TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, January 12, 2010

Có hay không chuyện chính quyền thuê côn đồ tấn công tăng ni?

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-01-11
Theo cáo giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chính quyền đã thuê côn đồ tấn công tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ hồi cuối năm ngoái khiến hàng trăm tu sinh hiện đang phải tu hành trong hoàn cảnh lén lút.

Courtesy Phusaonline.free.fr
Họ quăng hết đồ đạc của người xuất gia...
ra khỏi khu nhà “Tâm Ban Đầu.” Họ phá cả bếp nấu ăn của các thầy. Đồ ăn đang nấu sẵn thì họ quăng ra ngoài. Cả soong, nồi, chảo, gối ngồi thiền, quần áo
Tuy nhiên đại diện chính phủ Hà Nội hôm thứ Hai 11-1-2010 đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.

Va chạm nội bộ?

Thông tấn xã AP truyền đi từ Hà Nội tường thuật cuộc họp báo của các viên chức Nhà Nước Việt Nam, trong đó họ bác bỏ lời lên án của thiền sư Nhất Hạnh là chính quyền đã thuê côn đồ tấn công tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ hồi tháng 9 và tháng 12 năm ngoái.

Hành động bạo lực đó là để xua đuổi và ép buộc hàng trăm tu sinh phải rời khỏi tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ.

Thông tấn xã AP cũng đề cập tới lá thư của thiền sư Nhất Hạnh gởi cho các tăng sinh Làng Mai, hiện đang sinh hoạt, tu hành trong hoàn cảnh phải lén lút, trốn tránh.
Tại cuộc họp báo mới đây, các quan chức Việt Nam đều bác bỏ những cáo buộc do thiền sư Thích Nhất Hạnh nêu lên với công luận. Ông Nguyễn Ngọc Đồng, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng, tuyên bố rằng tranh chấp và xung đột xảy ra là sự va chạm nội bộ giữa hai môn phái Phật Giáo, nhà chức trách đã vận dụng mọi cách để bảo đảm an ninh và duy trì trật tự xã hội, ổn định tình hình nơi đây.
Ông Nguyễn Thanh Xuân, Chủ Tịch Uỷ Ban Tôn Giáo Chánh Phủ, nhấn mạnh thêm rằng bạo động và căng thẳng xuất phát từ Lâm Đồng là do sự bất đồng giữa môn sinh Làng Mai với thượng tọa Thích Đức Nghi, trụ trì tu viện Bát Nhã và hàng giáo phẩm thuộc Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng.
Anh nghe nói thế anh nghĩ sao? Cái đó làm gì có! Thế bây giờ đen đỏ gì bây giờ người ta dựa vào thực tế để phân biệt đen với đỏ. Úi giời ơi.

Ô. Nguyễn Văn Hiệp.
Ông Xuân cũng nói, sư ông Nhất Hạnh đã “làm ngơ” khi được nhà nước mời và không chịu ngồi lại để cùng nhau giải quyết êm thắm xung đột tại Bát Nhã. Theo viên chức phụ trách Ban Tôn Giáo của Hà Nội thì nếu hai bên cùng bàn bạc với nhau, mọi bất đồng đã được giải quyết thỏa đáng.

Về phía Làng Mai, các tăng sinh giải thích là Thầy Nhất Hạnh không thể đáp lời mời đến gặp Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam, tại Paris vào Mùa Thu năm rồi vì khi ấy thiền sư đang đi hành đạo tại Hoa Kỳ, chuyến đi đã được xếp đặt từ lâu.
Tại cuộc họp báo các quan chức chánh phủ cũng bác bỏ lời khẳng định của tăng sinh Làng Mai cho rằng sở dĩ họ bị sách nhiễu, đàn áp, gây khó dễ vì Thầy của họ đã yêu cầu nhà nước Việt Nam ngưng kiểm soát các tôn giáo, khi Thầy tiếp xúc với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi năm 2007.

BatNha-09272009-200.jpg
Các giáo thọ và tăng sinh phải di chuyển trong mưa dầm sau khi bị trục xuất khỏi tu viện. Hình trích từ video clip
Vẫn theo những chi tiết do hãng thông tấn AP phổ biến từ Hà Nội, thì trong thư gởi các môn sinh Làng Mai, thiền sư Nhất Hạnh viềt rằng:

Công an và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã thuê mướn đám đông, với giá 200 ngàn đồng một người mỗi ngày, để trấn áp, sách nhiễu, xua đuổi tăng sinh ra khỏi chốn cửa thiền tại Bát Nhã và Phước Huệ. Thầy  Nhất Hạnh cũng ngợi khen sự bình tỉnh, can đảm, bất bạo động của các tăng sinh Làng Mai đã không kháng cự lại với bạo lực mà còn săn sóc cho vết thương của một công an, tay bị chảy máu, khi đập phá cửa kiếng.

Ngụy biện?

Được Đài Á Châu Tự Do hỏi rõ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám Đốc Công An tỉnh Lâm Đồng trả lời rằng không hề có việc thuê mướn người để đàn áp giới tu hành:
Ông Nguyễn Văn Hiệp: Anh nghe nói thế anh nghĩ sao? Cái đó làm gì có! Thế bây giờ đen đỏ gì bây giờ người ta dựa vào thực tế để phân biệt đen với đỏ. Úi giời ơi, bây giờ tôi nói với ông, từ cái thời xa xưa đấy, từ cái thời vua Hùng cho tới bao nhiêu triều đại vua người ta tự đứng lên người ta cứu sống người ta rồi bây giờ xã hội này bao nhiêu là bộ đội Trường Sơn, bao nhiêu là thương phế binh của nước này rồi ông còn nghĩ cái gì nữa mà phải là người của xã hội đen. Đúng không? Người xã hội đen ngày xưa người ta kêu Trung Quốc, kêu Liên Xô sang nó đập để giải quyết nội dung người Việt Nam.
Phải hiểu cho rộng một tí như vậy. Bây giờ tôi nói lại cho ông nghe này. Bây giờ ví dụ như một số người ta lên núi người ta chiếm đất, đất là công thổ quốc gia tức là của mọi người, của Tin Lành có, Phật Giáo có, Công Giáo có, rồi này kia có, thế bây giờ tự nhiên lại mang thánh giá lên chiếm cái núi đó, thế bây giờ lại cứ bảo là việc gì phải vận dụng người lên để giải quyết mấy chuyện đó. Người ta hiểu thiển cận thôi! Còn cái việc đó cứ tin tưởng đi. Một bộ phận nào đó làm không đúng với chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước thôi, còn cái chung là đúng. Vâng, bây giờ ông muốn xác định chỗ nào để tôi nói thêm ? Ông cứ đặt vấn đề gì mới đi.
Ông Hiệp cũng nói với phóng viên Ban Việt Ngữ là Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo và quyền làm người:
Ông Nguyễn Văn Hiệp: Bây giờ tôi nói cho ông nghe thế này. Nói ra theo một cái quan điểm gần y như nhau, đúng không? Tức là con người với con người với nhau trước nhất là mình cứ phải xem lại mình rồi mới trách người, tiền trách thân hậu trách nhân, mình cứ làm đúng mà người ta bảo quấy thì làm sao ai mà chấp nhận được.
Thế bây giờ tôi nói với ông thế này, một xã hội mà như ngày xưa mình đang đặt nhiều vấn đề, về chính trị, về kinh tế này khác, nó có nhiều băng đảng này kia, nó can thiệp vào đời sống con người, còn bây giờ một đất nước nó đã phải tốn bằng xương máu của hàng triệu triệu sinh linh để nó giành lại được cái quyền cho con người, thế thì cái quyền đó nó chưa hoàn thiện bằng góc độ nào đó thì mình vẫn có quyền để đấu tranh đòi tiếp, còn bây giờ một số người mà không có tôn ti trật tự nữa, đạo pháp cũng vậy và xã hội cũng vậy, rồi Thiên Chúa cũng vậy, cái gì cũng vậy.
 Nó phải có một cái quy định chung của xã hội mới tồn tại được, chứ mạnh anh nào anh nấy thì rõ ràng là nó loạn. Một số địa phương nào mà làm khó các ông, nếu mà cấp huyện, cấp tỉnh mà người ta giải quyết không được, ông không hài hoà thì mình có thể tổ chức gặp các ông nhà nước cao hơn để người ta đem lại cái chỉ đạo đúng.
Đỗ Hiếu: Vậy theo ông thì Việt Nam có nhân quyền hay không ?
Ông Nguyễn Văn Hiệp: Cái nhân quyền nó rộng lắm đấy ông nhé, nó từng phạm trù của từng xã hội. Nó rộng lắm. Con người ta là nó đến hạnh phúc, ấm no, sung sướng và sinh hoạt nhẹ nhàng là tốt, đúng không? Chớ còn nếu mà làm thân trâu ngựa, cày cuốc, lam lũ, đói kém là không đúng một xã hội tốt, đúng không?
Đỗ Hiếu: Xin ông tự giới thiệu danh tánh của mình ạ.
Ông Nguyễn Văn Hiệp: Nguyễn Văn Hiệp! Rồi, chúc phóng viên năm mới sức khoẻ và đạt được nhiều thành tích trong đời sống nhé.
Khi hỏi chuyện Thượng Tọa Thích Thanh Tâm, Phó Ban Trị Sự Phật Giáo Lâm Đồng, nhà tu nói bận đi xa nhiều ngày, nên không rõ việc gì xảy ra:
Thượng Tọa Thích Thanh Tâm: Bận quá rồi anh ơi. Từ Miền Trung mới về rồi cũng không được rõ lắm. Đi Quảng Ngãi cả mười ngày rồi mới vô. Đi cứu trợ bão lụt kẹt quá, đi cứu trợ bão lụt đi năm sáu tỉnh luôn đó, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, rồi tiếp theo là không nắm rõ được, anh ạ.
Thầy giáo thọ Pháp Lâm, một tu sĩ của Làng Mai, cho biết các thầy đang bận họp nên chưa thể tiết lộ thêm điều gì khác:
Thầy giáo thọ Pháp Lâm: Cảm ơn bác đã quan tâm và gọi cho quý thầy, nhưng mà bây giờ quý thầy đang có buổi họp, thì có gì xin bác vui lòng gọi lại sau, được không? Có gì bác gọi lại nhé. Cảm ơn.
Mọi liên lạc sau đó với pháp môn Làng Mai đều bất thành. 
Trong lá thư gởi các môn sinh Làng Mai đang chịu cảnh trốn tránh, không nơi nương tự để tu tập, phục vụ lý tưởng từ bi, hỷ xã của đạo Phật, thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận định là Việt Nam cần phải cải tiến dân chủ, tôn trọng nhân quyền.
Giới truyền thông quốc tế khi tường thuật về biến động tại Bát Nhã nói, “máu, nước mắt, hoà với nước mưa” đã đổ xuống Bảo Lộc, Lâm Đồng, khi các tu sĩ bị xé áo, đánh đập, lôi kéo, siết cổ, ném lên xe tải như đồ vật, lúc trời lạnh buốt, giông gió.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty