Trọng Thành, Tú Anh
Bài đăng ngày 10/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 10/01/2010 13:45 TU
Vào
tháng 4 năm 2009, cả nước Trung Quốc đã chê cười cán bộ lãnh đạo ở Hồ
Bắc sau khi họ ra lệnh cho nhân viên các xí nghiệp quốc doanh mỗi người
phải mua 23 ngàn bao thuốc lá do một công ty ở Hồ Bắc sản xuất, để kích
thích kinh tế địa phương. Ở Trung Quốc, cán bộ địa phương muốn làm gì
thì làm nên mới có nhiều luật lạ đời như vậy.
Nhậu cho say, ra đường gặp xe phải chào, phải đi
thăm di tích cho đủ chỉ tiêu, phụ nữ độc thân phải chứng minh còn trinh
tiết nếu muốn được bồi thường nhà đất bị nhà nước trưng thu… hàng trăm
thứ ách vừa nhiêu khê vừa lạ lùng mà chính quyền địa phương Trung Quốc
áp đặt lên cổ người dân và cán bộ cấp thấp. Le Courrier international
tổng hợp các bài phóng sự của nhà báo Mỹ Sharon LaFraniere và hai đồng
nghiệp Trung Quốc tại Bắc Kinh.Sự kiện mới nhất làm tràn ly nước đầy là học sinh ở Lạc Lăng mà báo chí chính thức không nói rõ là thuộc tỉnh nào vừa được chính quyền địa phương dạy là khi ra đường gặp xe phải chào theo kiểu nhà binh. Theo giải thích của chính quyền thì đây là phương pháp làm giảm tai nạn giao thông và dạy trẻ con lể phép. Nhưng với hàng ngàn phản ứng chế giễu trên các mạng internet, thì giải pháp này không được lòng người. Một người dân phẫn nộ : "chỉ có loại cán bộ ngu ngốc mới bắt trẻ con làm chuyện ngược đời thay vì nâng nhẹ mặt đường cảnh báo tài xế sắp chạy ngang trường học".
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có nạn quan liêu. Vấn đề là tại nước này, cán bộ làm bậy không chịu trách nhiệm trước pháp luật mà chỉ có thể bị Đảng hạ tầng công tác mà thôi.
Do vậy, công kích chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã trở thành một môn thể thao quốc gia. Bây giờ đến lược nhiều tờ báo nhà nước tham dự. Tuy báo chí chính thức không bao giờ nêu rõ địa danh hay nguồn gốc của các "sắc chỉ" lạ thường này. Nhưng thường thường, công kích sẽ mang lai kết quả. Cụ thể vào tháng 4 năm ngoái, chính quyền huyện Công An, ở Hồ Bắc đã bị cả nước chê cười sau khi cán bộ lãnh đạo ra lệnh cho nhân viên các xí nghiệp quốc doanh mỗi người mỗi năm phải mua 23 ngàn bao thuốc lá do một công ty địa phương sản xuất, nếu không sẽ bị phạt tiền. Họ giải thích là để kích thích kinh tế địa phương. Sau nhiều tuần lễ bị chế giễu trên mạng, chính quyền địa phương, cũng qua mạng internet thông báo ngẵn ngũi : "Chúng tôi hủy bỏ lệnh này".
Cũng trong tỉnh Hồ Bắc, một huyện khác cũng phải rút lại một "sáng kiến" tương tự. Để làm tăng doanh số một hãng làm rượu manh, chính quyền buộc công nhân viên phải mua "bạch tửu" mỗi năm 300 ngàn đôla. Theo tính toán của một tờ báo loan tãi tin này, thì để đạt chỉ tiêu này, mỗi nhân viên phải mua mỗi ngày ba chai rượu mạnh.
Cũng trong năm ngoái, một huyện ở tỉnh Quý Châu ra lệnh cho mỗi cơ quan phải huy động nhân viên đi tham quan một "di tích hoang phế" sau cho đủ chỉ tiêu 5 ngàn lượt người trong hai tháng. Hậu quả là nhân viên phải thuê xe khách đi 30 cây số đường làng, sau đó thuê xe đạp đi thêm 15 cây số đường rừng. Theo tường thuật của báo Quảng Châu, thì các cơ quan đóng cửa để cho nhân viên lấy ngày nghỉ đi làm du khách. Một tháng sau, lệnh này được hủy bỏ.
Theo các nhà phân tích, những hành động lạ đời trên đây phát xuất từ sự thiếu khả năng của cán bộ đảng nắm chính quyền địa phương. Những viên chức điều hành 637 ngàn ngôi làng ở Trung Quốc dường như có xu hướng muốn làm gì thì làm. Một chủ tịch huyện ở đông bắc Trung Quốc dám phạt nông dân trong huyện một số tiền tương đương với 73 đôla Mỹ nếu họ cắt một cây ngô mà không xin phép. Một thí dụ khác làm người đọc thấy rõ hơn tính "siêu việt" của thành phần mà Mao Trạch Đông gọi là đầy tớ của dân : cho đến năm 2005, một chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã ở Trùng Khánh buộc các phụ nữ độc thân phải xét nghiệm trinh tiết trước khi các nạn nhân nộp đơn xin nhà nước bồi hoàn nhà đất bị trưng thu.
"Lưu Hiểu Ba : chế độ cộng sản Trung Quốc rạn nứt"
Tương
lai một chế độ như thế sẽ ra sao ? Bài xã luận của nhà báo Hong Kong
Willy Lam với tựa đề "Lưu Hiểu Ba và nhóm đặc quyền Trung Quốc" không
đi vòng vo : "mọi biện pháp đàn áp của chế độ không cứu được một bộ máy độc tài và nứt rạn".
Lời nhận định này là của giáo sư Lưu Hiểu Ba, đồng tác giả Hiến Chương
08 kêu gọi cải cách, bị chính quyền Trung Quốc tuyên án 11 năm tù ngay
vào ngày Chúa Giáng sinh, ngày mà công luận Tây phương ít quan tâm đến
thời sự quốc tế . Do lời dự báo này và những phân tích sau đây mà nhà
dân chủ bị 11 năm tù : "cái gọi là lòng yêu nước chính thức mà Đảng
Cộng sản vinh danh chẳng qua là họ yêu cầu nhân dân yêu thương một chế
độ và một đảng độc tài". Nhà ly khai xác quyết "tương lai của nước Trung Hoa không tùy thuộc vào những cái lệnh độc đoán phát xuất từ giới cầm quyền mà sẽ được quyết định từ những lực lượng mới càng ngày càng phát triển trong nhân dân".
Ngày tuyên án, hàng ngàn thông điệp điện tử đã xuyên thủng hàng rào lửa internet Trung Quốc, cổ vũ, vinh danh người anh hùng . Trước cử tòa án, bất chấp lệnh cấm của công an, hàng chục nhà dân chủ ký tên vào Hiến chương 08 tình nguyện xin vào nhà giam với thần tượng của họ.
Người vợ của nhà ly khai cũng tuyên bố cứng cõi : "Tôi giữ vững niềm tin như chồng tôi". Nhắc lại một câu nói của Mao Trạch Đông "một tia lửa nhỏ có thể đốt cháy một cánh đồng" nhà báo kiêm giáo sư đại học Nhật Bản và Hong Kong Willy Lam kết luận : Thái độ chà đạp công lý của chế độ Trung Quốc, cộng với bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, đã làm cho người dân bị chèn ép bấy lâu nay càng ghê tởm hơn. Do vậy thủ đoạn "sát kê dọa hầu" giết gà nhát khỉ, của Bắc Kinh lần này sẽ không hiệu quả. Dù chính quyền Hồ Cẩm Đào đã chi ra nhiều ngàn tỷ đồng để tăng cường bộ máy công an chính trị, nhưng dấu hiệu rệu rã của chế độ đã lộ rõ với hơn 10 ngàn người ký vào Hiến Chương 08, với cuộc bạo loạn ở Tân Cương, không kể trong năm qua có hơn 100 ngàn cuộc biểu tình chống chính phủ.
Iran : chế độ hồi giáo trong ngõ cụt.
Có lẽ trào lưu của xã hội con người là tiến tới tự do dân chủ bất chấp nghịch cảnh: "người dân Iran đang tổ chức kháng chiến". Đó là hồ sơ chính trị quốc tế của tuần báo Le Courrier International, theo đó, tại Iran, cuộc kháng chiến chống lại chế độ độc tài đang được tổ chức lại. Tờ báo điểm lại tình hình chính trị tại nước này 6 tháng gần đây, đặc biệt đưa một loạt bài phản ánh các quan điểm khác nhau, kể cả quan điểm thân chính quyền Iran, về cục diện hiện tại ở quốc gia này.
Từ nhiều tháng nay, phong trào phản kháng bùng lên trên khắp cả nước, các hành động bất tuân dân sự ngày càng nhiều thêm. Đối diện với chính quyền, nhiều người đối lập muốn phong trào phải quyết liệt hơn nữa. Thái độ này không được ông Mir Hossein Moussavi, ủng hộ. Thủ lĩnh của phong trào đối lập lựa chọn sự đối thoại, bất chấp thái độ không sẵn sàng của giáo chủ Ali Khamenei.
Theo nhận định của tờ Wall Street Journal, phong trào dân chủ hiện nay tại Iran liên kết được ba đặc điểm của một cuộc cách mạng nhung : phi bạo lực, không gắn liền với một học thuyết không tưởng và mang tính bình dân, với tính chất linh hoạt về tổ chức và việc trao đổi thông tin dựa vào mạng Internet. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi chính quyền liên tục sử dụng bạo lực tàn khốc để đàn áp phong trào, với việc thẳng tay sát hại ngay giữa ban ngày những người biểu tình ôn hòa, có quan điểm yêu cầu phong trào cần phải được tổ chức chặt chẽ hơn, với một đường lối lãnh đạo nghiêm ngặt hơn.
Các phản kháng có tổ chức mang tính địa phương vẫn tiếp tục với nhiều hình thức khác nhau. Trên các mái nhà, vào đêm, có thể nghe thấy những tiếng hô làm chính quyền tức giận: « Hussein vĩ đại, Hussein Moussavi vĩ đại ; Mahdi vĩ đại, Mahdi Karoubi vĩ đại ».
Hussein là tên người cháu của nhà tiên tri Mohamet, bị phái Sunnit giết năm 680. Năm này được coi là khởi đầu cho sự ra đời của nhánh Hồi giáo Chiit, nhóm Hồi giáo chiếm đa số tại Iran. Mahdi là đấng cứu chuộc mà người Chiit mong đợi. Còn Moussavi và Karoubi là tên của hai nhà lãnh đạo đối lập.
Theo nhật báo Jomhouri Islami, thể hiện quan điểm của phái cứng rắn nhất trong chính quyền Iran, do chủ tịch Nghị viện Iran lãnh đạo, cho rằng, mặc dù nhiều người thuộc phong trào đối lập muốn thay thế chế độ « Cộng hòa Hồi giáo » bằng một chế độ « Cộng hòa », thì về cơ bản những thủ lĩnh của phong trào đối lập vẫn còn tin tưởng vào các nguyên tắc nền tảng của chế độ Cộng hòa Hồi giáo và vào sự lãnh đạo của nguyên tắc velayat-e faghih do cách mạng hồi giáo 1979 xác lập, theo đó người đứng đầu tôn giáo trực tiếp lãnh đạo chính quyền hoặc kiểm soát và có quyền phủ quyết các quyết định của chính quyền.
Theo Viện nghiên cứu chính trị cận đông tại Washington, ngay cả "đạo Hồi cũng sẽ không bảo vệ giới chức sắc lãnh đạo tôn giáo". Kể từ khi nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thành lập (1979), chính phủ có toàn quyền trong lĩnh vực tôn giáo, tuy nhiên, chế độ này đã không quản lý được tất cả các hoạt động liên quan đến các lễ tôn giáo. Giới trẻ Iran đã dần dần chuyển các nghi lễ này thành các cuộc hội hè vui chơi, điều đi ngược lại sự cấm đoán nghiêm ngặt của giáo lý Hồi giáo. Giới giáo sĩ cấp dưới, vốn ủng hộ Phong trào Xanh, có thể cho phép dân chúng biến các lễ hội thành những dịp tập hợp đông người, là sức mạnh đã từng dẫn đến việc chính quyền quân chủ Chah bị lật đổ cách đây 30 năm.
Trong khi đó, chính quyền của tổng thống Ahmadinejad, dựa vào lực lượng Vệ binh cách mạng, muốn duy trì một trật tự quân sự. Trong con mắt của người Chiit, Teheran có vai trò giống như Vatican đối với người Công giáo. Ông Ahamadinejad đã khéo léo tranh thủ được các tình cảm tôn giáo. Trong cuộc can thiệp của Mỹ vào Irak năm 2003, Teheran đã thể hiện như là người che chở cho nhánh tôn giáo này. Tờ Boston Globe cũng cảnh báo, các trừng phạt quốc tế đối với Iran có khả năng làm hại người dân và làm vững thêm chế độ.
Theo Iranian.com, một trang web được nhiều người Iran sống tại Bắc Mỹ truy cập nhất, Phong trào Xanh cần phải có được những người lãnh đạo có ý chí thay đổi chế độ để thiếp lập một nền dân chủ thực sự, chứ không thể trông mong gì vào sự thay đổi trong khuôn khổ Hiến pháp 1979, về thực chất là hết sức độc đoán. Trong khi, Raha Sabz (trang web của Phong trào Xanh) cho rằng những người Iran cần tiếp tục các biểu tình hòa bình, duy trì thái độ bất tuân dân sự và mở đường đón nhận cả những người vốn đứng về phía chính quyền đàn áp nhân dân.
Cuối cùng để tìm hiểu vì sao Yemen trở thành mặt trận mới chống khủng bố quốc tế của Hoa Kỳ, quý thính giả có thể tìm đọc bài phân tích trên mạng Asia Times Online với tựa đề : Cuộc phiêu lưu của Obama tại Yemen là nhắm vào Trung Quốc (Obama’s Yemeni Odyssey targets China), chận trước âm mưu của Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân để bành trướng sức mạnh quân sự và ảnh hưởng kinh tế chính trị trong khu vực chiến lược từ Ấn Độ Dương đến bán đảo Ả rập đến tận châu Phi. Trong thế cờ này, theo tác giả bài báo, Hoa Kỳ không đơn phương hành động mà sẽ phối hợp với Ấn Độ và Israel chận đường Trung Quốc tại Yemen và châu Phi.
No comments:
Post a Comment