TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, August 23, 2009

“Vua rau quả” Việt Nam

22/08/2009 22:16
“Vua rau quả” Nguyễn Mân - Ảnh: nhân vật cung cấp
Ông Nguyễn Mân nay đã 72 tuổi, là một trong những người đầu tiên có công đưa giống hành tây vỏ tím ruột tím, giống tỏi Đài Loan củ to, khoai tây Hà Lan ruột vàng... cùng một số giống rau-củ-quả khác đến trồng đại trà và nhân giống rộng rãi trên nhiều vùng đất VN từ gần 50 năm trước.

Đến nay, những loại rau-củ-quả ấy vẫn có mặt ngoài chợ và trong các bữa ăn gia đình. Thậm chí nhiều loại rau-củ-quả thực sự len vào sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh như loại củ tỏi to đùng cúng ông Địa ở các cửa hàng buôn bán khu trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn, hành vỏ tím ruột tím được các bà nội trợ dùng chế biến nhiều món ăn Việt trong ngày kỵ giỗ. Đặc biệt, “vua rau quả” đã gây tiếng vang lớn khi đưa được giống cải bắp, cải bông chịu nóng ở nước ngoài về trồng thành công tại các thành phố nhiều nắng của phương Nam từ sau năm 1975.

* Tình cờ chúng tôi nghe nhắc đến tên ông kèm theo danh hiệu “vua rau quả” tại một bữa tiệc chay trong mùa chay năm nay. Có phải vì ông là người đầu tiên đã đưa giống cải bắp và cải bông chịu nóng về trồng “xanh mướt” vùng ngoại ô của các thành phố ở nước ta?

- Ông Nguyễn Mân: Hơn 30 năm trước, tức năm 1976 và các năm kế đó, nguồn rau quả của TP.HCM và các tỉnh phía Nam chủ yếu được chở từ Đà Lạt về nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Lãnh đạo TP.HCM đã lập một “vành đai rau xanh” ở ngoại ô và tôi được khuyến khích cùng bắt tay hình thành, mở rộng vành đai ấy. Tôi sực nhớ trước đây từng nghe nói về một loại cải bắp có sức chịu đựng thời tiết nắng nóng, nên đã thử liên lạc với những người quen đang làm việc tại hãng hạt giống Taki Seek


“Vua rau quả” Nguyễn Mân sinh năm 1937 tại TP Huế. Học trường Quốc học (Huế), tốt nghiệp trường Quốc gia Nông Lâm Mục (Bảo Lộc - Lâm Đồng) khóa 1958-1961, kỹ sư ngành trồng trọt thuộc thế hệ đầu tiên của ngành này ở miền Nam. Làm Trưởng ty Nông nghiệp Thừa Thiên-Huế và Tham chánh văn phòng (tức Phó văn phòng) của Bộ Canh nông thuộc chính quyền Sài Gòn (cũ). Sau 1975, được giữ lại làm việc ở Phòng rau (Sở Nông nghiệp TP.HCM), rồi đảm trách vị trí Phó giám đốc Công ty rau quả TP.HCM, Giám đốc Xí nghiệp cung ứng rau quả xuất khẩu TP.HCM và được cử đi hầu hết các nước Đông Nam Á, vùng Tây Á, qua Mỹ, Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan để tìm hiểu thêm về những giống rau-củ-quả đang được quan tâm, cũng như nghiên cứu nhu cầu của thị trường “ẩm thực xanh và sạch” với xu hướng ăn chay ngày càng phổ biến trên thế giới. Ông về hưu năm 1998, hiện sống tại TP.HCM.

Company nổi tiếng của Nhật. Và tôi may mắn nhận được hai hộp giống cải bắp KK Cross và cải bông Tropicana gửi về từ hãng này để gieo trồng thử. Bấy giờ, ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM, bảo tôi trồng thử 25 cây cải bắp trên sân thượng nhà ông. Ông muốn tận mắt theo dõi sự phát triển của cây cải bắp trồng ở xứ nóng ra sao...

* Kết quả của đợt thí nghiệm ấy ra sao?

- Sau khoảng 100 - 110 ngày, số cải bắp đem trồng đã phát triển rất tốt. Các lá non lần lần úp vào nhau thành một búp lớn, mỗi búp cân nặng 2-3 kg trở lên. Kết quả ấy được ông Nghiệp vui vẻ tường trình với Phân ban nông thôn của Thành ủy TP.HCM để duyệt kinh phí chính thức nhập loại giống này. Nếu tôi nhớ không lầm thì đợt đầu đã nhập 50.000 USD hạt giống cải bắp để đưa ra các vùng rau ở Hóc Môn, đến Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng và vùng ngã tư An Sương để trồng, chăm sóc với sự hướng dẫn trực tiếp của tôi và nhân viên nông nghiệp.

Vài năm sau, các vùng rau xanh trồng cải bắp với thời hạn hơn 100 ngày nói ở trên - kể cả cải bông với thời hạn 65 - 70 ngày nữa - đã thu hoạch vượt mức mong đợi. Lượng rau không chỉ cung cấp đủ cho người dân TP.HCM và các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. UBND TP.HCM quyết định sáp nhập Công ty rau quả thuộc Sở Thương nghiệp và Phòng rau thuộc Sở Nông nghiệp lúc bấy giờ thành đơn vị mới là Công ty rau quả TP.HCM với trên 200 cửa hàng cùng 1.200 nhân viên. Về xuất khẩu, chúng ta đã đưa qua thị trường nhiều nước châu Á và Âu - Mỹ số lượng khá lớn các loại trái cây, rau, gia vị như hành, ngò, tỏi, quế; xuất khẩu sang Nga từ 1.000 - 5.000 tấn cải bắp hằng năm, đem lại hiệu quả kinh tế và nguồn lợi mới cho thành phố. Trong đó các lô hàng trái thanh long (gồm 2 tấn) xuất sang Đài Loan lần đầu vào năm 1991 được đón nhận khá tốt. Sau này, lượng thanh long xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapore, Malaysia cũng tăng nhanh đến cả trăm ngàn tấn/năm. Những gì tôi góp phần vào kết quả đó đều có sự góp sức của các bạn người Việt ở nước ngoài như ông Tô Bửu Lưỡng - tiến sĩ nông học chuyên về giống...

* Được biết, đơn vị cung ứng rau quả xuất khẩu do lãnh đạo TP.HCM giao ông làm giám đốc đã nhận được Cúp vàng chất lượng sản phẩm trao năm 1994 tại Genève (Thụy Sĩ) và tên ông được ghi trong Who’s Who Of The Asian Pacific Rim (tập sách Những người nổi tiếng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương) 1997-1998, cũng như được báo chí nhắc đến với danh hiệu “vua rau quả”. Ông có thể cho biết về hành trình đến với đỉnh cao danh hiệu ấy?

- Năm 24 tuổi, tôi được tuyển dụng vào Nha khuyến nông – đây là một ngành mới ở miền Nam lúc bấy giờ, và được phân công làm việc tại Sở Huấn luyện và trình diễn của Nha, đảm trách tập huấn kỹ thuật trồng trọt các loại cây-rau-quả cho nông dân. Hằng tháng tôi phải ăn ở, làm việc tại 4 nơi gồm: Đà Lạt, Phan Rang, Nha Trang và Sài Gòn, mỗi nơi một tuần. Phương tiện di chuyển là một chiếc xe hơi nhỏ, một tài xế do Nha cấp. Xe này có một thùng phía sau khá dài và rộng dùng chở các loại giống đi khắp nơi. Tôi trở thành một trong những người đưa các loại khoai tây mới đến Đà Lạt, đưa hành tây giống Đài Loan và Nhật có vỏ tím ruột tím đến trồng tại Đức Trọng và vùng Đa Thiện. Rồi chở giống củ tỏi loại chưa trồng ở Việt Nam bao giờ đến vùng bên biển bên núi của Phan Rang, Ninh Chữ để trồng, đến nay loại tỏi to củ này vẫn tiếp tục được nhân giống rộng ra. Hay chở hàng tấn khoai tây đến đất Tùng Nghĩa ở Lâm Đồng, tập hợp nông dân xuống ruộng bày cách cho họ trồng, cách theo dõi, chăm bón thế nào cho tốt.

Hết nơi này đến nơi khác, cứ cách 3 tháng tôi phải ghé lại xem kết quả và tiếp tục xuống ruộng, cuối tháng quay về Sài Gòn báo lại công việc đã làm. Điều tôi khó quên trong đời là mang đến các loại giống mới cho nhiều vùng đất ngoài Trung, trong Nam và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng hạn lần đầu tiên trồng măng tây tại Long Thành - Đồng Nai, trồng khoai mỡ thục linh (loại khoai vỏ và ruột trắng tinh gần như khoai mài thường thấy) tại Đồng Tháp Mười... Kể lướt qua như thế chứ công việc quanh năm suốt tháng rày đây mai đó thật nhiêu khê, song tôi rất say mê và gắn liền bước đi của mình với rau-củ-quả cho tới nay.

Ruộng măng tây tại Long Thành, Đồng Nai - nơi đầu tiên trồng măng tây ở VN - Ảnh do nhân vật cung cấp
Ruộng măng tây tại Long Thành, Đồng Nai - nơi đầu tiên trồng măng tây ở VN - Ảnh do nhân vật cung cấp

* Nay ông đã về hưu rồi, vậy việc “gắn liền” với rau-củ-quả ở tuổi thất thập như thế nào?

- Tôi về hưu nhưng niềm đam mê chăm sóc những trái bí, trái bầu, những rau thơm quả ngọt thì... “chưa hưu”. Vì thế tôi thành lập Công ty kinh doanh rau quả thực phẩm VF nhận cung cấp rau, quả sạch cho nhà máy sản xuất các suất ăn trên máy bay đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất và cho các khách sạn 5 sao, các nhà hàng lớn, kể cả các trường mẫu giáo, tiểu học... Tuổi đã cao nhưng tôi làm việc mà không thấy mệt nhọc. Tôi có thể làm sạch trái đậu cô-ve với công đoạn cắt đầu, đuôi và tước chỉ, lắm lúc vượt lên hơn 10 kg/giờ. Các bạn công nhân của tôi trung bình mỗi người làm được từ 6 -7 kg/giờ.

* Có khi nào rau của ông sản xuất ế vì chưa bán được hay không?

- Đã có lúc tôi chua xót phải thấy hàng tấn rau chưa được tiêu thụ, như loại bắp cải nhỏ bằng nắm tay. Khi đưa loại bắp cải nhỏ ấy ra thị trường lần đầu, ai cũng nghi ngại, chưa đón nhận, vì họ thấy bề ngoài quá lạ, quá nhỏ so với bắp cải lớn thông thường. 10 tấn đầu tiên chở đi chào hàng chỉ tiêu thụ được một nửa. Ngót 5 tấn còn lại chở ra ngoài chợ bán không ai mua... Nhưng đến mùa chay này, chúng tôi thấy loại bắp cải đó lại được tiêu thụ khá mạnh ngoài chợ và là loại rau được ưa thích, giá bán cao hơn nhiều so với các loại rau khác, đang có mặt trong nhà bếp của nhiều chùa và nhiều nhà hàng chay trong nước. Từ chuyện đó, tôi nghĩ những vật vô tri như rau-củ-quả cũng có nghịch duyên và thuận duyên y như người vậy...

* Cám ơn ông!

Giao Hưởng

Chia sẻ với bạn bè qua:

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty