TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, May 26, 2010

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

- Chủ Nhật, 7/03/2010 08:00


(Congannghean.vn)-Nhà sử học Mỹ, bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ  Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ" đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới
Giải phóng phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm.
Bác Hồ với phụ nữ các dân tộc thiểu số

Từ năm 1912, với tên là Nguyễn Tất Thành rời nước Pháp làm thuê cho tàu buôn Sác-Giơ Rêuyni đi vòng quanh Châu Phi, có dừng lại ở một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuyniđi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan..., ngày 15/12/1912, Bác đến Niu Oóc nước Mỹ. Tại đây Bác vừa đi làm thuê để lấy tiền kiếm sống vừa tranh thủ giờ nghỉ để học tập và thăm các danh thắng.
Đến thăm Tượng thần tự do, Bác đã ghi cảm tưởng: "Ánh sáng trên đầu thần tự do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Tượng thần tự do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người đấu tranh da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?".

Năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chính Người với tên là Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam ra lời kêu gọi: "Hỡi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh, chị em bị áp bức bóc lột". Từ nay anh chị em chúng ta cần gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: Thực hiện mười điều mà điều thứ mười là: "Thực hiện nam nữ bình quyền".

Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đã giới thiệu vào Quốc hội khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một số chị em tiêu biểu như: Bà giáo sư Nguyễn Thị Thục Viên, bà Tôn Thị Quế... Từ đó đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào cơ quan lãnh đạo các cấp từ trung ương đến cơ sở ngày càng đông, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Ngày 08/03/1952, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, nhân ngày Quốc tế phụ nữ. Bác đã gửi thư cho chị em trong nước và chị em kiều bào ngoài nước.
Bác viết : "Hai Bà Trưng đã để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang, là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng và là lực lượng trong quốc tế phụ nữ".
Nhân dịp này Người còn "Kính cẩn  nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sỹ đã hi sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sỹ". Gần cuối bức thư Người khẳng định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".

Sau này mỗi dịp đến công tác ở địa phương Bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc: "Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn: "Bộ tóc là góc con người". Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: "Các cháu kinh nguyệt có đều không?".
Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: "Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu... rất thất thường".
Đôi mắt Bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế cùng tiếp khách với Bác: "Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống".
Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với Bác xin chụp ảnh lưu niệm, Bác không đồng ý và bảo: "Khi nào các chú ra làm việc với Bác có đại biểu phụ nữ thì Bác mới chụp ảnh lưu niệm".

Đúng như nhà sử học Mỹ bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ  Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ" đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới; chỉ Hồ Chí Minh là thấy được rằng phụ nữ đã phải chịu đựng những gánh nặng như nam giới và còn hơn thế nữa".

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày Quốc tế phụ nữ và hướng tới kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Bác Hồ, nhắc lại những điều này giúp chúng ta suy nghĩ và hành động góp phần vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng là cách học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty