TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, January 14, 2010

GS Nye: "Giữ chủ quyền không thể bằng cách "một đối một"

Tác giả: Phương Loan Hai tiếng đối thoại cởi mở với các lãnh đạo, cán bộ ngoại giao và giới nghiên cứu Việt Nam chiều 13/1, GS Joseph Nye, nhà tư tưởng đối ngoại hàng đầu của Mỹ đã cùng chia sẻ góc nhìn về sức mạnh Mỹ, sức mạnh Trung Quốc và chính sách cho Việt Nam.
Chủ trì buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cho rằng ông đã "học được nhiều hơn kì vọng" đồng thời đánh giá cao những gợi ý chính sách của GS Nye cho Việt Nam.
Đúng với tinh thần "lắng nghe" và "đối thoại", hai tiếng tọa đàm là cuộc trao đổi thẳng thắn, hỏi và đáp, về nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế, về sức mạnh mềm, sức mạnh thông minh, lí thuyết và triển khai thực tế của Mỹ, của Trung Quốc và câu chuyện chính sách của Việt Nam.
"Không thể một đối một"
Nổ phát pháo đầu tiên của buổi thảo luận, nhà nghiên cứu Trung Quốc, ông Dương Danh Dy đặt vấn đề "liệu thế giới có thể thuyết phục được Trung Quốc hành xử có trách nhiệm hay không?".
Với kinh nghiệm gần nửa thế kỉ làm việc với Trung Quốc, cũng có hiểu biết nhất định về lịch sử Trung Quốc, theo ông Dương Danh Dy, vùng đất nào Trung Quốc bảo là của họ, việc làm gì Trung Quốc bảo là đúng, bao giờ họ cũng làm đến cùng, làm cho bằng được.
Ví dụ, trong cuộc chiến tranh 1962, họ bất ngờ tấn công Ấn Độ nhưng nói là đánh trả Ấn Độ và hiện vẫn chiếm hơn 1000 km2.
Tại Biển Đông, từ chỗ không có có chỗ đứng chân ở biển Đông, bây giờ Trung Quốc đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam, và 7 đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.

Nhà tư tưởng đối ngoại hàng đầu của Mỹ đáp lời, khi được hỏi về chiến lược, lãnh đạo Trung Quốc đều khẳng định chiến lược của họ là phát triển. Nhưng Trung Quốc cũng có chủ nghĩa dân tộc dân tộc mạnh. Với vấn đề lãnh thổ, Trung Quốc tự thuyết phục mình rằng đó là vùng đất của họ và sẵn sàng làm mọi điều...

"Cách tốt nhất là làm cho việc họ đối xử không đúng đắn phải trả giá rất đắt", GS Nye nói.
Những năm 90s, cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến nước này làm hỏng quan hệ với tất các các nước ĐNA. Khi nhận ra tác hại, Trung Quốc đã thay đổi cách hành xử.
Trả lời một câu hỏi khác liên quan đến gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc, GS Nye cho hay, chính việc Trung Quốc cố gắng tăng sức mạnh mềm là lí do Trung Quốc thay đổi chỗ đứng chính sách trong một số trường hợp như Biển Đông.
Theo GS Nye, hợp tác với ASEAN là cách tốt nhất cho Việt Nam. "Các nước ASEAN cần phải thực hiện quốc tế hóa vấn đề, thảo luận trong khuôn khổ đa phương, để Trung Quốc không thể sử dụng công cụ với từng nước ASEAN riêng rẽ".
"Không thể thuyết phục một đối một với Trung Quốc, mà Việt Nam phải giải quyết trong khuôn khổ đa phương, khiến cho việc triển khai thực tế gây căng thẳng của Trung Quốc phải trả một cái giá lớn, làm hỏng quan hệ với toàn ASEAN, từ đó, buộc Trung Quốc hành xử đúng đắn", GS Nye tư vấn.
"Việt Nam cùng với ASEAN phải xây dựng cấu trúc hợp tác không chỉ có lợi cho Trung Quốc mà còn có lợi cho chính Việt Nam và các nước nhỏ ASEAN".
Nhà tư tưởng đối ngoại Mỹ chỉ rõ, hiện nay, ASEAN có cấu trúc hợp tác ASEAN + 3 thế nhưng lại chưa có sự tham gia của Ấn Độ, Australia và New Zealand, điều Trung Quốc không muốn vì ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của Trung Quốc trong hợp tác khu vực. Đã đến lúc Việt Nam và ASEAN phải thúc đẩy một cơ chế hợp tác để có sự can dự của các nước này lớn hơn, GS Nye tư vấn.
Sức mạnh phải đi liền với tính chính đáng
Một cán bộ ngoại giao Việt Nam đặt vấn đề, "Sức mạnh mềm nằm ở lẽ phải và sự thuyết phục. Việt Nam có câu: "nói phải củ cải cũng nghe", nhưng Việt Nam cũng có câu khác "sự thật nằm ở kẻ có sức mạnh. Thực tế, trong quan hệ quốc tế, ở thời điểm then chốt cần xử lý, thì vẫn phải cần có sức mạnh để sử dụng".
Chia sẻ quan điểm này, GS Nye cho rằng, sức mạnh cứng vẫn quan trọng. Tiếng Anh cũng có câu "chân lý thuộc về kẻ mạnh" và có người nói "Chúa đứng về kẻ mạnh". Tuy nhiên, điều này cũng không đúng. Tính chính đáng rất quan trọng.
"Khi sử dụng sức mạnh không chính đáng, thì nước đó cũng khó đạt được mục tiêu... Cách sử dụng sức mạnh hiệu quả nhất khi dùng vũ lực chính đáng chứ không phải dùng sức mạnh mà không cần quan tâm chính đáng hay không" GS Nye nói.
Vị cán bộ ngoại giao này cũng nêu câu hỏi: Với các nước không có sức mạnh cần thiết hoặc thường ở thế yếu về sức mạnh cứng thì phải tạo và sử dụng sức mạnh mềm như thế nào? Liệu các nước có sức mạnh cứng như Mỹ và các nước có sức mạnh cứng đi lên, có quyết tâm cùng toàn thế giới thiên về sử dụng sức mạnh mềm, hạn chế sức mạnh cứng hay không?"
Theo GS Nye, "Việt Nam phải có năng lực tự bảo vệ mình". Việt Nam cũng cần như Singapore, là "con tôm nhiễm độc", nghĩa là phải trang bị sức mạnh quân sự đủ để đáp trả âm mưu "nuốt chửng" của nước khác, tự bảo vệ mình.
Tuy nhiên,  bên cạnh việc xây dựng sức mạnh quân sự, "Việt Nam cũng phải hấp dẫn các nước khác, để nếu bị tấn công, các nước sẽ lên tiếng rằng đó là việc không thể chấp nhận được. Và nước tấn công Việt Nam sẽ phải chịu rủi ro lớn", GS Nye cũng lưu ý.
"Việt Nam giữ lẽ phải để thuyết phục người khác. Khi đó, nước khác phải nhìn việc tấn công Việt Nam là không chính đáng".
Nhà tư tưởng đối ngoại hàng đầu nước Mỹ nhiều lần nhắc Việt Nam phải kết hợp tốt giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đó là chiến lược hợp lý nhất cho Việt Nam.
Ngay nước Mỹ vốn có sức mạnh cứng lớn nhất trên thế giới, nhưng chỉ riêng sức mạnh cứng không thể giải quyết hết mọi vấn đề.
Phản đối quan điểm cho rằng, sức mạnh mềm là sự phản chiếu của sức mạnh cứng, Giáo sư Nye dẫn ra một số trường hợp, dù không có sức mạnh cứng trong tay nhưng lại có sức mạnh mềm to lớn. Câu chuyện Giáo hoàng người Balan, John Paul II và Stalin là ví dụ.
Vì thế, không thể đặt ưu tiên sức mạnh mềm cao hơn sức mạnh cứng và ngược lại.
Qua ASEAN, Việt Nam tăng sức mạnh mềm
Hơn nữa, theo GS Nye, sức mạnh mềm không phải là trò chơi kẻ thắng người bại mà là hai bên cùng thắng. Nếu tôi hấp dẫn chính sách của bạn và ngược lại, thì nó tốt cho cả hai bên.
Vì thế, GS Nye cho rằng, Việt Nam nên dẫn dắt ASEAN, đưa ASEAN có một thỏa thuận đối phó với biến đổi khí hậu. Đó là bí quyết giúp Việt Nam tăng sức mạnh mềm.
"Thay vì đến dự hội nghị lớn như Copenhagen rồi quay lại cơ chế cũ như G77 và các nước giàu phản đối lẫn nhau không đưa tới đâu, chúng ta nhận thấy lợi  ích chung giữa Việt Nam, ASEAN và nước khác để làm việc cùng nhau đưa giải pháp chung về biến đổi khí hậu. Chính sách Việt Nam đưa ra sẽ hấp dẫn Mỹ với Châu Âu và ASEAN, gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam, nhận được ủng hộ của các nước", GS Nye phân tích.
Việt Nam có thể học bài học của Ấn Độ trong thái độ với vấn đề biến đổi khí hậu. Ấn Độ đã từng đứng sau ủng hộ quan điểm của Trung Quốc nhưng sau đó, xét từ lợi ích của chính mình, Ấn Độ đã chuyển quan điểm, từ đó nhận được sự ủng hộ của thế giới và nâng uy tín với thế giới.
Với tư cách chủ tịch ASEAN, Việt Nam nên đưa ra một gợi ý nào đó. ASEAN là cơ chế quan trọng để ngăn chặn xung đột khu vực, nhưng ASEAN còn có thể đóng vai trò lớn hơn trên thế giới, nếu đóng vai trò trong biến đổi khí hậu. Nói cách khác, điều này làm gia tăng sức mạnh mềm của Việt Nam và ASEAN và mang lại kết quả tích cực cho tất cả, GS Nye nói.
Một cán bộ Vụ Kinh tế, Bộ Ngoại giao đặt vấn đề, khi phát triển sức mạnh mềm, trong một số trường hợp, liệu Việt Nam có thể hi sinh phần nào sức mạnh cứng. Đơn cử, nếu Việt Nam muốn ở vị trí dẫn đầu trong chống biến đổi khí hậu, liệu Việt Nam có phải đánh đổi bằng sự phát triển kinh tế chậm lại?
"Chỉ dùng sức mạnh mềm, lo xây danh tiếng mà ảnh hưởng sức mạnh cứng là sai lầm", học giả hàng đầu của nước Mỹ đáp lời.
Theo GS Nye, Việt Nam nên chọn đầu tư vào các dự án tốt cho tương lai, đồng thời tạo danh tiếng. Ví dụ, Việt Nam cần kiên quyết nói không với các dự án bẩn. Cho phép các dự án hủy hoại môi trường, Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cũng như danh tiếng của các bạn, "thiệt cả đôi đường"
Quan sát cách Trung Quốc xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại có thể thấy Trung Quốc chủ trương gây ảnh hưởng tới lãnh đạo các nước, những người có vai trò quyết định trong việc đưa ra chính sách. Sức mạnh cứng đã được Trung Quốc sử dụng rất thông minh và hiệu quả, một cán bộ nghiên cứu của Học viện Ngoại giao nêu.
Chia sẻ góc nhìn này, GS Nye tiếp lời, chúng ta hãy nhìn vào cách Trung Quốc áp dụng chính sách ở châu Phi. Họ tác động trực tiếp lên lãnh đạo cấp cao của các nước, dẫn tới việc,  cùng với các dự án đầu tư, thay vì sử dụng lao động địa phương, Trung Quốc lại mang người lao động Trung Quốc sang.
Cũng như các nước, Trung Quốc đã dùng sức mạnh cứng theo cách thức nhanh và hiệu quả ngay tức khắc. Việc này hiệu quả về ngắn hạn, nhưng sẽ không tốt cho Trung Quốc trong dài hạn. Càng về sau, Trung Quốc sẽ càng khó áp dụng chính sách này.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty