Cập nhật lúc 08:59, Thứ Bảy, 16/01/2010 (GMT+7)
– Ông
Nguyễn Văn Nam, chủ cơ sở áo cưới Lê Nam tố cáo bị cán bộ Học viện HCQG
đập phá cơ sở, trong khi Học viện "nại" lý do...đòi đất công sử dụng
sai mục đích.
Ngày 13/1, trình bày với VietNamNet,
ông Nguyễn Văn Nam, chủ sơ sở áo cưới Lê Nam số 230 đường 3/2 phường
12, quận 10 nói: "vào ngày 5/1 ông Trương Ngọc Sinh, Chánh văn phòng
Học viện hành chính quốc gia (HCQG) cơ sở TP.HCM đã chỉ đạo bảo vệ học
viện dùng búa tạ đập phá cơ sở của chúng tôi".
Theo đơn tố cáo của ông Nam, việc cơ
sở áo cưới Lê Nam bị phá hoại liên quan đến hợp đồng thuê đất giữa ông
và Học viện Hành chính quốc gia.
Ngày 1/8/2001 ông Nam đã ký một hợp
đồng thuê mặt bằng với Học viện HCQG. Theo nội dung bản hợp đồng, phía
Học viện HCQG đồng ý cho ông Nam thuê 470m2 đất trong thời gian 8 năm với mục đích sử dụng là cho thuê đồ cưới và bán quần áo trẻ em.
5 năm sau, khi thời gian hợp đồng
chưa hết hiệu lực, ông Nam tiếp tục xin ký một phụ lục kéo dài hợp đồng
thuê mặt bằng với Học viện HCQG và được chấp thuận.
Tường của cơ sở áo cưới Lê Nam bị đập bể. |
Ngày 27/06/2005 Đại diện phía Học
viện HCQG lúc bấy giờ là ông Nguyễn Ngọc Hiến nguyên Thứ trưởng Bộ nội
vụ, nguyên Giám đốc Học viện HCQG đã ký vào bản phụ lục hợp đồng đồng ý
gia hạn cho ông Nam tiếp tục sử dụng mặt bằng đã thuê trước đó đến
tháng 9/2016.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng
mặt bằng, giữa ông Nam và phía Học viện HCQG có xảy ra một số vấn đề
bất cập. Theo đơn tố cáo của ông Nam, Học viện HCQG đã đơn phương yêu
cầu ông Nam chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không đền bù gì, đồng
thời phủ nhận hiệu lực bản phụ lục gia hạn hợp đồng đã ký kết giữa đôi
bên.
Do phía ông Nam không chấp thuận ý kiến trên nên Học viện HCQG đã cho người cắt điện, cắt nước của cơ sở áo cưới Lê Nam.
Khi sự việc chưa ngã ngũ thì ngày
5/1, ông Trương Ngọc Sinh, Chánh văn phòng Học viện HCQG (cơ sở TP.HCM)
đã cho người dùng búa tạ đập phá cơ sở áo cưới Lê Nam. Hiện trạng của
căn nhà bị đập phá bị bể 2 lỗ lớn, có thể chui người qua.
Đầu búa tạ do được vỗ mạnh tay nên văng vào trong cơ sở |
Vào thời điểm cơ sở áo cưới Lê Nam bị
đập phá, theo ông Nam có gần 20 công nhân viên cơ sở đang làm việc cùng
rất đông khách hàng đã bỏ chạy ra ngoài vì sợ tường sập. Một số khách
hàng đang ký kết hợp đồng cơ sở áo cưới Lê Nam chứng kiến sự việc đã bỏ
dở hợp đồng sắp ký kết và ra về.
Một số khách hàng khác của cơ sở áo
cưới Lê Nam nghe tin xảy ra vụ việc cũng đã đến đòi lại tiền đặt cọc và
yêu cầu ông Nam thanh lý hợp đồng.
“Sau khi xem lại băng ghi hình, tôi
thấy cả đoạn ông Trương Ngọc Sinh chỉ huy bảo vệ học viện HCQG rượt
đuổi người của cơ sở chúng tôi và hăm dọa đánh người của cơ sở. Tôi
không ngờ cán bộ của Học viện HCQG lại có hành vi như thế, nếu họ phủ
nhận bản phụ lục hợp đồng có cả dấu đỏ hợp pháp của Học viện HCQG thì
họ có quyền kiện tôi ra tòa”, ông Nam nói.
"Quyết tâm" thu hồi đất công dùng sai mục đích
Trả lời VietNamNet về sự việc xảy ra
vào ngày 5/1, ông Phạm Quang Huy, Phó giám đốc Học viện HCQG xác nhận,
đúng là có xảy ra sự việc như vậy, nhưng đó là phát sinh trong quá
trình lấy lại đất công đã bị cho thuê từ đời giám đốc trước. Để lấy lại
đất công và phủ nhận bản phụ lục hợp đồng đã ký tiếp 7 năm của ông Nam,
Học viện HCQG đã cắt nguồn nước cung cấp cho cơ sở áo cưới Lê Nam bằng
cách phá giếng khoan của cơ sở này nằm trong khuôn viên trường.
Theo lời ông Trương Ngọc Sinh, Chánh
văn phòng Học viện HCQG: “Sau khi cơ sở áo cưới Lê Nam bị chúng tôi cắt
nguồn nước lần thứ nhất, ông Nam đã tự ý cho người đến khoan giếng ngay
trong khuôn viên trường mà không hề có sự đồng ý cho phép của chúng
tôi. Nay chúng tôi cho người phá giếng khoan là hợp lý. Chỉ có điều do
phá cả đường ống dẫn nước vào cơ sở áo cưới Lê Nam nên tường của cơ sở
này mới bị bể như thế”.
Lực lượng phá giếng khoan, đòi đất công của Học viện HCQG |
Cả ông Huy và ông Sinh đều khẳng
định, việc ông Nguyễn Ngọc Hiến, Giám đốc cũ của Học viện HCQG (đã về
hưu - PV) ký hợp đồng cho thuê mặt bằng với ông Nam là hoàn toàn sai.
Thứ nhất, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhiều đoàn thanh tra của
Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức thanh tra, kiểm tra có văn
bản kết luận vi phạm và yêu cầu chấm dứt việc cho thuê đất của nhà
nước.
Đồng thời Ban chỉ đạo 80 của UBND
TP.HCM, cục quản lý Công sản Bộ Tài chính cũng đã có nhiều văn bản yêu
cầu Học viện HCQG chấm dứt việc sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quyết
định số 80/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số
83/2004/TT-BTC ngày 17/8/2004 của Bộ Tài chính.
Tiếp đó, ngày 19/01/2007 Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại, xử
lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.
Tiến sĩ cũng tham gia "cuộc chiến" đòi đất công cùng bảo vệ |
Kết hợp những yếu tố trên, Học viện
HCQG đã làm việc và có văn bản yêu cầu ông Nam thanh lý hợp đồng ký đến
ngày 1/9/2009 đồng thời phủ nhận bản phụ lục hợp đồng gia hạn sử dụng
mặt bằng đến tháng 9/2016 đã được đại diện Học viện HCQG lúc bấy giờ là
ông Nguyễn Ngọc Hiến ký.
Ngoài việc cắt điện cắt nước, Học
viện HCQG còn đề nghị UBND quận 10 rút giấy phép đăng ký kinh doanh của
cơ sở áo cưới Lê Nam nhưng đã bị từ chối vì thiếu cơ sở.
“Chúng tôi còn định cho người rào
luôn cơ sở áo cưới Lê Nam lại hoặc cho người đứng trước cửa tiệm này,
nếu thấy khách vào thì nói nhỏ chỗ này sắp bị kiện ra tòa rồi may ra
mới đòi được đất công. Thời buổi này làm gì có giá mặt tiền đường 3/2
mà cho thuê 39.000 đồng/1m2. Theo quy định của nhà nước, nếu
có điều chỉnh khung giá trong hợp đồng thì cũng không được tăng quá 10%
so với giá trong hợp đồng cũ, cũng chẳng đáng là bao”, ông Sinh cho
biết.
-
Minh Dũng
No comments:
Post a Comment