TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, November 25, 2009

Có bao nhiêu bộ hồ sơ về vụ PCI? (phần 1)

2009-11-22
Nghi án PCI - cách gọi tắt vụ tai tiếng liên quan đến một scandal bùng lên hồi giữa năm ngoái, trong đó, bốn nhân vật chủ chốt của tập đoàn PCI ở Nhật, thú nhận đã dùng 820.000 đô la, hối lộ một số viên chức Việt Nam để PCI được chọn làm nhà thầu, thực hiện một số dự án tư vấn phát triển hạ tầng tại TP.HCM.
Huỳnh Ngọc Sỹ (phải) và Lê Quả tại phiên tòa ngày 25/09/2009
Huỳnh Ngọc Sỹ (phải) và Lê Quả tại phiên tòa ngày 25/09/2009
Ảnh : Đức Tâm via VTV4(courtesy RFI)
Nghi án đang được một số viên chức cao cấp của chính quyền Việt Nam như: Thủ tướng, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Công an, Viện trưởng và Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao,... hâm nóng trở lại.

Những tuyên bố mà các viên chức cao cấp của chính quyền Việt Nam đưa ra trong vài ngày qua có gì đáng chú ý? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình...

Bản lĩnh chính trị VN?

Tuyên bố mới nhất về nghi án PCI được ông Khuất Văn Nga, Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao, đưa ra hôm 19 tháng 11, trong cuộc họp báo giới thiệu về Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện trưởng Viện Công tố các nước ASEAN và Trung Quốc lần thứ 6, theo dự kiến sẽ diễn ra tại Việt Nam, trong các ngày 24 và 25 tháng 11.
Vụ PCI thể hiện bản lĩnh chính trị của Việt Nam!
Ông Khuất Văn Nga, Viện phó VKSTC
Tại cuộc họp báo vừa kể, ông Nga bảo rằng: Nguồn tài liệu của Nhật rất quý và hữu ích trong việc điều tra, truy tìm hành vi tội phạm trên quan điểm của Việt Nam. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ thực hiện biện pháp tố tụng của Việt Nam. 3050 trang tài liệu đó sẽ được Việt hóa để làm cơ sở triển khai vụ án.
Cũng theo báo chí Việt Nam, Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao của Việt Nam khẳng định: Vụ PCI thể hiện bản lĩnh chính trị của Việt Nam!
Trên thực tế, bản lĩnh chính trị của Việt Nam đã được thể hiện thế nào qua vụ PCI? Có lẽ cần điểm lại toàn bộ sự kiện này, bắt đầu từ năm ngoái.

Im lặng khó hiểu

Giữa năm ngoái, báo chí Nhật công bố hàng loạt thông tin liên quan đến việc bốn nhân vật từng đảm nhận vai trò chủ chốt của tập đoàn PCI ở Nhật đã sử dụng 820.000 đô la, hối lộ cho phía Việt Nam để được chọn làm nhà thầu, thực hiện ba gói thầu tư vấn cho một số dự án ở TP.HCM. Qua báo chí Nhật, người ta được biết, trong suốt tiến trình điều tra – truy tố và xét xử, cả bốn bị cáo người Nhật cùng xác định, nhân vật nhận hối lộ để giúp họ trúng thầu tại Việt Nam là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, kiêm Trưởng Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây!
Dù sự kiện PCI đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu cho một số dự án ở TP.HCM đã trở thành một scandal có tầm vóc quốc tế nhưng cả chính quyền lẫn báo chí Việt Nam đều im lặng. Thậm chí, tại một cuộc họp báo diễn ra hồi giữa tháng 8 năm ngoái, ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam còn cho biết, Việt Nam đã đề nghị Nhật rằng, trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước không nên đưa tin. Ông Hồ Xuân Sơn phê phán báo chí Nhật vì đã có “một số bài viết không thật khách quan, thậm chí có thông tin không đúng sự thật”. Ông còn cảnh cáo: “Cách viết như vậy không có lợi cho hai nước Việt Nam, Nhật Bản”.
Vì sao một Thứ trưởng Ngoại giao lại có thể nặng lời như thế với hệ thống truyền thông của một quốc gia khác? Trong một cuộc trò chuyện với Đài Á Châu Tự Do hồi năm ngoái, nhà thơ Trần Tiến Dũng giải thích: "Tôi cho rằng phát biểu như thế là tập quán quen thuộc của những người chỉ nhìn truyền thông như người phát ngôn. Chưa bao giờ họ có cái nhìn đầy đủ về chức năng đúng nghĩa của báo chí."
Tôi cho rằng phát biểu như thế là tập quán quen thuộc của những người chỉ nhìn truyền thông như người phát ngôn. Chưa bao giờ họ có cái nhìn đầy đủ về chức năng đúng nghĩa của báo chí.
Nhà thơ Trần Tiến Dũng
Không riêng tương quan ngoại giao - báo chí, ngay cả khi các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật chính thức đề nghị Việt Nam hợp tác điều tra, rồi cung cấp tài liệu nhờ giúp làm rõ năm vấn đề, chẳng hạn như: nhân thân và tài sản của ông Huỳnh Ngọc Sỹ, PCI đã gửi tiền sang Việt Nam ra sao,... và ông Khuất Văn Nga, Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao của Việt Nam đã sang Nhật gặp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện Trưởng Viện Công tố Tối cao của Nhật, bàn bạc kế hoạch phối hợp thì tiến trình điều tra từ phía Việt Nam vẫn không đem lại kết quả nào đáng kể.
Ngày 13 tháng 11 năm 2008, trả lời Quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam cho biết, chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý nghi án PCI. Đến cuối tháng 11 năm 2008, ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng của Việt Nam, tuyên bố, tiến trình điều tra nghi án nhận hối lộ của PCI “vẫn chưa có gì cụ thể”.

Chỉ mất 10 ngày

Năm ngày sau, hôm 4 tháng 12 năm 2008, trong Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội, ông Mitsuo Sabaka, Đại sứ Nhật tại Việt Nam, loan báo Nhật tạm ngưng viện trợ cho Việt Nam, cho đến khi Việt Nam có những hành động “nhiều ý nghĩa” để bài trừ tham nhũng trong các dự án đầu tư phát triển hạ tầng sử dụng vốn ODA. Điều này khiến nhiều dự án quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, được thực hiện bằng viện trợ của Nhật bị đình trệ.
Sau đó đúng năm ngày, Bộ Công an Việt Nam loan báo quyết định khởi tố vụ án nhận hối lộ liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sỹ. Cùng thời điểm này, ông Khuất Văn Nga, Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao, tuyên bố với truyền thông, năm yêu cầu mà phía Nhật yêu cầu điều tra đã “hoàn thành 90%”!
Nếu nói theo kiểu ông Khuất Văn Nga, Việt Nam chỉ mất khoảng 10 ngày để thể hiện “bản lĩnh chính trị”, bày tỏ thái độ “kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng”, tính từ lúc ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng của Việt Nam, tuyên bố, tiến trình điều tra nghi án nhận hối lộ của PCI “vẫn chưa có gì cụ thể”, cho đến khi Bộ Công an Việt Nam xét thấy đủ cơ sở để khởi tố vụ án nhận hối lộ liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sĩ và ông Khuất Văn Nga, Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao, loan báo với giới truyền thông rằng, năm yêu cầu mà phía Nhật yêu cầu điều tra đã “hoàn thành 90%”!
Giữa khoảng thời gian mười ngày này là tuyên bố tạm ngưng viện trợ cho Việt Nam, đến khi Việt Nam có những hành động “nhiều ý nghĩa” để bài trừ tham nhũng trong các dự án đầu tư phát triển hạ tầng sử dụng vốn ODA, của ông Mitsuo Sabaka, Đại sứ Nhật tại Việt Nam!
Riêng trong vụ PCI, “bản lĩnh chính trị” của Việt Nam còn được thể hiện qua một số sự kiện khác, xảy ra từ đầu năm 2009 đến nay và nếu thử đối chiếu những sự kiện này, người ta có cảm giác, hình như Việt Nam hiện có hơn một bộ hồ sơ về vụ PCI. Trong bài tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình thêm về vấn đề này.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty