TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, August 23, 2009

Khi Trung Quốc 'nếm mùi' lao động nước ngoài

Cập nhật lúc 07:23, Chủ Nhật, 23/08/2009 (GMT+7)

Sự xuất hiện ồ ạt của lao động Trung Quốc ở nước ngoài khiến dân bản địa ghét. Tới giờ, dân Trung Quốc bắt đầu được nếm mùi tương tự. Chính quyền và người dân Trung Quốc đã phản ứng như thế nào với làn sóng người Phi đổ tới nước này ngày càng tăng?

Người châu Phi có mặt ngày càng nhiều tại các thành phố ở Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Châu. (Ảnh Reuters)

"Họ đối xử với chúng tôi như những con vật!"

Mồ hôi đầm đìa và kêu gào công an Trung Quốc, một nhóm người Nigeria kéo lê một thi thể không còn sự sống của một đồng hương bị thương tới một đồn công an ở Quảng Châu. Máu vẫn nhỏ từ vết thương sâu trên đầu người này.

Xung quanh họ, một đám đông khoảng hơn một trăm người châu Phi hò hét, một số cầm gậy, một số khác đập phá chậu hoa và chặn giao thông, đòi công an thực thi công lý.

Bất bình bùng phát sau vụ lực lượng an ninh công cộng Trung Quốc xua đuổi, khiến một người châu Phi phải nhảy khỏi cửa sổ của một tòa nhà cao tầng trong cuộc truy quét những người lưu trú quá hạn trái phép tại thành phố này vào năm nay.

"Họ không muốn người da đen ở lại Trung Quốc thêm một chút nào. Họ muốn chúng tôi phải ra đi", Frank, một trong những người Nigeria có mặt tại cuộc biểu tình phản đối hôm 15/7 và được các nhân chứng ghi hình, cho biết.

"Họ đối xử với chúng tôi như những con vật", Frank nói thêm. Bản thân Frank cũng đang lưu trú quá hạn và không dám tiết lộ tên thật vì sợ bị trả thù.

Cuộc biểu tình tự phát, một cuộc đối đầu trực tiếp hiếm khi xảy ra giữa người nước ngoài với nhà chức trách Trung Quốc, đã gợi nhớ tới những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt khi mở cửa với thế giới và thiết lập mối quan hệ thương mại với nước ngoài.

Căng thẳng sắc tộc

Trong vài năm gần đây, hàng chục nghìn thương nhân châu Phi và Ảrập đã đổ xô tới các trung tâm xuất khẩu như Quảng Châu và Nghĩa Ô ở phía đông Trung Quốc nhằm tìm kiếm vận may. Họ mua hàng hóa giá rẻ ở Trung Quốc và đưa về quê nhà bán với giá cao hơn để thu lợi.

Tuy nhiên, cũng giống như sự xuất hiện ồ ạt của người nhập cư Trung Quốc ở nước ngoài, vốn tạo ra những căng thẳng xã hội ở châu Phi và một số nơi khác trong thời gian gần đây, một lượng lớn người nước ngoài, đặc biệt là người châu Phi đã đổ về Trung Quốc. Việc này làm biến đổi cơ cấu xã hội tại những thành phố như Quảng Châu và điều này khiến nhà chức trách sở tại phải đau đầu.

Trong khi làn sóng người nước ngoài gia tăng đem lại những lợi ích kinh tế to lớn thì sự đa dạng về văn hóa và những ý tưởng tự do lại gắn với căng thẳng xã hội và sắc tộc, vấn đề người lưu trú quá hạn phạm tội.

"Khi phần đông người nước ngoài bận rộn với những hoạt động giao dịch có ích thì một số người lại lưu trú bất hợp pháp, làm việc trái phép hoặc buôn lậu", Peng Peng, giám đốc của Học viện Khoa học xã hội Quảng Châu - một tổ chức cố vấn, cho hay. "Làm thế nào để giải quyết việc này đang trở thành một vấn đề rất lớn".

Xung đột văn hóa

Cộng đồng người châu Phi ở Quảng Châu bắt đầu phình to vào cuối những năm 1990 với các thương nhân tới từ Mali. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, số dân châu Phi tại đây đã tăng gấp 3 với sự xuất hiện của người Nigeria, khoảng 20.000-30.000 người, ông Peng nói. Nếu tính cả số lưu trú quá hạn trái phép, con số này có thể là 100.000 người Phi.

Hiện, một số người châu Phi đã chuyển tới các thành phố lớn khác của Trung Quốc như Thượng Hải, Hong Kong và Bắc Kinh nhưng số còn lại Quảng Châu vẫn là đáng chú ý nhất. Những người da đen tràn ngập đường phố tại một quận gọi là "Tiểu châu Phi", nơi tập trung đông các cửa hiệu, cửa hàng ăn uống đậm nét chủng tộc cũng như các khu buôn bán hàng xuất khẩu với mọi chủng loại, từ quần bò nhái hàng hiệu, tóc giả tới những sản phẩm dệt may đặc trưng châu Phi.

Dân Trung Quốc bất an

Tuy nhiên, sự xuất hiện này khiến người dân địa phương bất an.

Một số chính quyền khu ngoại ô cấm người Phi sống trong khu dân cư, trong khi các diễn đàn trên mạng như Tianya lại sôi sục với các cuộc thảo luận về vấn đề người da đen trong thành phố, vào đúng thời điểm thái độ bài ngoại đang gia tăng.

"Rất nhiều người Trung Quốc không thích người Phi nhưng chúng tôi không thể làm gì được. Họ ồ ạt đổ tới Quảng Châu", một blogger viết trên Tianya. Một số khác đổ lỗi cho người nhập cư về các vấn đề như buôn thuốc phiện, trộm cướp và làm lây lan HIV trong cộng đồng gái bán dâm.

Trên các đường phố, dù sự bộc phát thái độ phân biệt chủng tộc hầu như hiếm khi xảy ra nhưng đôi lúc cũng có những cuộc ẩu đả giữa người Phi và người Trung Quốc vì bất đồng mua bán.

"Bản sắc chủng tộc ở cả hai phía đều hiện diện... nó cho thấy sự khác biệt rõ ràng về văn hóa", Martyn Davies, chuyên gia về Trung Quốc tại trường đại học Stellenbosch ở Nam Phi cho hay.

"Thách thức đối với mối quan hệ Trung Quốc - châu Phi là sự chấp nhận về văn hóa... Nó không phải là về vốn hay kỹ năng quản lý, hoặc bất cứ thứ gì khác. Nó là văn hóa và điều cơ bản là phải phá vỡ những định kiến về nhau".

  • Hoài Linh (Theo Reuters)

Kỳ II: Trung Quốc hạn chế lao động châu Phi như thế nào?

,
Gửi cho bạn bè In tin này

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty