Dạy con biết nói thật để đi học xứ người
Cập nhật lúc 07:05, Thứ Ba, 25/05/2010 (GMT+7)
- Giỏi Toán, tiếng Anh cũng chưa đủ để con du học... từ thuở 13. Các ông bố, bà mẹ tiếp tục đầu tư dạy con biết nói thật, biết chia sẻ, biết đàn ca, thể thao. Có những bà mẹ cá tính đã gạt bỏ hiếu thắng để lắng nghe con, nhiều ông bố tranh thủ thời gian cuối tuần lái xe đưa con đi làm từ thiện.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Học giỏi chưa đủ, muốn đi du học cần nhiều kĩ năng khác
(Ảnh chỉ mang tính minh họa) |
Chị Hạnh làm ở phòng đối ngoại một ngân hàng cổ phần. Cô con gái của chịgái đang học lớp 8 một trường dân lập ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngoài việc hướng dẫn con học, chị còn dắt con dự hầu hết các hội thảo về du học, tham gia các bài kiểm tra của các trung tâm ngoại ngữ lớn… để lấy kinh nghiệm.
Chưa hết, con chị còn tham gia các cuộc thi giải toán trên mạng, các cuộc thi cờ vua, thi toán, thi vẽ… mà trường hoặc ngành giáo dục tổ chức.
Lý do mà chị đưa ra là: khi làm hồ sơ đi du học, nhiều khi những chi tiết tưởng là nhỏ nhặt đó lại quyết định thắng thua.
Cho rằng, với người nước ngoài thì bảng điểm chỉ có giá trị tham khảo, nhưng chị vẫn yêu cầu và kèm cặp con phải đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Ngoài ra, chị cũng tính nước "chắc ăn": quan hệ tốt, hay giúp đỡ các cô để con mình có một học bạ thật đẹp.
"Một lần đi họp phụ huynh, thấy cô giáo chủ nhiệm của con kêu đau lưng, mình lại quen một bác sĩ chữa bệnh này rất giỏi, thế là nhiệt tình chở cô đi. Từ đó, cô rất quý bé nhà mình. Nhưng mình không cho nó biết. Con mình dành khá nhiều thời gian cho môn tiếng Anh thì không thể môn nào cũng giỏi đều được" – chị Hạnh kể.
Trẻ con đang thực hiện ước mơ của người lớn? (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
|
Còn chị Thoa ở đường Hoàng Quốc Việt cũng cho rằng, để chuẩn bị cho con du học thì còn phải dạy con trung thực, có suy nghĩ độc lập.
"Xem trên ti vi, nhiều em học sinh được phỏng vấn trả lời hết sức già dặn và không… tin được. Môi trường giáo dục ở ta khiến trẻ con thường không dám nói ra suy nghĩ thật của mình!" – chị giải thích.
Chị cố gắng động viên con nêu chính kiến và phải nói thật. "Tôi là người hiếu thắng, muốn con phải đúng ý mình, nhưng có lúc phải gạt đi để khuyến khích nó".
Có lần, bạn đến chơi, đầu tóc ăn mặc rất nhí nhố, chị rất cáu, rồi mắng con. Nhưng con giận, rồi bảo thấy thế là đẹp, đừng ép phải theo ý mẹ. Cu cậu còn lý sự, quan trọng là bạn ấy tốt, chơi với nhau thấy hợp. "Thế thì mình cũng phải chịu, đành từ từ phân tích chứ cũng không thể áp đặt được" – chị Thoa kể.
Trên diễn đàn webtretho còn lưu câu chuyện của một học sinh săn được học bổng toàn phần ở Singapore. Em sang được 6 tháng, học bổng đủ để không phải lo gì về tiền nong, lại được cấp thêm để đủ tiêu vặt. Vậy nhưng, nhặt được ví có 400 USD của bạn lại không trả. Camera ghi lại được hình, bố mẹ em học sinh này được mời sang đền số tiền mà trường đã bỏ ra trong 6 tháng. Sau đó, cả nhà cùng nhau… về..
Một bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm: "Cả ban giám hiệu bay sang để tuyển học sinh giỏi, tài năng thật sự. Họ quan sát kỹ lắm, từng hành vi một, từ lúc bố mẹ chở đến xách cặp vào cho con. Khi cháu đỗ vào vòng phỏng vấn, họ hỏi tại sao lại không tự xách cặp...".
"Xem trên ti vi, nhiều em học sinh được phỏng vấn trả lời hết sức già dặn và không… tin được. Môi trường giáo dục ở ta khiến trẻ con thường không dám nói ra suy nghĩ thật của mình!" – chị giải thích.
Chị cố gắng động viên con nêu chính kiến và phải nói thật. "Tôi là người hiếu thắng, muốn con phải đúng ý mình, nhưng có lúc phải gạt đi để khuyến khích nó".
Có lần, bạn đến chơi, đầu tóc ăn mặc rất nhí nhố, chị rất cáu, rồi mắng con. Nhưng con giận, rồi bảo thấy thế là đẹp, đừng ép phải theo ý mẹ. Cu cậu còn lý sự, quan trọng là bạn ấy tốt, chơi với nhau thấy hợp. "Thế thì mình cũng phải chịu, đành từ từ phân tích chứ cũng không thể áp đặt được" – chị Thoa kể.
Trên diễn đàn webtretho còn lưu câu chuyện của một học sinh săn được học bổng toàn phần ở Singapore. Em sang được 6 tháng, học bổng đủ để không phải lo gì về tiền nong, lại được cấp thêm để đủ tiêu vặt. Vậy nhưng, nhặt được ví có 400 USD của bạn lại không trả. Camera ghi lại được hình, bố mẹ em học sinh này được mời sang đền số tiền mà trường đã bỏ ra trong 6 tháng. Sau đó, cả nhà cùng nhau… về..
Một bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm: "Cả ban giám hiệu bay sang để tuyển học sinh giỏi, tài năng thật sự. Họ quan sát kỹ lắm, từng hành vi một, từ lúc bố mẹ chở đến xách cặp vào cho con. Khi cháu đỗ vào vòng phỏng vấn, họ hỏi tại sao lại không tự xách cặp...".
Mẹ laida… trên webtretho tư vấn thêm: "Chuẩn bị cho con tính tiết kiệm cũng rất cần thiết, em thấy nhiều cháu học giỏi cho là thành tích lớn, cha mẹ sẵn tiền cho con tiêu xả láng, sang kia quen tiêu xài nên chi phí cha mẹ cho là rất lớn.
Còn anh Cường có con đang học lớp 4 một trường có tiếng ở huyện Từ Liêm thì cùng với nhiều phụ huynh khác thỉnh thoảng lái xe ô tô đưa các con đi làm từ thiện. Theo anh, đó là cách để con biết quan tâm đến người khác. Tất nhiên, đó cũng là một lợi thế để sau này con anh đi du học.
Còn anh Cường có con đang học lớp 4 một trường có tiếng ở huyện Từ Liêm thì cùng với nhiều phụ huynh khác thỉnh thoảng lái xe ô tô đưa các con đi làm từ thiện. Theo anh, đó là cách để con biết quan tâm đến người khác. Tất nhiên, đó cũng là một lợi thế để sau này con anh đi du học.
- Phù Sa
No comments:
Post a Comment