TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, January 13, 2010

Tường trình 7h bị bắt giữ của PV báo Nông thôn Ngày nay

(Dân trí) - Sau 2 vụ hành hung phóng viên xảy ra ở Hà Tĩnh, Lạng Sơn, ngày 10/1, phóng viên báo Nông thôn ngày nay lại bị nhóm người ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, Quảng Nam bắt giữ, hành hung. Sự an toàn của các nhà báo đang bị đe dọa hơn lúc nào hết.
Theo tường trình của phóng viên Cẩm Châu, anh bị bắt làm con tin ở “chảo lửa” Vân Tiên (Bình Đào, Thăng Bình, Quảng Nam) suốt 7 giờ đồng hồ ngày 10/1. Và nếu không có sự can thiệp của lực lượng chức năng thì không biết tính mạng mình sẽ thế nào.
Lọt “chảo lửa”...
Sự việc bắt đầu từ việc khu rừng ven biển ở thôn Vân Tiên (Bình Đào) tự dưng rơi vào quy hoạch được đền bù. Những người không được cấp đất khiếu nại những người được cấp đất (từ 11 năm trước). Sáng 10/1, tôi có mặt tại khu vực những người không được cấp đất đang dựng lều giữ đất 24/24 giờ suốt 1 tháng qua.
Khi vừa đưa máy ảnh lên chụp, ngay lập tức, từ một ngôi mộ gần đó, 3 người phụ nữ xông ra và hét lên: "Ai dám đến đây đo đất, cút ngay!" Một người trong số đó bẻ cành cây xông vào tấn công PV.
Trước sự hung hãn của các đối tượng này, tôi quay đầu chạy. Nhưng đã muộn, họ xốc tới kẹp chặt 2 bên cánh tay, một người ôm ngang lưng giữ chặt tôi. Lúc đó là 10h trưa. Họ hét lạc giọng để báo động cho người khác. Từ bốn phía một số kẻ quá khích xông đến, có người trên tay cầm gậy. Tôi lặp lại cho họ biết mình là ai, đến đây để làm gì. Tuy nhiên ngay sau đó thêm nhiều đàn ông, trai tráng đến. Người thì hét: "Giết nó đi!". Người khác giục: "Trói lại, bỏ xe bò chở vào tỉnh…".
Một phụ nữ nói: "Để hỏi ai sai hắn đến đây". Rồi chị này giật cây gậy trên tay một thanh niên giáng xuống đầu tôi. Một thanh niên tức giận chạy vòng quanh đám đông, hét: "Mấy bà tránh ra để tôi đánh nó".
Tôi nghe mấy tiếng hự hự và biết có ai đó sau lưng đã hứng đòn cho tôi. Tuy nhiên sau đó một bàn chân đã chen vào được và đạp mạnh vào sau gáy tôi. Tôi choáng váng. Một phụ nữ xốc tôi lên, đưa vào trong lều. Tôi đi giữa đám đông phụ nữ che chắn bốn phía.
Tôi ngồi xuống, một người đàn ông giật phắt tấm bạt che lều. Những tiếng hú báo động vẫn tiếp tục, người càng lúc càng đông, ai mới đến cũng đều tìm cách sán lại chỗ tôi để đánh, hoặc đâm với gậy gộc trên tay.
Tôi không hiểu sao khuôn mặt nào cũng tràn ngập sự thù hận.
2 cuộc giải cứu và cố nhân che mặt
Họ cho rằng cái máy ảnh của tôi là máy đo đất để đền bù. Họ thu máy ảnh, lấy thẻ nhà báo và cả CMND của tôi. Tôi hoang mang không biết làm sao báo tin cho mọi người. May có một thanh niên len đến và gầm lên: "Ai sai mày đến đây thì điện thoại kêu người đó ra đây". Tôi được rảnh tay móc điện thoại và điện cho  ông Nguyễn Văn Ngữ - Phó Chủ tịch UBND huyện. Ông đang ở Đà Nẵng và hứa sẽ điện thoại cho Trưởng Công an huyện.
Nhóm người này cho biết, cách đây mấy hôm họ đã bắt giữ cán bộ địa chính xã và giữ một ngày cho đến khi Chủ tịch UBND xã xuống viết giấy cam kết đất đang tranh chấp không đo đạc, chấp nhận yêu cầu của họ “là người lạ vào vùng này thì đầu rơi máu chảy”, họ mới cho nhận anh cán bộ địa chính về.
“Số mày đen rồi, mày sẽ ăn sương, nằm cát tại đây ”- một thanh niên đi qua nói. Lo nhất là những thanh niên quá khích, miệng nồng nặc mùi rượu, không nói gì chỉ lăm lăm tìm cách len vào đánh tôi.
Đến quá 11 giờ, 2 cán bộ công an huyện và khoảng 10 công an xã, xã đội, dân quân, tự vệ Bình Đào xuất hiện. Tuy nhiên, họ vẫn không giải thoát được cho tôi. Đến quá 12 giờ, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Đào Võ Khắc Lâm đến, chấp nhận viết giấy xác nhận tôi là nhà báo, xác nhận không có chuyện đo đất trên vùng tranh chấp, nhưng  những người quá khích vẫn không chịu cho tôi đi. Anh Lâm bế tắc đành rời nổng cát, tôi ngồi thụp xuống một bụi dứa lòng đầy hoang mang.
Lúc này có người gánh cơm, cháo, mì tôm, bánh trái và nước uống ra cho người giữ đất ăn uống. Một phụ nữ bê tô cháo đến gần tôi, cô kéo khẩu trang xuống và tôi thấy một khuôn mặt rất quen. Cô nói nhỏ: "Nhà em chuẩn bị xuất chuồng lứa heo Tết đó anh".
Tôi chợt nhân ra cô là B. Mấy tháng trước địa phương tổ chức tiêu huỷ heo dịch tai xanh, tôi đến nhà, chụp ảnh cô đang khóc vì xót tiếc. Nông thôn ngày nay sau đó đăng bài “Nước mắt tai xanh” kể về nỗi khổ của nông dân nuôi heo chẳng may bị dịch. B kể: Sau đó được đền bù, em mua tiếp lứa heo mới nuôi lại và chuẩn bị xuất chuồng bán Tết. Cô đưa tô cháo cho tôi: "Anh ăn đi lấy sức, người ta giữ anh không biết đến bao giờ".
Không ngờ tôi gặp lại “nhân vật” trong bài báo của mình trong hoàn cảnh trớ trêu như thế này...
Khoảng 16 giờ chiều, Thượng tá, Phó Công an huyện Thăng Bình Đặng Văn Hiến xuất hiện  cùng nhiều cán bộ công an khác. Ông Hiến kiên trì vận động giải thích nhưng đám đông vẫn một hai không chịu. Đến quá 17h, ông Hiến tuyên bố: "Bây giờ  phải để nhà báo về, ai cản trở người đó vi phạm pháp luật, sẽ xử lý nghiêm". Tôi đứng lên, các chiến sỹ công an bao quanh, lúc đó đám người mới dãn ra.
Rời khỏi “chảo lửa”, tôi không kìm được sung sướng khi biết mình đã thực sự thoát nạn và cảm nhận rõ nhất về sự nguy hiểm của nghề báo, và cả về hai chữ “tự do”.
Nguyên Đức(ghi)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty