TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, August 24, 2009

Về Xuân Thọ xem... phá rừng

Cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 10 km, một “công trường” phá rừng đang tồn tại. Hàng trăm cây thông giống ba lá loại 1 thuần chủng cung cấp hạt giống cho cả vùng Tây Nguyên đã bị đốn hạ trong sự bất lực của chủ rừng

Trong vai khách du lịch dã ngoại khu vực Hang Cọp, chúng tôi tìm về thôn Túy Sơn (xã Xuân Thọ - TP Đà Lạt) và dễ dàng qua mặt những “mật thám” của cánh lâm tặc địa phương.


Khói âm ỉ trong những đống than giữa rừng

“Xưởng cưa” trong rừng cấm


Vượt qua điểm du lịch thác Hang Cọp khoảng 1 km, những “khách du lịch bất đắc dĩ” rẽ trái vào điểm nóng tiểu khu 153 thuộc lâm phần quản lý của Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.


Tại đây, hàng loạt cây thông bị đốn hạ với hàng trăm bìa ván mới xẻ do lâm tặc bỏ lại. Trong chiều dài khoảng 2 km đi bộ trong điểm nóng, chúng tôi bắt gặp khoảng 20 “xưởng cưa” ngay bên đường. Tại những điểm rừng bằng
phẳng ngay trên đường đi, hàng chục cây thông đường kính từ 50 – 70 cm bị cưa ngang gốc, vết cưa còn ướt nhựa tươi. Có ít nhất 200 cây thông ba lá có tuổi từ 30 – 40 năm đã bị cưa hạ và xẻ hoàn chỉnh ngay bên đường. Anh Đại, một người dân thôn Túy Sơn làm rẫy bên bờ sông La Bá, cho biết mùa này là mùa phá rừng tập trung, có những đêm tại khu vực đồi Âm Phủ (tiểu khu 153) có đến 3 – 4 tốp lâm tặc đồng loạt phá rừng. Ông Phạm Văn Th., bảo vệ điểm du lịch thác Hang Cọp, cho biết thêm: Gỗ thông bán tại rừng, vừa hạ xuống đã có giá hơn 1 triệu đồng/m3 nên rừng bị phá liên tục.


Chủ rừng bất lực?


Ông Nguyễn Thành Chương, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên và ông Nguyễn Duy Mùi – Trạm trưởng Trạm Giống lâm nghiệp Xuân Thọ (đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ rừng của công ty), đều thừa nhận: Tình trạng phá rừng xảy ra liên tục và thường xuyên, cao điểm là tháng 7-2009. Đây là dịp mưa bão nên anh em không tuần tra được, lâm tặc phá rừng tập trung. Ông Mùi thừa nhận khu vực khoảnh 203 chỉ có khoảng 100 cây thông đã bị đốn hạ. Nhưng khi chúng tôi cho xem những hình ảnh ghi tại hiện trường thì ông Chương bổ sung: “Anh em đi kiểm tra cũng không đếm hết được, chỉ ước chừng”(?)


Cũng theo ông Chương và ông Mùi, hơn 5.100 ha thuộc lâm phần quản lý của đơn vị (trong đó có hơn 4.000 ha rừng thông giống) nằm trong khu vực dân cư sống bằng nghề rừng nên công tác quản lý, bảo vệ gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng giữ rừng của công ty quá mỏng, bị lâm tặc cho người bám sát, theo dõi thường xuyên mọi động thái, sẵn sàng chống trả bằng mọi giá khi bị phát hiện vi phạm nên rất khó kiểm soát tình hình. Lực lượng giữ rừng của Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên đã nhiều lần phát hiện, đuổi theo lâm tặc chở gỗ khai thác trái phép từ rừng ra nhưng đã bị các đối tượng cản đường tẩu thoát. Có nhân viên giữ rừng đã bị thương khi truy đuổi lâm tặc nhưng vụ việc vẫn không được xử lý thỏa đáng.


Trong khi hàng trăm cây thông lớn đã bị đốn hạ, đưa ra khỏi rừng nhưng báo cáo về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm của Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên trong 7 tháng đầu năm 2009 chỉ có 7,2 m3 gỗ khai thác trái phép được tịch thu, xử lý! Trong 35 vụ khai thác lâm sản trái phép, chỉ có 8 vụ phát hiện được đối tượng vi phạm... Ông Nguyễn Duy Mùi còn cho biết có lần lực lượng bảo vệ rừng của công ty đuổi theo một xe kéo chở gỗ, đối tượng vi phạm cắt thùng xe thả gỗ xuống đường và lái đầu kéo bỏ chạy nhưng cũng không thể xử lý vì đối tượng cãi... là xe không còn chỡ gỗ nên đành chịu! Chuyện khôi hài này vẫn đang xảy ra thường xuyên tại Xuân Thọ và rừng vẫn không ngừng bị tàn phá.

Bài và ảnh: Sơn Tùng

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty