TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, August 26, 2009

TGP Sài Gòn không chiụ di dời Nhà thờ và Nhà Dòng Thủ Thiêm

Sài Gòn (AsiaNews) – Tổng Giáo Phận Sài Gòn "sẽ không di dời Nhà thờ Thủ Thiêm, và cũng không di dời Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm", đây là tuyên bố được Tòa Giám Mục đưa ra liên quan đến các cuộc thảo luận với Ủy Ban Tôn Giáo TP.HCM, và điều này là vì các lý do lịch sử, cụ thể là "sự tồn tại của chính nhà thờ" trong một thời gian dài. Như vậy, ít ra đây nhất là câu trả lời chính thức của Giáo Hội đối với những yêu cầu của Ủy ban nhân dân địa phương muốn di dời các nữ tu để xây dựng một "khu vực thương mại đa năng" trên đất của họ.

Chính quyền đã đưa ra yêu cầu của họ hôm 11 tháng Sáu cho phần diện tích 3,5 hécta, vốn là phần còn lại của khu vực rộng lớn hơn với diện tích 119 hécta, gồm một trường trung học và vốn tồn tại trước khi Sài Gòn rơi vào tay cộng sản.

Các nữ tu đã bỏ ra biết bao công sức để biến một khu vực rừng nhiệt đới ẩm trở thành những ngôi nhà, nhà thờ, những trường học và nông trại hữu dụng để họ và những người nghèo có thể sinh sống.

Nữ tu Maria cho Tin Tức Á Châu hay rằng Nhà Dòng "không thể di dời vì sự hiện diện của các nữ tu là cần thiết đối với họ và người dân. Trong hơn một thế kỷ qua, các nữ tu đã sống ở đó, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và giáo dục của cộng đồng. Các yếu tố này, cùng với yếu tố tôn giáo, là hết sức quan trọng đối với cộng đồng và thành phố, vì thế họ không thể biến mất. Họ [các nữ tu] không thể bỏ rơi cộng đồng".

Trong cuộc họp với huyện Thủ Thiêm, cán bộ địa phương đã bày tỏ sự thống nhất của họ với các nữ tu, những người đang điều hành các lớp học tình thương và các hoạt động xã hội dành cho trẻ em, thanh thiếu niên và người nghèo trong khu vực. Họ nói: "Chúng tôi muốn nói về điều này với Ủy ban nhân dân".

Về phần mình, một nữ tu về hưu nói với chính quyền địa phương rằng: "chúng ta không thể loại trừ tôn giáo, văn hóa và lịch sử của ông bà tổ tiên chúng ta gầy dựng lên cho đến ngày hôm nay. Cũng như có thể thấy được rằng, người dân hôm nay cần có nhà thờ, chùa chiền, và truyền thống văn hóa địa phương. Nếu không tìm thấy một giải pháp thích hợp, chúng ta sẽ có ma túy, mại dâm, trộm cắp, người trẻ vi phạm pháp luật và rất nhiều tệ nạn xã hội. Chúng ta sẽ làm mất các giá trị của cộng đồng". Vì lý do này, các nữ tu kêu cứu giáo phận giúp đỡ.

Giáo phận đã trả lời phù hợp với những gì Hội đồng Việt Nam đã bày tỏ, cụ thể là mong muốn được thấy đối thoại và sự thật như là những nguyên tắc hướng dẫn bất cứ khi nào các vấn đề gây tranh cãi nổi lên.

Đối thoại cởi mở, chân thành và thẳng thắn trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau là cần thiết, một điểm mà các giám mục đã lặp lại một cách công khai trên trang web Hội đồng Giám Mục Việt Nam sau sự kiện Giáo xứ Tam Tòa.

Các giám mục cũng lưu ý rằng năm ngoái họ đã kêu gọi xem xét lại luật liên quan đến quyền sở hữu đất đai để quyền tư hữu có thể được công nhận như Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đã khẳng định. Đồng thời các giám mục cho rằng, khi sự kiện gây tranh cãi nổi lên "một số phương tiện truyền thông" lặp lại điệp khúc từ những gì đã làm trong quá khứ, cụ thể là bóp méo các sự kiện và tạo ra chia rẽ thay vì "xây dựng nhịp cầu liên kết".

Mặc dù những điểm này đã được lặp lại trong các sự kiện gần đây, nhưng rõ ràng là những gì các giám mục nói về các phương tiện thông tin và truyền thông không thay đổi. Thực vậy, chỉ khi tôn trọng sự thật thì giới truyền thông mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình là để thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty