TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, November 25, 2009

Đẩy lùi tệ nạn chạy chức, chạy quyền, chạy việc…

Hiện nay hiện tượng “chạy chức, chạy quyền” khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng như đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) nêu lên tại phiên họp chất vấn vừa qua.

Trong thực tế, còn thấy khá phổ biến cả tình trạng “chạy việc” bằng tiền, bằng thân thế và quen biết. Cũng vì vậy không còn chỗ cho những cán bộ trẻ có năng lực thiết tha muốn về quê hương phục vụ. Đấy là trường hợp như cô kỹ sư tốt nghiệp đại học chính quy Trần Thị Diệu Hương bị sa thải vì có trình độ cao hơn nhu cầu ban đầu cần tuyển dụng. Tháng  trước, dư luận cũng từng bất bình về chuyện cô cử nhân Phan Thị Cảnh tốt nghiệp đại học Kinh tế quốc dân vào loại giỏi về quê xin việc theo chủ trương thu hút nhân tài của tỉnh nhưng không ngờ đến nơi nào cũng bị từ chối.

Hai chuyện “kỳ lạ” trên lý giải vì sao có một thực tế hiện nay người trẻ, có năng lực không vào làm cho các cơ quan nhà nước mà lại chọn khu vực tư nhân hoặc đầu quân cho các doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí ngay cả những người đã làm trong khu vực nhà nước cũng rời bỏ để ra làm tư bên ngoài.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ là một nguy cơ đối với sự phát triển của quê hương đất nước. Đó là lý do vì sao nhiều tỉnh thành trong những năm gần đây đưa ra chủ trương thu hút nhân tài với chế độ đãi ngộ cao nhằm thu hút và giữ chân người tài giỏi.     

Rõ ràng đấy là một chủ trương đúng đắn nhưng khi triển khai thực hiện lại bị biến dạng khiến người trẻ có năng lực mất niềm tin. Bằng chứng là sau khi báo chí phản ánh về tình cảnh của cô cử nhân Phan Thị Cảnh, và kỹ sư Trần Thị Diệu Hương rất nhiều thư gửi về chia sẻ, và bày tỏ sự nghi ngờ, thất vọng, mất niềm tin về cách đối xử của quê hương. Rất nhiều người đã tâm sự rằng mình cũng là nạn nhân của kiểu tuyển dụng khó hiểu, và hầu hết đều khuyên cử nhân Phan Thị Cảnh, kỹ sư Trần Thị Diệu Hương rời bỏ quê hương để tìm đến nơi trọng dụng mình, thậm chí có nhiều cơ quan doanh nghiệp sẵn  sàng nhận về làm việc.     

Đó là một lời khuyên, một sự lựa chọn đúng đắn cho cá nhân trên con đường lập thân lập nghiệp, cũng như thể hiện sự trọng thị trọng dụng cần thiết đối với người có tài, có năng lực. Nhưng nếu như người tài giỏi nào cũng rời bỏ quê hương, rời bỏ khu vực nhà nước thì ai sẽ xây dựng, phát triển cho quê hương đất nước giàu mạnh?     


Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Từ trường hợp người giỏi như Phan Thị Cảnh bị quê hương hắt hủi, cô kỹ sư Trần Thị Diệu Hương “bị mất việc vì có trình độ…đại học” - hai trường hợp điển hình cho nhiều trường hợp khác, chúng ta cần phải xem lại khâu tuyển dụng, sắp xếp, tổ chức và sử dụng con người; phải sử dụng đúng người có năng lực và loại bỏ những người kém năng lực đang được sử dụng vì quen biết, chạy chọt; phải làm thật tốt khâu này vì con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển. Hiện nay hiện tượng chạy chức, chạy việc khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng như đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) nhìn nhận tại phiên chất vấn Quốc hội vừa qua. Theo ông Cuông “cái mà xã hội cần là cơ chế, thiết chế để tránh nạn chạy chức chạy quyền vì ai cũng biết đây là một kiểu đầu tư siêu lợi nhuận và gây nguy hiểm lớn cho xã hội. Cơ chế cần Bộ Nội vụ đóng góp vai trò chính vào việc xây dựng vẫn còn những kẽ hở, chưa đem lại hiệu quả cần thiết, cho nên tình trạng chạy chức chạy quyền chưa giảm và có xu hướng còn tăng hơn nữa trong thời gian chuẩn bị đại hội Đảng các cấp trong năm nay và năm 2010.

Ngoài chuyện chạy chức, chạy quyền, chuyện chạy việc cũng phổ biến không kém. Người có năng lực không có tiền thì không chạy được việc, còn người có vài chục triệu chạy việc thì dễ được nhận, điều đó đang là nguy cơ làm giảm chất lượng đội ngũ công chức”.

Về vấn đề này, tôi rất tâm đắc với ý kiến của ông Nguyễn Đinh Hương (nguyên phó Ban tổ chức trung ương): “Nhiều người cũng cho rằng đối với nhân tài phải trọng thị, trọng dụng và trọng đãi. Thu hút nhân tài đừng nên chung chung, anh phải xác định cần nhân tài trong lĩnh vực gì, trong cùng lĩnh vực đó người nào tài hơn thì anh phải dùng, nếu chỉ dùng người có tài “đi cửa sau” thì hỏng. Tôi cho rằng dân chủ, công khai và minh bạch trong công tác tuyển chọn nhân tài là một cơ chế có hiệu quả để chọn đúng cán bộ có đức, tài, ngăn chặn cán bộ chạy luồn cửa sau. Đồng thời phải khắc phục hiện tượng chọn được cán bộ có năng lực thì coi đó là thành tích, nhưng chọn cán bộ không đúng, bổ nhiệm sai thì lại không có gì xảy ra. Lâu nay có hiện tượng đề bạt cán bộ sai thì đổ lỗi cho tập thể, chưa thấy có ai bị kỷ luật vì giới thiệu cán bộ sai. Bởi vậy phải có quy định về vấn đề này. Anh làm nhân sự mà kết quả kém thì phải bị xem xét trách nhiệm”.

Vì thế, thiết nghĩ cần phải có môt quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt về vấn đề này vì đại cuộc, vì sự phát triển giàu mạnh của quê hương, đất nước.

Phạm Được
Đà Nẵng

LTS Dân trí - Chuyện chạy chức, chạy quyền và chạy việc, nhất là ở những vị trí “ngon lành, béo bở” đang là một tệ nạn bức xã hội cần quan tâm. Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này, sẽ dẫn đến hậu quả dây chuyền, bởi chọn cán bộ mà sai, không bảo đảm về cả năng lực và phẩm chất thì đến lượt họ lại chọn những cán bộ như vậy mà thôi. “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là một bài học mà nhân dân ta đã rút ra từ đời sống thực tế, ai dám bảo nó là sai?

Muốn khắc phục tình trạng “đi cửa sau” trong việc chạy chức, chạy quyền cũng như chạy việc thì trước hết phải có chế tài nghiêm ngặt đối với những hành động khuất tất đó, kể cả kẻ chạy và người cho. Mặt khác, cần sớm hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đề bạt, bảo đảm sự chuẩn xác và công bằng, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng,  phù hợp với mỗi chức danh; có quy trình thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ và hết sức tránh cách làm hình thức, chiếu lệ, thiếu căn cứ và quy chế bảo đảm cho sự công tâm trong việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Người làm công tác nhân sự, nhất là người lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm đến cùng về việc tuyển dụng cũng như đề bạt cán bộ.

Hoàn thiện việc xây dựng cơ chế, chính sách cán bộ cũng như nâng cao năng lực, phẩm chất của lực lượng cán bộ cán bộ làm công tác nhân sự, đấy là tiền đề quan trọng để thực thi những biện pháp đồng bộ nhằm đẩy lùi tệ nạn chạy chức chạy quyền cũng như chạy việc còn khá phổ biến trong xã hội ta hiện nay.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty