TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, May 27, 2010

Công an sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc để bảo vệ chế độ

Hiện trường nơi ông Hữu Nam qụy xuống

——-

Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa tuyên bố: “Để bảo vệ chế độ cộng sản, lực lượng công an chúng tôi sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này, nếu họ có ý đồ chống lại đảng, nhà nước và chế độ”.

Lê Diễn Đức

Vào khoảng 10 giờ 30 sáng 25/5, tại khu mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Khu kinh tế Nghi Sơn, thuộc xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã xảy ra một vụ nổ súng của cảnh sát cơ động 113 khiến 1 trẻ em bị chết và hai người khác bị trọng thương.

Một số người dân chứng kiến vụ nổ súng kể lại rằng, vào thời điểm nói trên, có nhiều người dân tập trung ở khu mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Khu kinh tế Nghi Sơn để đòi quyền lợi được hỗ trợ hoa màu trên đất. Đã xảy ra cãi vã, xô xát. Bỗng dưng có hai tiếng súng nổ, rồi bất ngờ thấy chị Lê Thị Thanh bị đạn xuyên qua tay; em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi và ông Lê Hữu Nam, hơn 40 tuổi (cả 3 người đều quê ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia) bị trúng đạn gục tại chỗ, máu chảy lênh láng. Người dân cho biết rất có thể lực lượng cảnh sát 113 đã bắn thẳng vào bà con để trấn áp cuộc biểu tình!

Sau khi sự việc xảy ra, dân chúng đã xúm lại cấp cứu cho chị Lê Thị Thanh, em Lê Xuân Dũng và ông Lê Hữu Nam. Thế nhưng, ngay lúc đó lực lượng chức năng (trong đó có công an) đẩy dạt người dân ra ngoài, rồi đưa 3 nạn nhân lên xe ô tô đi cấp cứu.

Nạn nhân Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, gục chết tại chỗ

——-

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia, chị Lê Thị Thanh đang được các bác sỹ cấp cứu, chăm sóc, lãnh đạo bệnh viện không cho bệnh nhân tiếp xúc với báo chí. Em Lê Xuân Dũng đã chết, lưu ở nhà xác. Người nhà nạn nhân gào khóc, kêu la thảm thiết. Công an cũng có mặt tại nhà xác để chuẩn bị tiến hành mổ tử thi. Riêng trường hợp của ông Lê Hữu Nam, bị thương rất nặng, đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, phóng viên có mặt tại hiện trường, vẫn thấy một vũng máu tươi nguyên, úp lên trên là một mảnh kính vỡ có đề chữ “Police” (kính an toàn của cảnh sát 113), phía trên có 6 hòn đá nhỏ chận lên tấm kính.

Do bức xúc vì cái chết của em Dũng, đồng thời cho rằng việc trả tiền đền bù chưa thỏa đáng có liên quan đến ông Chủ tịch xã Tĩnh Hải nên nhiều người dân đã kéo nhau đến nhà ông Chủ tịch phá phách nhà cửa, đồ dùng, quán, máy photocoppy…

Ông Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an cộng sản tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thời gian qua, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương ra quân duy trì trật tự nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai xay dựng khu công nghiệp này. Đặc biệt, ở xã Tĩnh Hải mấy ngày nay liên tục xảy ra việc người dân ra ngăn cản không cho các nhà thầu thi công mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, vì họ cho rằng nhà máy đã thi công trên đất đai canh tác của họ.

Người dân không hiểu, hoặc không muốn hiểu rằng, trong chế độ hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước của đảng “thay mặt” nhân dân quản lý đất đai nên, đảng có toàn quyền muốn trưng thu, mua bán, trao đổi cho bất cứ tổ chức, cá nhân hay công ty nào, vào bất cứ lúc nào, bất kể người dân từ đời này qua đời khác đã sinh ra, lớn lên và cuộc sống gắn liền với mảnh đất của họ.

Sáng 25/05, tình hình trật tự vẫn lộn xộn nên chính quyền địa phương cùng với lực lượng công an đã có mặt để vận động quần chúng nhân dân, giải tán đám đông, do vậy việc đụng độ lại xảy ra. Nhưng người dân vẫn cương quyết cố đòi lại đất đai của mình, nên cảnh sát 113 đã ra tay hành động.

Sự việc xảy ra tại Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá là một trong hàng chuỗi vụ đụng độ liên tiếp trên khắp ba miền từ nhiều năm nay, nhiều khi đổ máu, về chủ quyền đất đai, giữa cảnh sát theo chỉ đạo của Trung ương và dân chúng. Gây xôn xao dư luận gần đây nhất là vụ biểu tình của giáo dân Thái Hà đoài hoàn trả lại bất động sản của Giáo hội. Cuộc ẩu đầu tháng 5 năm nay tại giáo xứ Cồn Dầu, gần thành phố Đà Nẵng, về chuyện di dời nghĩa trang giữa công an, cảnh sát và giáo dân, kết thúc bằng hàng chục người bị bắt giam.

Nghị định 69 của Chính phủ được ban hành từ 1/10/2009 với mục đích ngăn ngừa bất công trong việc thu hồi, tước đoạt đất đai và đền bù không thoả đáng, xem ra không có hiệu quả gì.

Trong một cuộc nói chuyện với BBC hồi 8/2009, trước khi nghị định 69 có hiệu lực, ông Đặng Dũng, một luật sư ở Sài Gòn từng bào chữa cho nhiều vụ kiện tụng đất đai đã lường trước: “Khi tôi đọc, ban đầu cũng mừng nhưng thực ra là mừng hụt vì đối với những vấn đề quy hoạch nào họ đã thu hồi đất rồi thì không áp dụng nghị định này”.

“Trong hội nghị nào tôi cũng nói rằng, khi nhà nước thu hồi đất đai của người dân thì nhà nước thu được nhiều thuế có được nhiều tiền, ông doanh nghiệp có tài quản lý ông thu được lợi nhuận. Thế thì doanh nghiệp giàu, nhà nước giàu nhưng tại sao lại bắt người nông dân là giới nghèo nhất trong nước phải hy sinh để ông nhà nước, ông doanh nghiệp làm giàu?” – Luật sư Đặng Dũng nói.

Nguyên do cơ bản nhất dẫn đến xung đột giữa bà con mất đất và nhà chức trách nằm ở chỗ mà báo chí trong nước đề cập không ít là trong các sự vụ này có rất nhiều công đoạn bê bối, thiếu minh bạch và bất công. Tất cả ai cũng biết rõ ràng rằng, những người giàu có nhất Việt Nam hôm nay đều có bàn tay trong các phi vụ đầu cơ, kinh doanh bất động sản, được bảo kê bởi các quan chức từ cơ sở địa phương đến cao nhất ở Trung ương.

Cho nên vấn đề còn nằm ở chỗ khác nữa mà báo chí không nói đến, đó là hệ thống chính trị duy trì quyền sỡ hữu đất đai bằng các nghị quyết của đảng và nghị định, chỉ thị hành chính của các cơ quan nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng. Luật đất đai được Quốc hội thông qua chỉ là thứ trang sức biểu diễn. Bởi vì nói như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc thì, Quốc hội cuối cùng chỉ là cơ quan hợp thức hoá các nghị quyết của đảng. Còn Công tố viện và Toà án nơi bảo vệ công lý thì lại là công cụ của đảng Cộng sản, làm sao có thể đứng về phía dân nghèo một cách trung thực, thẳng thắn. Ngành tư pháp bệnh hoạn này bảo vệ trước hết quyền lợi của đảng. Mà đảng thực chất chỉ là của một nhóm người hay đúng hơn là một tổ chức maphia nhà nước hiện đại, giấu bộ mặt tàn ác và tham lam dưới cái mặt nạ “pháp trị xã hội chủ nghĩa” để cai trị, áp bức và ăn cướp của dân.

Cho nên đừng ngạc nhiên khi Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa ngổ ngáo tuyên bố: “Để bảo vệ chế độ cộng sản, lực lượng công an chúng tôi sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này, nếu họ có ý đồ chống lại đảng, nhà nước và chế độ”.

Còn sự lếu láo nào hơn không?

Viết và bình luận dựa theo tin nhận được của ông NTL, một cư dân của Tĩnh Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hoá, nơi xảy ra sự vụ.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty