TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, January 12, 2010

Cùng chi trả viện phí bảo hiểm y tế: Người nghèo không kham nổi

TT - Người nghèo mắc bệnh nan y đang khổ sở vì từ ngày 1-1-2010 họ phải đóng từ 5-20% viện phí mới được điều trị. Đây là gánh nặng vượt quá khả năng khi những người này phải lấy bệnh viện làm nhà. Không chỉ những bệnh nhân đang chạy thận, nhiều bệnh nhân nghèo khác cũng đang khốn khổ với quy định này.

Bệnh nhân Đinh Hoàng Ngà (bìa trái - TP.HCM) bị bệnh đã bảy năm, phải đi truyền máu 15 ngày/lần - Ảnh: KIM SƠN
Thông tin phải cùng chi trả 20% viện phí như một gánh nặng trút thêm...
xuống hoàn cảnh vốn đã khó khăn của bệnh nhân Lê Thị Mộng Thu (28 tuổi, ngụ ở xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Là người con duy nhất trong bốn anh em của gia đình nghèo được ăn học đến nơi đến chốn, Thu từng mong ước sẽ giúp đỡ gia đình. Thế nhưng, niềm tự hào đứng trên bục giảng Trường THPT Tháp Mười chỉ kéo dài hai năm, sau đó Thu được bác sĩ phát hiện mắc bệnh ung thư hạch. Lúc đầu, Thu vẫn vừa dạy vừa xin nghỉ để đi điều trị từng đợt nhưng càng về sau sức khỏe càng yếu nên tháng 11-2009, Thu đã làm đơn xin nghỉ dạy.
Xin đưa con về

Đề nghị giảm mức
cùng chi trả
Chiều 11-1, trao đổi về việc nhiều người nghèo diện bảo hiểm y tế mắc bệnh nan y mãn tính nhưng không có khả năng cùng chi trả viện phí, bác sĩ Bùi Minh Đông - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM - cho biết Bảo hiểm xã hội TP và Sở Y tế đã thống nhất là Sở Y tế sẽ kiến nghị UBND TP có chính sách hỗ trợ.
Cùng ngày, bác sĩ Phan Văn Báu - phó giám đốc Sở Y tế TP - cho biết tại cuộc họp giao ban giám đốc các bệnh viện cuối tuần qua, sở đã chỉ đạo các bệnh viện nên mở rộng việc điều trị bệnh nhân suy thận mãn theo phương pháp thẩm phân phúc mạc. Chỉ trường hợp nào không thể điều trị bằng phương pháp này mới chạy thận nhân tạo. Điều trị bằng thẩm phân phúc mạc đỡ tốn kém hơn và bệnh nhân vẫn có thể làm việc được do không phải gắn máy chạy thận một tuần ba lần.
Sở đề nghị các bệnh viện tìm cách vận động gây quỹ hỗ trợ những bệnh nhân thật sự có hoàn cảnh khó khăn. Sở cũng đề nghị Bảo hiểm xã hội TP kiến nghị với cấp trên để xem xét giảm mức cùng chi trả cho bệnh nhân nghèo.
L.TH.H.
Trước đây, Thu còn được bảo hiểm y tế chi trả 100%, gia đình chỉ lo chi phí đi lại, cơm thì nhờ các bữa ăn từ thiện. Giờ phải chi trả thêm 20%, không biết lấy tiền đâu để chữa bệnh. Kể đến đây, Thu không kìm được những giọt nước mắt.
Nước mắt cũng tuôn trào trên gương mặt bà Trần Thị Minh, 58 tuổi, mẹ của Thu. Bà Minh kể chồng bà mắc bệnh tai biến mạch máu não đang nằm ở nhà nhưng bà vẫn phải lên bệnh viện để chăm con. Tủi lắm! Đi chữa bệnh cho con mà chẳng có tiền. Bà nói: “Mỗi lần hóa trị cho con tôi mất khoảng 5 triệu đồng, đóng 20% sẽ mất 1 triệu đồng, tiền đâu ra mà đóng. Thương con mấy chắc tôi cũng phải xin đưa con về!”.
Ông Tạ Ngọc Dương (66 tuổi, ngụ ở xã An Định, Tuy An, Phú Yên) một mình đến Bệnh viện Ung bướu để chữa bệnh ung thư hạch. Ông kể vợ ông mắc bệnh thoái hóa cột sống nên không thể chăm sóc cho ông. Ông có ba người con đã lập gia đình nhưng tất cả đều khó khăn. Ông thuộc diện hộ nghèo nên trước đây đều được điều trị miễn phí. Điều trị đợt này ông mới biết phải đóng cùng chi trả 20%. Ông nói lỡ đến đây rồi, ráng điều trị hết đợt này dù chưa biết có đóng cùng chi trả nổi nữa không, chứ lần sau sẽ không dám đến điều trị nữa.
Người bệnh khổ hơn
Tại khu điều trị ngoại trú Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM chiều 11-1, trong căn phòng nhỏ có đến hàng chục bệnh nhân nằm chen nhau truyền máu. Những gương mặt mệt mỏi, kiệt quệ. Nhiều người trong số họ mắc bệnh từ nhiều năm qua và phải liên tục truyền máu nửa tháng/ lần.
Chị Trần Thị Kim Hoa (38 tuổi, nhà ở quận 4) người gầy gò nằm lọt thỏm trong chiếc ghế cho biết chị mắc bệnh Thalassemi hồi nhỏ, đã cắt lách. Cứ mỗi tháng phải truyền máu một lần. Chị có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện, đợt này cùng chi trả 1 triệu đồng, trong khi đồng lương giúp việc nhà của chị chỉ 500.000 đồng/tháng, được bà con thương cho thêm 500.000 đồng. Chị còn người anh thứ sáu cũng mắc bệnh Thalassemi nhưng không có tiền chữa trị.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện, cho biết với việc cùng chi trả 20%, nhiều bệnh nhân sẽ khổ hơn. Bệnh nhân điều trị ngoại trú các bệnh về máu không chỉ có chi phí khám mà còn tiền thuốc và các sản phẩm máu.
Với các bệnh ung thư máu, suy tủy... chi phí điều trị rất tốn kém. Một đợt điều trị bệnh ung thư máu người lớn tốn 150-180 triệu đồng, ca nhẹ cũng 70-80 triệu đồng. Chi phí điều trị tùy loại bệnh, tùy mức độ nặng nhẹ và còn tùy biến chứng.
Sống nhờ hàng xóm

Điều dưỡng Trần Thị Duy Linh (Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) theo dõi việc hóa trị cho bệnh nhân Lê Văn Thuyền (46 tuổi, quê ở Vĩnh Long). Ông Thuyền được bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí điều trị (ảnh chụp chiều 11-1) - Ảnh: MINH ĐỨC
Trong căn nhà tối om om, rộng 16m2 ở phố Hồ Giám, Hà Nội, ông Hồ Mạnh Cường (40 tuổi) và người anh chậm phát triển trí tuệ đang lo sốt vó vì cùng chi trả 5% phí khám chữa bệnh. Ông Cường mắc bệnh đái tháo đường từ năm 1997, sức khỏe suy giảm, năm 1999 ông phải xin nghỉ việc, năm 2004 biến chứng suy thận phải chạy thận nhân tạo mỗi tuần ba lần, năm 2005 thì bị biến chứng mù mắt. Mù lòa, không có việc làm, ông Cường và người anh trai sống dựa vào trợ cấp của phường và 400.000 đồng/tháng từ việc chở hàng thuê, dọn quán cho hàng xóm của người anh trai.
Thu nhập của hai anh em chưa đến 1,2 triệu đồng/tháng, phải chi cho ăn uống (mặc dù rất tiết kiệm), tiền xe đến bệnh viện một tuần ba lần chạy thận nhân tạo và một tháng thêm một lần khám đái tháo đường mất đứt 400.000 đồng thì lấy đâu ra để mua đồ dùng thiết yếu! Với quy định bảo hiểm y tế mới, từ 1-1 ông Cường phải ký quỹ 500.000 đồng/tháng cùng chi trả riêng cho chạy thận nhân tạo.
“Bệnh của tôi ngoài phụ thuộc máy chạy thận, còn phụ thuộc vào insulin tiêm ngày hai lần. Mỗi tháng tiền thuốc đái tháo đường mất hơn 200.000 đồng trước bảo hiểm trả hết, nay cũng phải cùng chi trả. Trước đây cuộc sống phải nhờ hàng xóm có gì cho nấy, nhờ anh em cơ quan cũ. Nay chắc chắn còn khó khăn hơn nữa” - ông Cường nói.
Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư Nguyễn Vinh Quang dẫn chúng tôi đến khoa chăm sóc bàn chân - nơi có nhiều bệnh nhân nghèo, và vì nghèo mới có biến chứng đến bàn chân. Ông Lê Xuân Thức (ở Thanh Oai, Hà Nội) đang điều trị ở đây cho biết từ 1-1, ông phải cùng chi trả 5% phí khám chữa bệnh. Ông Thức bị đái tháo đường, biến chứng thần kinh ngoại vi, cao huyết áp, u tiền liệt tuyến cùng bà vợ bị bệnh tim, mỗi tháng chi mất hơn 2 triệu đồng tiền thuốc. “Chúng tôi già yếu, có đủ các loại bệnh nên rất khó khăn”- ông Thức nói.
T.DƯƠNG - K.SƠN - L.ANH

Trẻ em mồ côi cũng cùng chi trả

Bệnh nhân Trần Thị Kim Hoa đang truyền máu. Đợt này bà con cho 500.000 đồng để chị đủ tiền cùng chi trả - Ảnh: KIM SƠN
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, hiện toàn quốc có 15 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chưa kể chừng đó người cận nghèo được hỗ trợ 50% chi phí mua bảo hiểm. Nhưng với quy định bảo hiểm y tế mới, không chỉ người nghèo mà cả nhóm đối tượng bảo trợ xã hội (người già cô đơn; trẻ em từ 6 tuổi trở lên mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi) cũng phải cùng chi trả 5% chi phí khám chữa bệnh.
Trong các văn bản, việc hỗ trợ nhóm người nghèo, người cận nghèo, bảo trợ xã hội vẫn quy định rất chung chung, mà rõ ràng là người nghèo, người thuộc nhóm bảo trợ xã hội không có khả năng mua thẻ bảo hiểm y tế, làm gì có khả năng cùng chi trả phí khám chữa bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho rằng Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã họp và thống nhất hướng phần cùng chi trả của nhóm bảo trợ xã hội sẽ do ngân sách nhà nước chi trả, nhưng hướng là vậy, văn bản hướng dẫn còn phải chờ. Với nhóm người nghèo, bà Xuyên cho rằng bệnh viện sẽ có quỹ và giám đốc bệnh viện sẽ quyết định hỗ trợ trường hợp nào quá khó khăn, không thể cùng chi trả được! Như vậy sẽ trở lại cơ chế xin - cho, chưa thể có hướng ra cho người nghèo.
Theo một quan chức Bộ Y tế, có ý kiến dùng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (quỹ 139) cùng chi trả cho người nghèo. Nhưng hiện nay vẫn chưa ai thống kê được có bao nhiêu quỹ 139 còn hoạt động, cơ chế liên thông giữa bệnh viện - bệnh nhân và quỹ cũng chưa có. Vì thế, ông Hoàng Kiến Thiết - trưởng ban cấp sổ, thẻ (Bảo hiểm xã hội VN) - đề xuất với nhóm bảo trợ xã hội, nên tách bạch 95% phí khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, phần còn lại do ngân sách nhà nước chuyển về, để bệnh viện yên tâm khám chữa bệnh cho họ.
Nhưng còn 15 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trong đó có hàng chục ngàn người mắc bệnh mãn tính, chi phí điều trị lớn và nhiều người dân tộc thiểu số, thu nhập rất thấp không may phải đi khám chữa bệnh thì lối ra nào cho họ? Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải dù Luật bảo hiểm y tế, như lời của Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, ưu điểm là chăm lo cho người nghèo.
L.ANH

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty