TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, August 9, 2009

Chợ búa thời... chuyển đổi


Lao Động Cuối tuần số 32 Ngày 09/08/2009 Cập nhật: 4:32 AM, 09/08/2009
Chợ Đồng Xuân (Hà Nội).
(LĐCT) - Trong tiếng Việt 2 chữ "chợ búa" ghép lại với nhau được tất cả các từ điển giải nghĩa là "chợ nói chung", "nơi họp chợ nói chung".

Còn chữ "chợ" thì đã rõ, là nơi người ta đến để trao đổi buôn bán hàng hoá với nhau. Như thế có lẽ khi dùng hai chữ "chợ búa" cũng là để nói về cái nghĩa rộng và tính đa dạng của của chợ. Bởi lẽ ngoài cái tên riêng được dùng như một địa danh như chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành, chợ Đông Ba... thì chợ có rất nhiều loại hình gắn với những loại hàng hoá được coi là mặt hàng chủ yếu hay đặc sản. Ví như chợ trâu, chợ vải, chợ gốm, chợ cá, chợ củi...rồi thậm xưng lên một chút, nơi bán sức lao động cơ bắp thì gọi là "chợ người", lại có thứ nói pha chút văn nghệ thì còn có cả "chợ tình"...

Chợ là một sinh hoạt kinh tế, là địa điểm để buôn bán trao đổi hàng hoá nhưng cũng còn là nơi giao lưu văn hoá, đôi khi cả tâm linh (như chợ Viềng). Chợ họp theo phiên với một tần suất thích hợp để trong một vùng ngày nào cũng có nơi họp chợ thoả mãn cho cư dân. Chỉ có những chợ lớn ở những nơi nhu cầu buôn bán cao, dân cư đông đúc, chủ yếu ở đô thị mới họp quanh năm, suốt tháng, mọi ngày.

Về quy mô, có chợ ở chốn làng quê và chợ ở nơi đô thị. Chợ quê đáp ứng cho số đông cư dân trong các làng của một vùng có thể mua hoặc bán những nhu yếu phẩm do mình làm ra hay cần đến. Nó thường chọn ở những nơi cửa ngõ giao thông dễ đi lại, nhất là gần đường cái quan hay những con sông. Xưa kia, chợ không ở sâu trong làng mà ở ngoài rìa hoặc ngoài hẳn cánh đồng để cho những cái ngoại lai không ảnh hưởng đến "đất lề quê thói" đã thâm căn cố đế trong làng quê của mình.

Điểm họp chợ từ đời này sang đời khác ít thay đổi vì tập quán ở làng quê vốn bền vững. Đọc sử sách, thấy thời của ông "Vua luật pháp" Lê Thánh Tông đời Hồng Đức có điều luật quy định nơi nào muốn lập chợ mới hay chia chợ cũ phải xem xét kỹ rồi tấu lên để triều đình quy định. Như thế là chặt chẽ cả theo lề thói của tập quán và theo luật lệ của nhà nước chứ không phải tuỳ tiện. Còn chợ họp theo quy luật "nơi có cầu khắc có cung" là "chợ cóc", nó "nhảy" theo nhu cầu của khách hàng.

Khảo sách xưa thấy chợ búa và sinh hoạt của chợ giống như một màng lưới chằng chịt nhưng lại vô cùng hợp lý về sự phân bố, tựa như mạch máu trên một cơ thể. Tất cả nền kinh tế của nước Việt Nam truyền thống tồn tại nhờ sự vận hành của hệ thống chợ. Nó không chỉ nuôi sống kẻ mua người bán mà nó còn nuôi cả bộ máy chính quyền ở địa phương nhờ vào thuế chợ. Sự giao lưu văn hoá cũng "ăn theo"chợ.

Ở VN, đô thị đã không nhiều lại vẫn mang đậm dáng dấp của những cái làng lớn. Ngay Thăng Long hay Hà Nội trước khi người Pháp cai trị vẫn được mệnh danh là "Kẻ Chợ". Cung cách buôn bán vừa là nơi giao thương cho dân tứ chiếng nhưng lại xuất hiện những phường hội của các làng nghề lên lập nghiệp. Các làng đưa người, đưa thợ và đưa cả đình làng và ban thờ ông thành hoàng hay tổ nghiệp lên phố. Mỗi nghề nghiệp mang tên một "Hàng" (sau này khi người Pháp quy hoạch trở thành phố).

Đọc sách người Tây mô tả, thì trước khi bị Pháp đô hộ, chợ ở Thăng Long - Hà Nội vẫn họp ở những địa điểm truyền thống đồng thời rải khắp vỉa hè của các phố phường. Hình ảnh của loại "chợ cóc" được mô tả là rất phổ biến, khiến mỗi lần có quan quân đi qua là một lần náo loạn, kẻ mua người bán chạy dạt sang hai bên để mở đường, gặp ao hồ cũng phải nhảy ào xuống nước. Cái loại hình "chợ cóc" có lẽ là một nét truyền thống đến nay vẫn dai dẳng tồn tại ngay trong thành phố hiện đại của chúng ta.

Đến thời Tây sang, ngoài việc quy hoạch lại các thành phố theo lề lối phương Tây, có hạ tầng đường, hè, cống, rãnh và đèn chiếu sáng nhưng họ có ý ý thức tôn trọng những tập quán bản địa nên không những không xoá bỏ các chợ cũ mà còn quy hoạch và xây mới.

Ở Hà Nội, những chợ cũ nổi tiếng như Đồng Xuân (Cầu Đông), Cửa Nam, Đức Viên (chợ Hôm), chợ Mơ... được xây dựng kiên cố. Hơn thế nữa họ vẫn coi những cái chợ đó là cái "dạ dày" nuôi sống thành phố do vậy chúng ta thấy từ rất sớm, trước khi có các loại phương tiện giao thông cá nhân như xe đạp, xíchlô hay ôtô... thì 5 tuyến xe điện đã được xây dựng nối liền các cửa ô với tất cả các chợ quan trọng để đưa hàng hoá và chở người, kích thích các hoạt đông buôn bán của thành phố.

Ở Hà Nội, cũng như ở tất cả các thành phố lớn trên đất nước ta thời Pháp thuộc thì ngoài kiến trúc công sở và khu phố Tây dành cho người Âu, kiến trúc của các chợ là tiêu biểu nhất cho các công trình dân dụng dành cho người bản xứ. Chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Đông Ba ở Huế, Chợ Bến Thành ở Sài Gòn, Chợ Rồng Nam Định, Chợ Sắt Hải Phòng... đều là những kiến trúc vừa kiên cố, vừa đẹp lại vừa phù hợp với những tập quán truyền thống trong giao dịch kinh tế của người bản địa. Tên gọi và kiến trúc của những cái chợ đó thường trở thành biểu trưng của mỗi địa phương.

Nói như vậy để liên hệ với những chuyển đổi ở các đô thị thời nay. Kinh tế thị trường phát triển chưa bao giờ mạnh mẽ như bây giờ. Hệ thống bán lẻ và các siêu thị mọc lên như nấm nhưng dường như vẫn chưa làm cho các chợ truyền thống bị lỗi thời.

Nhưng cái thách thức lớn nhất lại chính từ phía các nhà quản lý và sức ép của giá trị đất đai mà những ngôi chợ thường là những địa điểm đắt giá nhất. Vì thế mà chúng ta chứng kiến các ngôi chợ bị khai tử một cách không thương tiếc vì sự kém quan tâm đến những giá trị văn hoá mà chỉ quan tâm đến giá trị của đất đai và thu nhập ngân sách của địa phương.

Đang có một chiến dịch "siêu thị hoá" các chợ thực chất chỉ là chuyển đổi quyền sử dụng đất (không gian) có lợi nhất cho các nhà quản lý. Ở thủ đô Hà Nội, bắt đầu từ chợ Bưởi, rồi đến chợ Ngã Tư Sở, nay chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da đã bị đập, sắp tới sẽ là chợ Hôm (lần thứ hai) rồi chợ Mơ, và ngay cả chợ Đồng Xuân đã qua mấy lần thay đổi cũng sẽ trở thành một siêu thị buôn bán theo kiểu Âu-Tây, những cao ốc chủ yếu để khai thác giá trị mặt bằng... Ở Đồng Nai, chợ Long Khánh, chính quyền "quy hoạch" lại cũng chỉ chưa đầy 1/10 diện tích làm chợ, còn thì chuyển đổi thành siêu thị và khu đô thị bán để thu được nhiều cho ngân sách...

Theo đà này thì rồi các chợ quê cũng khó tránh khỏi làn sóng đô thị hoá đang diễn ra khắp nơi... Liệu đó có thể coi đó là sự tiến bộ trong phát triển hay không?

Dương Trung Quốc

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty