Cập nhật lúc 17:35, Thứ Sáu, 08/01/2010 (GMT+7)
- "Với
tình hình quản lý hiện nay, cứ “bắt giò” tới đâu là báo chí bị "dính"
tới đó" - Tổng biên tập (TBT) báo Doanh nhân Sài Gòn Nguyễn Thanh Minh
nói tại cuộc gặp mặt báo chí khu vực Nam Bộ hôm nay (8/1), do Bộ Thông
tin và Truyền thông tổ chức tại Cần Thơ.
Thương mại hóa là gì?
Nói về vi phạm của báo chí trong năm 2009, TBT báo
Doanh nhân Sài Gòn đề nghị nên xem lại vấn đề các báo bị “kết tội” như
“thương mại hóa”, “chạy theo thị hiếu tầm thường” nhưng lại không nêu
rõ, cụ thể là vi phạm gì. ...
TBT báo Doanh nhân Sài Gòn (trái) và Phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng (phải). Ảnh: Trung Thanh |
Phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng Lê Tiền Tuyến đồng tình: “Hiện
nay có rất nhiều báo không còn được “nuôi” bằng ngân sách, nếu “không
thương mại hóa” thì báo sẽ làm gì để tồn tại, phát triển?".
Theo thống kê của Bộ TT&TT, hiện nay, có 277 đơn vị trong tổng số 706 cơ quan báo in ở Việt Nam tự cân đối được thu chi.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn ghi nhận những ý kiến trên. Ông nói, cụm từ “thương mại hóa” đã được dùng trong nhiều văn bản từ trước đến nay nên chưa thể bỏ được. Tuy nhiên, theo ông, sau này mỗi khi sử dụng cụm từ trên cần phải nêu rõ nội hàm của nó để tránh kiểu nhận định chung chung.
Tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp
Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn ghi nhận những ý kiến trên. Ông nói, cụm từ “thương mại hóa” đã được dùng trong nhiều văn bản từ trước đến nay nên chưa thể bỏ được. Tuy nhiên, theo ông, sau này mỗi khi sử dụng cụm từ trên cần phải nêu rõ nội hàm của nó để tránh kiểu nhận định chung chung.
Tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp
Về tình hình phát triển của báo chí trong nước, Thứ
trưởng Đỗ Quý Doãn nhìn nhận: Đầu năm 2009, do nền kinh tế gặp khó khăn
nên các cơ quan báo chí cũng khó khăn theo. Song đến cuối năm, tình
hình đã khả quan hơn, nhiều báo đài đã có doanh thu trở lại.
Thế nhưng TBT báo Tuổi Trẻ Phạm Đức Hải lại tỏ ra lo
ngại. Ông Hải nói trong năm qua, ở Mỹ có đến 40.000 người làm việc
trong ngành báo chí bị sa thải do khủng hoảng, vì vậy cần phải phân
tích xem nền báo chí Việt Nam hiện đang ở đâu để có những định hướng
phát triển trong thời gian tới.
Ông Hải dẫn chứng: Tuổi Trẻ đã làm một cuộc khảo sát và nhận thấy hiện nay nhiều người dân cho rằng "đọc báo chán quá" vì ngoài những thông tin như ăn cái gì, mua cái gì và tin cướp - giết - hiếp, khó tìm thấy những bài viết sâu sắc về định hướng phát triển của đất nước, những vấn đề của xã hội, những điểm sáng…
Ông Hải dẫn chứng: Tuổi Trẻ đã làm một cuộc khảo sát và nhận thấy hiện nay nhiều người dân cho rằng "đọc báo chán quá" vì ngoài những thông tin như ăn cái gì, mua cái gì và tin cướp - giết - hiếp, khó tìm thấy những bài viết sâu sắc về định hướng phát triển của đất nước, những vấn đề của xã hội, những điểm sáng…
TBT báo Tuổi Trẻ nói phóng viên hiện nay tác nghiệp cực kỳ khó khăn. Ảnh: Trung Thanh |
“Hiện nay, phóng viên tác nghiệp cực kỳ khó khăn, hình như “chạm” đến ai cũng bị từ chối cung cấp thông tin...” -
ông Hải phản ánh. Ông đề xuất Bộ TT&TT cần có tác động mạnh hơn để
tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo được tiếp cận thông tin.
TBT báo An Giang, ông Tăng Văn Ngữ nhận xét: "Có một thực tế là mối quan hệ giữa phóng viên, cộng tác viên các báo trung ương với các cơ quan chức năng ở các địa phương không được mật thiết. Một số nhà báo nhận định nguyên nhân có thể là do các tờ báo trung ương hay đưa nhiều tin “xấu” ở địa phương" .
TBT báo An Giang, ông Tăng Văn Ngữ nhận xét: "Có một thực tế là mối quan hệ giữa phóng viên, cộng tác viên các báo trung ương với các cơ quan chức năng ở các địa phương không được mật thiết. Một số nhà báo nhận định nguyên nhân có thể là do các tờ báo trung ương hay đưa nhiều tin “xấu” ở địa phương" .
Theo báo cáo của Bộ TT& TT, hiện nay vẫn còn sự chênh lệch quá lớn về hưởng thụ thông tin báo chí giữa các khu vực, địa bàn hoặc vùng miền. Có đến 75% ấn phẩm báo chí được phát hành ở khu vực đô thị, chỉ 25% phát hành ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. |
-
Trung Thanh
No comments:
Post a Comment