|
Nhà vệ sinh công cộng trên bãi biển Sầm Sơn lại bị khóa - ảnh: Ngọc Minh |
Từ lâu, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Bình quân mỗi năm, lượng du khách đến đây dao động từ 1,3 - 1,7 triệu lượt người. Nhưng thật khó tin là ở một thị xã du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn chỉ có 3 nhà vệ sinh công cộng, trong đó một cái do tư nhân quản lý.
Chúng tôi đến Sầm Sơn vào buổi chiều đầu tuần, khi lượng du khách xuống tắm biển không đông lắm. Ghé vào một quán giải khát ở khu vực bãi A thay quần áo, gửi đồ để xuống biển, tôi ngó quanh tìm khu vệ sinh để “giải quyết nỗi buồn”, nhưng chẳng thấy. Đánh liều hỏi bà chủ quán, thì nhận được cái chỉ tay về phía khu vực tắm nước ngọt, nơi có các “phòng thay đồ” cho du khách trước và sau khi tắm. Tôi ngại ngùng hỏi bà chủ quán nhà vệ sinh công cộng, thì được trả lời rằng cả bãi biển này chỉ có duy nhất một cái ở khu vực giữa bãi B, nhưng đang bị khóa.
Thấy tôi nhăn nhó, chồng bà chủ quán ra chiều thông cảm. “Buồn” à? Thôi thay đồ đi rồi xuống biển “làm phát” cho sảng khoái”. Rồi ông chủ chỉ tay về phía biển: “Đấy, chú thấy cái thằng đang ôm phao, bơi một mình ở ngoài kia không. Đang “giải quyết nỗi buồn” đấy”. Tôi phát hoảng, không biết có bao nhiêu người trong số hàng vạn du khách chiều chiều tắm biển Sầm Sơn sẽ (buộc phải) thực hiện hành vi phóng uế kiểu này trên biển?
Nghe tôi phàn nàn về tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng ở Sầm Sơn, một nhân viên trong tổ an ninh trật tự trên bãi biển dè bỉu: “Ôi dào, các ông cứ vẽ chuyện. Quan trọng là có tiền để ăn chơi không, chứ ba cái chuyện đại tiểu tiện thì ở đâu mà chả được”. Nghe đến đây thì tôi thực sự choáng, bởi cái lối suy nghĩ “hồn nhiên” này.
Được biết, những năm gần đây, Sầm Sơn đang được đầu tư mạnh mẽ trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt để giữ gìn vệ sinh môi trường trên bãi biển, đường phố, thị xã Sầm Sơn đã trang bị hàng loạt thùng đựng rác công cộng dọc các tuyến đường chính ven biển và trên bãi biển. Vì vậy giờ đây, bãi biển Sầm Sơn đã sạch hơn rất nhiều. Nhưng chuyện nhà vệ sinh công cộng thì đang là vấn đề bức xúc với du khách hiện nay. Hình như nó không được các nhà quản lý lưu tâm đến thì phải.
Vũng Tàu: Cùng nhau quay ra... biển
Bãi biển dọc đường Thùy Vân (TP Vũng Tàu) từ ngã ba Hoàng Hoa Thám đến ngã ba Phan Chu Trinh dài 1.200m, do Liên hiệp HTX Hải Âu quản lý đã từ lâu được xem là nơi vô cùng bát nháo trong việc kinh doanh du lịch. Toàn bộ chiều dài bãi biển chỉ có 6 nhà vệ sinh của liên hiệp. Tuy nhiên, 6 nhà vệ sinh này không hoạt động vào ban đêm. Chính vì vậy, từ chiều tối, rất nhiều du khách nhậu trên vỉa hè khu vực bãi tắm muốn đi giải quyết chuyện tế nhị cứ vô tư quay ra biển mà... xả cho mát.
Cách TP Vũng Tàu hơn 20 km, Trung tâm thương mại thị xã Bà Rịa được xem là nơi dừng chân lý tưởng của du khách du lịch. Du khách trước khi về thường vào trung tâm để mua hải sản. Thế nhưng, trên tầng 2 của trung tâm có một dãy nhà vệ sinh mà lại rất tồi tàn. Chị Hoa, một du khách TP.HCM nói: “Nhà vệ sinh thiết kế không giống ai, chỉ có một lối đi. Nhiều lúc muốn “giải quyết”, vừa bước chân vào đã thấy cả nhóm nam giới đối diện nên đành phải bỏ ra ngoài”.
Còn tầng 1 và dưới đất cũng có nhà vệ sinh nhưng du khách vào phải trả 2.000 đồng/lần. Điều đáng nói là đã mất tiền nhưng du khách vẫn phải chịu đủ mọi mùi hôi từ nhà vệ sinh này. Một “chủ nhà vệ sinh” ở đây giải thích nguyên nhân gây mùi hôi: “Chúng tôi phải hạn chế nước tối đa vì ở đây phải thuê lại của trung tâm giá 6 triệu đồng/tháng. Điện, nước chúng tôi phải chịu hết”.
Đồ Sơn: Cứ thiên nhiên cho mát! Nhà vệ sinh công cộng ở bãi xe khu 2 Đồ Sơn: Buổi sáng đóng kín, buổi chiều trở thành nơi tập kết rác - Ảnh: Lưu Quang Phổ Lưu Quang Phổ Phan Thiết: Du khách không bỏ chạy mới là lạ!
Quế Hà "VN đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách. Tuy nhiên, ở VN, thường thì khách phải tìm nhà vệ sinh trong nhà hàng hoặc khách sạn mới đảm bảo vệ sinh và tiện nghi. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở VN được xem là một trong những nhà vệ sinh dơ bẩn nhất ở châu Á. Chúng không được bảo trì và rất mất vệ sinh. Nhà nước hoặc chính quyền địa phương nên quan tâm hơn nữa vấn đề này. Kinh phí để bảo trì và giữ gìn vệ sinh nên được lấy từ phí dịch vụ của người sử dụng nhà vệ sinh. Du khách sẽ không nề hà chuyện phải trả phí khi sử dụng nhà vệ sinh với một mức chấp nhận được, nhưng phải sạch sẽ. Chẳng hạn, ở Singapore, người ta đều tính phí khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Mọi người đều chấp nhận, bởi vì chúng sạch sẽ và không có mùi khó chịu. Trách nhiệm này thuộc về đơn vị quản lý điểm đến. (Ông Robert Tan, doanh nhân người Singapore đang kinh doanh du lịch ở VN - Trần Tâm ghi) |
Ngọc Minh - Nguyễn Long
No comments:
Post a Comment