- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói: "Tôi phải ăn kiêng, nhưng rau toàn thuốc trừ sâu, nên không biết ăn gì cho an toàn".
An
toàn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) trở thành vấn đề được Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải đặc biệt quan tâm khi dẫn đầu đoàn công tác Chính
phủ về làm việc với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng ngày 13/1 để kiểm tra tình
hình thực hiện Chỉ thị 2008/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải
pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết
Nguyên đán Canh Dần 2010....
Ảnh: HC |
Ông
Hải yêu cầu các ngành chức năng phải nghiên cứu nâng mức xử phạt vi
phạm trên lĩnh vực ATVSTP, đảm bảo đủ sức răn đe, chứ không thể để tiếp
diễn tình trạng thực phẩm mất an toàn ngày ngày đầu độc người tiêu dùng
như hiện nay. Với mức xử phạt vi phạm ATVSTP hiện có, theo Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải là chưa có ý nghĩa gì cả.
Ông
Nguyễn Thanh Phong phân trần, với các hành vi vi phạm nghiêm trọng mới
có cơ quan điều tra vào cuộc, còn trong thẩm quyền của ngành ATVSTP,
theo quy định chỉ có thể dừng ở xử phạt hành chính. Ông Phong
cũng "trách" báo chí khi có những thông tin tiêu cực thì đưa lên ngay,
trong khi có nhiều thành tích lại không thấy nêu.
Ông Phong nói: “Trong
năm qua, Việt Nam xuất khẩu 11 tỷ USD hàng nông sản thực phẩm vào rất
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước có tiêu chuẩn
ATVSTP rất cao như Mỹ, Úc, Nhật, châu Âu… Điều đó chứng tỏ hàng nông
sản thực phẩm của Việt Nam không phải là không an toàn. Nhưng những
thông tin này hầu như không thấy báo chí nêu mà chỉ toàn nêu những
thông tin tiêu cực, khiến người dân luôn có cảm giác không biết ăn cái
gì cho an toàn”.
Tuy
nhiên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, Ban chỉ đạo quốc gia về
ATVSTP phải có trách nhiệm trong việc định hướng tuyên truyền trên lĩnh
vực này. Đồng thời ông nhấn mạnh, nội dung về quản lý Nhà nước đối với
vấn đề ATVSTP hiện vẫn chưa đủ, chưa ổn, cần phải được hoàn thiện.
Ông nhấn mạnh: “Các
ngành chức năng thấy các giải pháp hiện có chưa đủ thì phải nghiên cứu,
đề xuất bổ sung. Kêu báo chí nói to, nhưng rõ ràng là việc xử lý vi
phạm vẫn chưa đúng mức, chưa đủ để răn đe. Hậu quả do mất an toàn giao
thông gây ra có thể đo đếm được, nhưng hậu quả do mất ATVSTP gây ra thì
gặm nhấm con người từng ngày, không thể tính được!”.
Ông
Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, theo quy định của pháp
luật hiện hành, với các hành vi vi phạm về ATVSTP, trước hết là xử phạt
vi phạm hành chính. Sau đó, nếu đối tượng tiếp tục tái phạm gây hậu quả
nghiêm trọng, dẫn tới chết người thì mới bị xem xét xử lý hình sự.
“Nhưng
để dẫn tới hậu quả đó phải trải qua nhiều năm, dù thực phẩm không an
toàn đang gây nguy hại, khiến con người “chết dần, chết mòn” từng ngày.
Đến lúc đó thì rất khó chứng minh do ăn loại thực phẩm cụ thể nào đó
mất an toàn mà dẫn tới chết người. Vì vậy, các ngành hữu quan cần
nghiên cứu, ban hành sớm thông tư liên tịch để nâng mức xử lý nghiêm
các vi phạm ATVSTP, chứ chờ đến khi sửa luật sẽ rất lâu”, ông Quang kiến nghị.
Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu thêm một định hướng để các ngành hữu quan
suy nghĩ. Đó là có quy định bắt buộc các doanh nghiệp, hộ tiểu thương
khi đưa hàng nông sản, thực phẩm vào kinh doanh tại các chợ đầu mối,
siêu thị… phải đăng ký nguồn gốc. Từ đó, các ngành chức năng tiến hành
kiểm tra quy trình sản xuất ngay từ gốc để xem có đảm bảo an toàn, chất
lượng hay không.
“Nếu
quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ ngay từ gốc thì không chỉ đảm
bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng mà còn nâng được giá sản phẩm nông
sản, thực phẩm cho nông dân. Nếu không được giám sát đảm bảo chất lượng
từ khâu sản xuất thì khi đưa vào chợ giá sẽ rẻ. Giá quá rẻ lại càng
khiến nông dân đánh mất chất lượng hàng hoá”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Trước
mắt, ông yêu cầu các ngành, địa phương phải tăng cường các biện pháp
kiểm tra, kiểm soát, xử phạt các vi phạm về ATVSTP để người dân được
hưởng một cái Tết thực sự an toàn.
Hải Châu
No comments:
Post a Comment