Quỳnh Như, phóng viên RFA
2009-08-10
Trung Quốc với số dân đông vào bậc nhất đã trở thành một nhà máy sản xuất đưa hàng đi khắp thế giới, với đủ mọi loại giá cả và chất lượng.
Trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường xuất khẩu sang các nước Âu-Mỹ sụt giảm. Trung quốc đang ra sức đẩy hàng dội khẩu sang các nước lân cận. Bằng việc áp dụng thuế xuất khẩu tiểu ngạch ở mức 0%, hàng Trung Quốc càng được tiếp sức để tràn ngập thị trường Việt Nam.
Trước tình trạng này các doanh nghiệp trong nước nghĩ gì? Quỳnh Như tổng hợp và trình bày ý kiến của các doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế.
Khi TQ khuyến khích xuất khẩu
Với việc áp đặt thuế xuất khẩu tiểu ngạch ở mức 0%, Trung quốc đẩy mạnh chiến lược xâm nhập thị trường các nước lân cận, nhất là vào nước “láng giềng” Việt Nam.
Hiện nay hàng Trung quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam; từ các mặt hàng như: quần áo, đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng, đồ kim khí, điện máy, thực phẩm, rau quả cho đến phân bón, hóa chất của Trung quốc đang có mặt ở khắp các tỉnh thành Việt Nam vì giá rẻ, chủng loại đa dạng. Nhưng chất lượng của sản phẩm và sự an toàn cho người tiêu dùng lại là vấn đề đáng quan ngại.
Một nguy cơ mà ai cũng biết là Trung quốc đang giành lấy thị phần của hàng Việt Nam ngay trên thị trường Việt Nam. Điều này làm cho nền sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn do cơ cấu sản xuất khá giống nhau, nhưng Trung quốc có quy mô lớn và giá rẻ. Hiện trạng này đã làm các nhà kinh tế Việt Nam đau đầu.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam, hiện là thành viên của Viện nghiên cứu phát triển IDS nhận định:
“Tôi nghĩ cái chính đối với Việt Nam hiện nay có lẽ yêu cầu chủ yếu ở chỗ; một là chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan nhất là các cơ quan kiểm soát về chất lượng hàng hoá thì phải có cách nào để kiểm soát chắc hơn, tốt hơn về chất lượng hàng hoá của Trung quốc. Đảm bảo không có những hàng gây độc hại cho người tiêu dùng hoặc hàng chất lượng thấp nhưng không làm rõ lại để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng có thể vào Việt Nam được.Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan phải có cách nào để kiểm soát chắc hơn, tốt hơn về chất lượng hàng hoá của Trung quốc, vừa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vừa để bảo vệ sự cạnh tranh chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bà Phạm Chi Lan
Đây là yêu cầu quan trọng nhất, nó vừa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vừa để bảo vệ sự cạnh tranh chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam. Chứ còn cách làm của Trung quốc, về hạ thuế như vậy thì thực ra họ cũng không vi phạm với những cam kết thí dụ như giữa Trung qúôc với ASEAN, hoặc cũng phải xem thêm những cam kết của họ với WTO.”
Còn các doanh nghiệp trong nước thì nghỉ gì? Ông Nguyễn Toàn Phúc, Giám đốc Kinh doanh Qúôc tế của Công ty cổ phần Kềm Nghĩa, một doanh nghiệp tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2,000 công nhân và hệ thống đại lý phân phối sản phẩm trên cả nước cho biết như sau:
“Đã là thị trường thì không có một biện pháp hành chính nào có thể ngăn chặn được hết, vấn đề là mình cạnh tranh với nhau về chất lượng, về dịch vụ, chớ còn xuất khẩu là bao giờ thuế xuất cũng bằng 0, ngoại trừ những thứ mà người ta không muốn làm cạn kiệt tài nguyên của qúôc gia.
ể dùng những biện pháp về hành chính hay thuế quan được. Mình chỉ áp dụng một số biện pháp, ví dụ như đối với hàng thời trang Việt Nam bây giờ thì mình phải cải tiến mẫu mã, cho nhiều hơn và đẹp hơn, và có một khía cạnh khác là hàng Việt Nam của mình phải an toàn hơn.
Mình không thMột số mặt hàng Việt Nam có thể đánh sang Trung quốc, ví dụ như kềm Nghĩa, cân Nhơn Hoà, những sản phẩn trái cây của mình xuất sang Trung quốc cũng có uy tín, hoặc là cao su, ca phê, nhưng có lẽ tỉ trọng của nó so với hàng Trung quôc chưa ở mức độ lớn hơn đâu.”
Giải pháp nào cho hàng VN?
Theo ông Phúc thì người tiêu dùng, ngay cả khách hàng Trung quốc, ngày càng thích hàng Việt Nam hơn so với hàng Trung qúôc; ví dụ như sản phẩm Kềm Nghĩa giá bán dù đắt hơn so với sản phẩm nội địa nhưng vẫn được dân Trung quốc chuộng.
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, người đã đi nhiều Hội chợ quốc tế cùng với các doanh nghiệp, thấy hàng Trung qúôc ở khắp nơi, ngay cả Nhật bản cũng có nhiều hàng của Trung qúôc nhập vào với tiêu chuẩn kiểm soát của Nhật, nên theo ông Lưu thì: “Việt Nam có hàng rào kiểm định, có tiêu chuẩn cho hàng nhập thì mới bảo vệ được người tiêu dùng Việt Nam.”
Cùng ý kiến như ông Lưu, bà Ngô Thị Báu, Giám đốc Công ty thời trang FOCI nói: “Vấn đề là làm sao để hàng Trung qúôc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì không thể nhập khẩu, cũng như phải có hàng rào kiểm tra chất lượng an toàn sản phẩm.”
Làm thế nào để cạnh tranh với hàng Trung quốc? Có lẽ cũng không ngoài những cố gắng tự thân nhằm hợp lý hóa sản xuất, cải thiện chất lượng, mẫu mả và cung cách phục vụ khách hàng.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Giám đốc Công ty AA cho rằng doanh nghiệp sản xuất cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối thủ. Ông nói: "Hậu mãi cũng là yếu tố quan trọng để cạnh tranh, dịch vụ sẽ làm cho sản phẩm khác hẳn các loại hàng trôi nổi không rõ xuất xứ.”
Hiện nay về mặt cạnh tranh thì Việt Nam không ngại cạnh tranh với các nước láng giềng; mà điểm cạnh trạnh mạnh nhất của mình là các mặt hàng Trung quốc.
Lê Ngọc Trang
Một doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Quán Thành, chuyên sản xuất đồ nội thất, đã mở rộng chiến lược kinh doanh không chỉ nhắm vào các thị trường quốc tế mà cả qúôc nội nữa. Giám đốc Lê Ngọc Trang nói:
“Thật ra hiện nay về mặt cạnh tranh thì Việt Nam không ngại cạnh tranh với các nước láng giềng; mà điểm cạnh trạnh mạnh nhất của mình là các mặt hàng Trung quốc.
Đối với sản phẩm của Trung quốc, cái thứ nhất là giá rất rẻ, cái thứ hai là kiểu dáng rất đẹp và nhiều mẫu mã; cái giá bên mình cao hơn Trung quốc, nhưng được cái là hàng mình làm rất kỷ, sản phẩm của mình đẹp và có chất lượng, chất lượng đảm bảo và có uy tín hơn. Nhưng đối với sản phẩm của Trung qúôc thì có tính cạnh tranh rất cao – về giá cả và mẫu mả..”
Cô Ngọc Trang cũng nêu lên chiến lược cạnh tranh do công ty cô đưa ra: “Cái thứ nhất là mình đi vào thị trường nội địa, cái thứ hai là mở rộng thêm các mặt hàng sản xuất, nâng cấp sản phẩm và đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn.”
Trong lần trả lời phỏng vấn với phóng viên Trân Văn của Đài Á Châu Tự do về “cơn lốc” của hàng Trung quốc, ông Phan Chánh Dưởng, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Hạ tầng Tân Thuận nói:
“Chúng ta phải làm cách nào để chất lượng chúng ta tốt hơn và giá thành rẻ hơn. Cái đó là cơ bản nhất. Giảm đi những giá phí không cần thiết, nghĩa là giá phí phi kinh tế để hàng của chúng ta có sức cạnh tranh hơn. Cái đó cũng là cơ bản. Còn cái bên ngòai là phải chống buôn lậu triệt để.”
Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải ra tay mạnh hơn trong cuộc chiến với “hàng lậu” và hàng giả Trung qúôc, và hổ trợ doanh nghiệp trong nước, cùng lúc các doanh nghiệp Việt nam phải đoàn kết để tìm ra giải pháp cạnh tranh để tồn tại trong điều kiện “chung sống” với hàng Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment