TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 29, 2009

Hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc

SGTT - Có một câu hỏi cho tất cả mọi người: bao nhiêu đồ sinh hoạt trong gia đình bạn là của Trung Quốc sản xuất. Cho dù chưa có một khảo sát nào về việc này, nhưng chắc chắn câu trả lời của đa số sẽ giống nhau: có nhiều. Nếu bạn thuộc tầng lớp thu nhập cao hơn, thì những món đồ sinh hoạt của bạn có thể cao cấp hơn; và ngược lại. Nghĩa là, dù bạn thuộc tầng lớp nào, thì những món đồ Trung Quốc cũng đang hiện hữu trong nhà bạn, từ cái kim, sợi chỉ, quần áo, đồ sứ, ấm đun nước, nồi cơm điện, quạt, đồ chơi trẻ em, điện thoại,… Bạn đã quen với nó, bạn không nhận ra nó!

Đặt ra vấn đề này để thấy rằng, hàng Trung Quốc đang tràn ngập Việt Nam, trên các kệ ở siêu thị hay trên các sạp hàng ngoài chợ nông thôn. Sự hiện hữu này thật rõ ràng và đáng lo ngại, bất chấp các con số thống kê rất yên lòng của các cơ quan chức năng. Ví dụ, chỉ tính riêng ở các cửa khẩu tại Móng Cái, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ đạt vỏn vẹn 124 triệu USD trong sáu tháng đầu năm nay, theo UBND thành phố Móng Cái, một trong những địa phương đi đầu về trao đổi thương mại với Trung Quốc. Đây là con số quá thấp về giá trị so với sự tràn ngập của hàng hoá Trung Quốc chỉ riêng ở thị trường Móng Cái.

Vấn đề là, nạn buôn lậu và, có thể, bảo kê cho buôn lậu ở quy mô lớn nhỏ đã làm cho hàng Trung Quốc trở nên thật cạnh tranh về giá so với hàng Việt Nam. Trong thời gian đi một số tỉnh biên giới phía Bắc gần đây, chúng tôi chứng kiến nhiều dấu hiệu cho nhận định này. Ở Lạng Sơn, ví dụ, cách đây chừng ba năm có hàng ngàn chiếc xe tải nhẹ của các hãng Suzuki hay Deawoo. Những chiếc xe này chở hàng trị giá chừng 4 – 5 triệu đồng mỗi chuyến và phần lớn thuộc sở hữu của những cá nhân. Chúng có thể đỗ dài tới cả cây số nếu tắc đường xảy ra. Nhưng nay, hầu hết chúng đã không còn hoạt động như trước. Nhiều tài xế kể rằng, đến nay họ đã bị gạt ra rìa vì hàng hoá đưa về xuôi trên những đoàn xe tải hay xe container “quy mô hơn”.

Trên sông Ka Long, con sông cắt giữa Móng Cái và Đông Hưng cũng đang chứng kiến tình hình tương tự. Nhiều cá nhân có 1 – 2 tàu chở hàng lậu cũng đã bị gạt ra lề. Các chủ đường dây “hàng tiểu ngạch” đóng luôn một lúc vài chục cái để chở hàng, thay vì thuê các tàu lẻ như trước. Nhiều chủ tàu nay thành thất nghiệp, van vỉ lắm thì cũng chỉ được các chủ hàng thuê chở vài chuyến trong tháng “đủ ăn qua ngày”.

Chúng tôi có dịp nói chuyện với một số chủ đường dây như vậy. Họ tiết lộ rằng, cách đưa hàng về Việt Nam nay đã được “tổ chức tốt hơn và quy mô hơn”. Những chiếc xe tải đưa hàng trực tiếp từ Quảng Tây, Quảng Đông về Việt Nam. Có những chuyến tàu chở hàng lậu về tận ga Long Biên của Hà Nội mà báo chí từng đưa tin.

Trong khi đó, các thương nhân Trung Quốc đang tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh hợp pháp. Ví dụ, ở cửa khẩu Tân Thanh của tỉnh Lạng Sơn, họ đã “mua lại” hết các khu trung tâm thương mại có vị trí đẹp nhất mà chính quyền sở tại đầu tư dang dở; ở cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng của Quảng Ninh, họ đã đầu tư gần chục khu trung tâm thương mại, mỗi cái trị giá 30 – 50 triệu USD trên những mảnh đất tốt nhất cho buôn bán. Có hàng ngàn người Trung Quốc bán hàng ở đây, mà nhiều người trong số đó là các nhà sản xuất.

Trong bối cảnh như vậy, liệu hàng Việt Nam có thể duy trì vị trí chủ đạo ở thị trường này, ngay cả khi “lòng yêu nước” của người tiêu dùng được viện dẫn (hay cầu cứu)? Thật khó trả lời câu hỏi này. Cũng không thể đổ lỗi cho các doanh nghiệp hay cơ chế hiện hành. Doanh nghiệp, nhất là thuộc kinh tế tư nhân đã cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm; trong khi cơ chế đang hướng theo “nền kinh tế thị trường”, nghĩa là mọi chuyện đang đi đúng hướng.

Phải thừa nhận rằng, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là tư nhân dù cố gắng cũng khó có thể vươn lên trong ngày một ngày hai để “thích nghi và cạnh tranh” với đối thủ từ nước ngoài. Cho đến năm 2000, tức 14 năm sau đổi mới và mở cửa, cả nước chỉ có vỏn vẹn 30 ngàn doanh nghiệp tư nhân, theo bộ Kế hoạch và đầu tư, một con số thấp đến tệ hại. Những “kinh nghiệm cay đắng” trong lịch sử đã làm thui chột khu vực kinh tế này.

Bộ luật Doanh nghiệp 2000, mà tinh thần chung của nó là người dân được làm những gì pháp luật không cấm đã thổi bùng lên sự phát triển tươi mới của khu vực kinh tế này. Cho đến nay, có hơn 300 ngàn doanh nghiệp tư nhân, gấp 10 so với cách đây 10 năm, vẫn theo bộ này. Những tên tuổi lớn, những thương hiệu lớn đã dần xuất hiện ở thị trường Việt Nam.

Nhưng còn lâu họ mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vì sự non trẻ, vì kém cạnh tranh, vì tâm lý của những ông chủ doanh nghiệp đó. Vấn đề là ở chỗ, Nhà nước cần tạo cho họ một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và đảm bảo để khu vực kinh tế này phát triển, cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc”.

Tư Giang

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty