TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, August 25, 2009

Dân phải "có phần" trong nước


25/08/2009 05:33 (GMT + 7)
"Nếu người dân chỉ có quyền đi đánh giặc để được chết, còn lợi thì thuộc hết thảy về nước, thì nước không có nghĩa lý gì với họ cả".


"Một khi người dân đã được hữu sản, mà trong nước có họa xâm lăng, đức ông và ngay cả nhà vua, có muốn cản không cho họ nhập quân đánh giặc giữ nhà, giữ nước cũng không được."

Lịch sử ghi lại rằng, để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống lại họa xâm lăng Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285), triều đình Thăng Long đã dùng nhiều kế hoạch hoãn binh. Biết nhà Nguyên không từ bỏ mộng xâm lăng nước ta, triều đình đã cho chuẩn bị các điều kiện thiết yếu cho cuộc chiến trong mấy năm liền.

Một trong những kế sách quan trọng nhất, được lòng dân nhất, là “Phú Quốc Cường Binh”. Kế sách này được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thực thi đầu tiên tại chính thái ấp của mình, sau dâng lên triều đình, trở thành quốc sách, đánh thức sức lao động sáng tạo trong toàn dân, tạo lực lượng mạnh mẽ sẵn sàng cho cuộc chiến cam go.

Để độc giả có thêm góc nhìn về kế sách này. Tuần Việt Nam xin trích giới thiệu một số đoạn trong cuốn Thăng Long nổi giận của nhà văn Hoàng Quốc Hải:

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị tướng toàn tài. Thời ấy, các vị môn khách như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Phạm Lãm, Trần Thì Kiến, Trình Giũ, Ngôi Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực, Dã Tượng, Yết Kiêu... là các danh sĩ, danh tướng đương thời đều quy tụ dưới trướng của ông.

Sau khi từ Thành Thăng Long về, Trần Hưng Đạo cho quy tập các vị gia thần, gia tướng và môn khách, cho họ biết ông đã chứng kiến sự hống hách hỗn xược của Sài Thung – sứ nhà Nguyên sang ta. Họa xâm lăng đang đến gần.

"Bởi vì sự gắn bó của dân với nước, là ở chỗ phần của họ có gì trong đó. […]

Còn nếu như, người dân chỉ có mỗi cái quyền đi đánh giặc và để được chết, còn lợi thì thuộc hết thảy về nước và các quan trên, thì bẩm đức ông, nước không có nghĩa lý gì với họ cả."

Hưng Đạo Vương nói: “Trọng yếu nhất là sự nghiệp hưng binh […] Nếu dân chúng giàu thì nước mới có cơ mạnh được. Theo đó, nhà nhà lại yên tâm cho chồng cho con sung vào quân thứ, đi luyện tập hàng ngày.”

Đáp lời chủ tướng, danh sư Phạm Lãm đã nói lên những lời gan ruột:

Con người sinh ra có hai điều mong muốn nhất. Một là tự mình xoay xỏa lấy cuộc đời mình. Hai là, phải có cái ăn cái mặc. Mà muốn có cái ăn cái mặc, trước hết phải có ruộng đất.

Thâu tóm lại sở nguyện của con người từ thái cổ đến nay, vẫn chỉ là tự do và tư hữu. Đại Việt ra từ khởi thủy đến nhà Lý, ruộng đất vẫn là của nhà nước, gọi là quốc điền. Bản triều ta vẫn noi theo các triều trước. Duy tới năm Giáp Dần (1245) Nguyên phong thứ tư đời tiên đến, mới ban hành chính sách bán ruộng công. Mỗi một diện là 5 quan. Từ đấy, nhân dân mới có ruộng tư.

Từ khi có tư điền, lúa tốt hẳn lên. Mùa vụ thóc lúa nhiều hơn. Dân chúng ai cũng mong muốn có mảnh ruộng, và được làm ăn trên mảnh đất của mình. Nhưng không phải ai cũng có đủ tiền mua ruộng.

Để trong dân, ai cũng có chút ít ruộng đất, theo thiển ý của tiểu nhân, nhà nước nên xẻn bớt quốc điền, để cấp cho những người không có ruộng. Lại cho dân tự khẩn hoang đất rừng, đất bãi ven sông, và hạn chế phần chiếm hữu. Quá giới hạn phải nộp cho quốc điền phần nửa. Nơi nào không có đất đai hoang hóa thì xẻn bớt một phần đất thái ấp của các vương hầu, bán cho dân. Ai không đủ tiền, được trả dần trong một hạn định.

Lại nữa, số nông nô, nô tì các nhà quan hiện chiếm hữu quá nhiều. Nếu như các dân ấy được giải tỏa mà lại có thêm ruộng đất nữa, thì thần đoán chắc, chỉ trong vòng vài ba năm, nước ta không muốn sung túc dư thừa lương thực và các sản vật chăn nuôi như trâu bò, gà lợn, cũng không được.

Và một khi người dân đã được hữu sản, mà trong nước có họa xâm lăng, đức ông và ngay cả nhà vua, có muốn cản không cho họ nhập quân đánh giặc giữ nhà, giữ nước cũng không được. Bởi vì sự gắn bó của dân với nước, là ở chỗ phần của họ có gì trong đó. […]

Còn nếu như, người dân chỉ có mỗi cái quyền đi đánh giặc và để được chết, còn lợi thì thuộc hết thảy về nước và các quan trên, thì bẩm đức ông, nước không có nghĩa lý gì với họ cả. Và sự thể sẽ là họ trốn lính. Trốn mọi phận sự.

Hưng Đạo Vương cảm kích nói thêm:

Những điều các ông tỏ bày, đều là những việc cấp kỳ, không thể không làm. Có điều, việc đó sẽ đụng chạm đến lợi lộc của một số người quyền cao chức trọng. Quả thật, việc này làm được là muôn khó. Vì rằng, từ lâu người ta đã quen sống với việc chỉ nhận thêm vào hơn là phải xén bớt đi, dù là quyền lợi hay không cũng thế cả thôi.

[..]

Các việc trên đều phải được thực hiện. Vì nó là quyết sách sống còn của cả dân tộc và vương triều. Việc đó sẽ bắt đầu từ thái ấp An Sinh, từ phủ Hưng Đạo!

  • Trích cuốn Thăng Long nổi giận, tác giả Hoàng Quốc Hải, Nxb Phụ nữ, 2003

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty