TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, August 27, 2009

Hà Nội cạn đất, mương cũng thành 'kim cương'

Cập nhật lúc 06:54, Thứ Năm, 27/08/2009 (GMT+7)

- Hà Nội còn bao nhiêu mương đang nằm trong các dự án cống hóa kiểu như mương Phan Kế Bính, với mục tiêu trước mắt là bãi đỗ xe còn mục tiêu lâu dài thì khó đoán định?

Mương

Mương - "đất kim cương" sau khi cống hóa (Ảnh: T.M).

Sự phát hiện của cộng đồng thời gian qua đối với dự án xây tòa nhà 3 tầng hoành tráng trên mặt mương Phan Kế Bính giữa Thủ đô - khiến nhiều người chứng kiến "toát mồ hôi", còn các cơ quan quản lý không thể không thấy cần rút kinh nghiệm nghiêm túc.

Hà Nội thời điểm hiện tại có tổng cộng bao nhiêu dự án xã hội hóa cống hóa mương làm bãi đỗ xe, với mục đích tốt đẹp ban đầu đặt ra nhằm "phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố, giảm ô nhiễm môi trường, chống lấn chiếm sông, mương tiêu thoát nước"?

Câu trả lời sắp có bởi cuối tháng 8/2009 là "hạn" Sở KH&ĐT Hà Nội báo cáo UBND TP, sau khi chủ trì nhiều sở, ngành cùng rà soát tất cả dự án dạng này.

Đâu có mương là ta... đỗ xe?

Ý kiến nhiều chuyên gia, hệ thống giao thông tĩnh của Thủ đô - cũng như bất cứ công trình chức năng nào khác - rất cần được qui hoạch và theo qui hoạch. Mương, cống "lịch sử để lại" trên địa bàn Hà Nội chảy không theo qui hoạch nào, và dĩ nhiên không thể cứ ở đâu có mương là cống hóa, và cứ cống hóa là... phát triển hệ thống giao thông tĩnh!

"Cống hóa là cần thiết, để giảm ô nhiễm gây ra bởi các mương thoát nước lộ thiên. Tuy nhiên, sau khi cống hóa - sử dụng mặt bằng đó làm bãi đỗ xe (hay bất cứ công trình gì) lại là việc hoàn toàn khác và cần nghiên cứu thấu đáo. Các bãi đỗ xe phải tuân thủ qui hoạch mạng lưới giao thông, phù hợp với cơ cấu phân bố dân cư, còn hệ thống mương thoát nước kể cả khi đã được cống hóa vẫn cần được bảo dưỡng, tuân thủ qui hoạch bảo vệ môi trường" - Phó Chủ tịch Hội Qui hoạch phát triển đô thị Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm nhận định.

Tại Hà Nội lúc này, rất khó để tìm ra một dự án cống hóa để mở rộng mặt đường, như dự án cống hóa mương Ngọc Khánh từng manh nha từ khoảng năm 2003.

"Rộ" lên nhiều nhất khoảng năm 2006 - 2007, khi Hà Nội bắt đầu "đẩy mạnh" chủ trương xã hội hóa, Thủ đô bộc lộ thiếu bãi đỗ xe quá, đồng thời bức tranh đô thị ngày càng đẹp đẽ bao nhiêu thì dòng mương, rãnh cống chảy qua phố phường càng phản cảm bấy nhiêu... Những ý tưởng "3 trong 1" kiểu như vừa thúc đẩy xã hội hóa, vừa phát triển giao thông tĩnh, vừa giảm ô nhiễm (kể trên) rất dễ "đi vào lòng người", được chấp thuận.

Tuy nhiên, sâu trong các ý tưởng được đề xuất cho mương, cống nội đô Hà Nội đó - bao nhiêu phần trăm thực sự muốn góp phần giúp Thủ đô đỡ ô nhiễm, bao nhiêu phần trăm "nhắm" đến "đất kim cương" sẽ phát lộ ngay trên mặt mương... là "bài toán" mà tính theo cách gì cũng khả thi với nhà đầu tư "lấp mương, được kim cương"!

Cống

Phải chăng cứ "cống hóa" mương là phải lập bãi đỗ xe ở trên mới khả thi? "Mương chẳng lẽ không thể trở thành đường giao thông, sân chơi, tập thể dục... hoặc "khoảng xanh" cho đô thị? (Ảnh: T.M)

Vì thế nên, có con mương dịp giữa năm 2007 còn chưa kịp "xã hội hóa" thì UBND quận sở tại đã đề nghị Thành phố giao Quận làm chủ đầu tư lập dự án cống hóa kết hợp công trình công cộng, như đoạn mương nối từ đường Lạc Long Quân đến Xuân La...

Mương Phan Kế Bính tại quận Ba Đình (mà sau này biến thành 7.000m2 đất vàng) cũng thuộc một trong những dự án được giao chủ đầu tư cống hóa, làm bãi đỗ xe trong năm 2007.

Tháng 11/2007, một mương khác - vốn "gánh trọng trách" thoát nước giữa hai khu đô thị mới Mỹ Đình 1 và 2 "lọt tầm ngắm" của Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị. Công ty đã đề nghị Thành phố Hà Nội giao làm chủ đầu tư dự án cống hóa mương này làm bãi đỗ xe, bằng nguồn vốn huy động.

Theo người dân nơi đây, khu đô thị Mỹ Đình cận kề Khu liên hợp thể thao quốc gia, đều là các khu ở mới - "chưa quá bức bách về bãi đỗ xe, vì tòa nhà nào cũng đã được bố trí chỗ để xe, còn phía sân vận động lại càng nhiều bãi xe công cộng"!?

Hà Nội thêm "phố trông giữ xe"

Kỳ thú hơn, có con mương tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) khá dài nên đầu năm 2007 giao doanh nghiệp này một đoạn, cuối 2007 lại giao đơn vị khác đoạn khác, đều với mục tiêu làm bãi đỗ xe! Đó là mương Nghĩa Đô, chảy gần những "điểm" đang ngày càng đẹp giữa Thủ đô: công viên Nghĩa Đô, đường đôi Hoàng Quốc Việt...

Cụ thể: Ngày 25/1/2007, ông Đỗ Hoàng Ân khi ấy là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký văn bản chấp thuận giao Công ty CP Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ đoạn mương Nghĩa Đô từ công viên Nghĩa Đô đến sông Tô Lịch để công ty này đầu tư đồng bộ cả phần kinh doanh khai thác và hạ tầng công cộng.

Ngày 7/12/2007, UBND TP Hà Nội có thêm Quyết định thu hồi 5.890m2 mương Nghĩa Đô đoạn từ công viên Nghĩa Đô đến đường Hoàng Quốc Việt để giao một cơ quan thông tin thực hiện dự án cống hóa kết hợp bãi đỗ xe. Mương thoát nước tại Quyết định thu hồi này được gọi là "đất công" và chủ đầu tư thuê 50 năm, trả tiền hàng năm.

Người dân gần đó chỉ biết rằng nếu cả dọc mương dài biến thành các bãi đỗ xe, tức khu vực này sắp hiện lên một phố nghề mới của Thủ đô - "phố trông xe"! Còn chuyên gia qui hoạch khi được hỏi cho hay, không rõ kết quả nghiên cứu, thông số nào khiến Thành phố quyết định "tụ" nhiều bãi đỗ xe "lộ thiên" gần nhau như thế? Trong khi đó, áp lực về bãi đỗ theo nguyên tắc chung đã được phân bố không ít cho các công trình cao tầng mới (sử dụng tầng hầm, tầng trệt) hoặc công trình công cộng (trong khuôn viên, ngầm dưới đất)...

chềnh ềnh

Sẽ quí giá biết bao nếu nhiều con đường được mở mang nhờ cống hóa mương... và cũng chướng mắt nhường nào nếu giữa những con phố mọc lên các "bãi đỗ xe + công trình ăn theo" tận dụng mặt mương (Chỉ mang tính minh họa - Ảnh: T.M).

Nếu không kể các bãi xe sẵn có và bãi xe "lồng ghép" trong các tòa nhà cao tầng, công trình công cộng... thì ngay từ khoảng 2006 - 2007, trên khắp địa bàn Hà Nội đã manh nha hàng loạt dự án bãi đỗ xe "riêng lẻ" như: bãi đỗ xe khu vực Đền Lừ (TCty Vận tải Hà Nội); điểm đỗ xe công cộng Phùng Khoang (HTX Thống Nhất); bãi đỗ xe tại phường Thanh Xuân Trung (Cty TNHH Đầu tư & xây dựng Thanh Tùng); bãi đỗ xe tại Ngũ Hiệp (Cty CP VINAFCO); bãi đỗ xe tại phường Đại Kim (Cty CP Xuân Nhất)...

Nay, khi Hà Nội đã mở rộng, nhiều doanh nghiệp tiếp tục đăng ký đầu tư các bãi đỗ xe tại khắp nơi trên địa bàn Thủ đô: Cty TNHH Xây dựng & thương mại Thành Long với bãi đỗ xe Đầm Trấu; Cty CP Xe khách Hà Nội với bãi đỗ xe Lĩnh Nam...

Tổng cộng các điểm giao thông tĩnh (trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô) tại 10 quận Hà Nội theo kết quả rà soát của Sở GTVT vào quý II/2009 là 963 điểm cả có phép và không phép, chiếm 166.023m2 "đất kim cương".

Vậy là, nội đô Hà Nội không hẳn thiếu bãi đỗ xe đến mức phải "mời gọi" các doanh nghiệp xây những bãi đỗ chềnh ềnh giữa phố, đổi lại được cống hóa một số mương. Người có kinh nghiệm hiểu rằng, khi xin chủ trương "bãi đỗ xe" trên mặt mương, thì bãi sẽ phải kéo theo nhà văn phòng, phòng bảo vệ, thường trực... thậm chí là gara nhiều tầng, nhà dịch vụ (lâu dần có thể biến tướng thành hàng, quán, trung tâm thương mại)!

Chính sự không rõ ràng đã "tặng" Hà Nội bài học mương Phan Kế Bính, với tòa nhà 3 tầng "hùng vĩ" trên mặt mương cũ, choán hết không gian con phố không lấy gì rộng lớn và cũng không kiến trúc sư nào có thể định nghĩa đó là không gian kiến trúc kiểu gì?!

Và dư luận còn lo liệu từ bãi đỗ xe, sau một thời gian nhà đầu tư nào đó có thêm sáng kiến xin phép xây thành "tòa tháp đa năng" (như một doanh nghiệp hiện nay đang muốn xây tại bãi đỗ xe Ngọc Khánh)?

Mương thoát nước - không thể không gắn với Qui hoạch tổng thể thoát nước đô thị Hà Nội đến 2020, định hướng đến 2030 đang được dự thảo đề cương nhiệm vụ lập qui hoạch. Để thoát nước, Thành phố thậm chí vừa duyệt thêm chủ trương xây dựng tuyến mương dọc đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn trên địa bàn quận Long Biên, tránh úng ngập cho khu vực này.

Cũng như ý nguyện góp phần "xóa đất trống, đồi trọc, ruộng cằn" bằng dự án golf, nhưng kỳ thực nhiều nhà đầu tư chỉ trực... kinh doanh bất động sản - dư luận mong với những "mương kim cương" giữa Hà Nội, cần tách bạch việc cống hóa với phát triển bãi đỗ xe. Tư duy tận dụng một cách quá triệt để cũng nên xem lại, và nếu có thể, mương được cống hóa nên làm đường giao thông cho dân đi lại, thêm khoảng không cho những nơi đất chật người đông - sẽ tốt hơn nhiều...

  • Hoàng Huy

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty