cao hơn năm 2010 thì đó là không thành công?
Còn về việc năm nay do vay được tới 1 tỷ đô la nhiều hơn năm 2005 (750 triệu đô la) là thành công? Thế nếu sau này ta chỉ phát thành lô trái phiếu trị giá 500 triệu đô la thì là không thành công?
Điều thiết yếu - tức là tính cấp thiết của những đối tượng mà chính phủ sẽ phân bổ vốn vay đã được giải đáp.
Tính cấp thiết đó sẽ dẫn đến điều mang tính chất quyết định. Đó là sắp tới đây vốn vay sẽ sử dụng hiệu quả thế nào, ai sẽ kiểm tra? Và rằng, nếu có hiệu quả, liệu có tốt hơn nếu so với phân bổ cho một lĩnh vực khác hoặc một khu vực khác của nền kinh tế?
Tính cấp thiết và điều mang tính quyết định đó mới đủ sức trả lời liệu việc phát hành trái phiếu quốc tế lần này và những lần sau sẽ thành công đến đâu.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty