Cái tin Lee Nguyễn thanh lý hợp đồng với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã mang lại nhiều tiếc nuối cho giới hâm mộ bóng đá. Bởi vì tìm một Việt kiều đá bóng có tài năng như Lee Nguyễn không dễ.
Một năm chơi bóng dưới màu áo HAGL, người ta đã được nhìn thấy một Lee Nguyễn cầm bóng, đi bóng và sút bóng vừa tốc độ, vừa kỹ thuật và rất chuẩn xác. Nó biểu hiện cho sự toàn diện của một tài năng. Nhiều người mong muốn Lee Nguyễn có mặt trong đội tuyển bóng đá quốc gia.
Theo báo Thể thao Văn hóa ngày 21/11, Bầu Đức đã gửi công văn cho đại diện của Lee Nguyễn để bàn chuyện thanh lý hợp đồng với ngôi sao này. Lý do: "Li" (chữ dùng kiểu như "Lao"- Thonglao) vô kỷ luật. |
Ước muốn này không phải viển vông vì chủ trương của VFF tuy không chấp nhận cầu thủ ngoại nhập tịch song lại mở rộng của cho cầu thủ nước ngoài có cha, mẹ là người Việt. Lee Nguyễn hội đủ các điều kiện đó.
Năm 2009, Lee Nguyễn không thể gia nhập đội tuyển Việt Nam vì cùng năm anh đã từng ở đội hình dự bị của đội tuyển Mỹ. FIFA quy định một cầu thủ không được chơi cùng năm cho hai đội tuyển. Nhưng từ năm 2010 trở về sau, nếu Lee Nguyễn trở về quốc tịch Việt Nam, anh có đủ điều kiện để tham gia đội tuyển. Nhưng việc chia tay với HAGL, chẳng biết bao giờ Lee Nguyễn sẽ trở lại Việt Nam
Theo thông tin trên báo chí, đến với HAGL, Lee Nguyễn trở thành người lĩnh lương cao nhất đội, trên 10.000 USD, cao hơn cả Thong Lao chỉ có 7.000 USD.
Với mức lương cao như vậy, Lee Nguyễn trở thành cái đích của sự ganh tị. Đầu tiên là cuộc đụng độ của anh với cầu thủ Brazil Agustinho. Để bảo vệ Lee Nguyễn, bầu Đức phải cắt hợp đồng với Agustinho. Sau đó là sự ghẻ lạnh của cầu thủ Việt Nam.
Sự chia rẽ của các cầu thủ nội khó chịu hơn cầu thủ ngoại. Vì nó công khai, theo phương thức "bằng mặt mà không bằng lòng". Trên sân cỏ rất ít khi bóng được chuyền cho Lee. Người xem dễ nhận ra Lee phải chịu khó đi tìm bóng và thường đơn độc. Thay vì chuyền bóng, Lee lại rê dắt và mất bóng.
Bằng tài nghệ cá nhân, anh tự tìm cơ hội để ghi bàn. Lee Nguyễn trở thành người hùng cô đơn trong đội hình.
Trong một môi trường không chuyên nghiệp như vậy, qua một năm chơi bóng, Lee phải nghĩ đến tương lai của mình. Anh quyết định ra đi.
Nhưng cách ra đi của anh lại cũng không chuyên nghiệp. Thay vì trở lại để thương lượng chấm dứt hợp đồng, anh lại tự ý bỏ đội. HAGL có quyền kiện để đòi anh phải thực thi hợp đồng còn đến những hai năm nữa nhưng có lẽ bầu Đức đã nản để đi đến quyết định chấm dứt hợp đồng.
Trường hợp ra đi của Lee Nguyễn như là một tấm gương soi cho các CLB nhìn lại mình. CLB là nơi tập hợp của những con người chuyên nghiệp không thể tổ chức theo kiểu nghiệp dư. Nếu còn, rất khó tránh khỏi những sự đổ vỡ.
No comments:
Post a Comment