TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, November 26, 2009

Giới trẻ Việt Nam trong mắt một người Mỹ


Kỳ I - Thế hệ công tử bột
TP - Trên thế giới, 9x đang là mối quan tâm đại lớn bởi họ là thế hệ tiêu biểu cho kỹ thuật, chưa biết gì nhiều về giao lưu và giao tiếp trực tiếp.

Conor Lauesen

Nói chung thế hệ này ở Việt Nam trò chuyện qua máy tính nhiều hơn, nhắn tin với nhau bằng điện thoại còn nhiều hơn gặp gỡ trực tiếp để thảo luận và làm quen với mọi người. Tình trạng này ở Việt Nam chẳng khác gì với những lo âu, những sự quan tâm cấp bách đang diễn ra ở khắp thế giới. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ Việt Nam là một nước đang phát triển, nên đáng lo ngại hơn.
Với tôi, công tử bột được xem như người sinh ra trong gia đình giàu có, không cần lo về tiền bạc, không cần học giỏi và cuối cùng họ cũng không cần nghĩ nhiều về việc làm ăn mưu sinh để có cuộc sống tốt.
Ở Việt Nam, một số người thường nói: “Con thích gì, mẹ chiều nấy” hoặc “em thích gì anh chiều nấy”. Lối suy nghĩ này không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn là vấn đề phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bên Anh, bên Mỹ đâu đâu cũng thế.

Conor Lauesen,  25 tuổi, nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam từ cách đây 5 năm theo chương trình Fulbright. Dù học bổng đã hết cách đây một năm, Conor vẫn cố bám trụ lại Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu. Anh được ví là ma xó của Hà Nội vì thông thạo mọi thứ ở vùng đất này hơn cả nhiều người bản địa.
Bây giờ ở đây (Việt Nam) có bao nhiêu người mặc quần áo, có phong cách và giọng nói giống nhau như đúc. Giờ tôi nghĩ là những chân dài, play dân (dân chơi) bắt đầu những khuynh hướng mới mẻ mà thực sự những suy nghĩ cá nhân, độc lập, tự do lại rất thiếu, rất còi lùn.
Hình như vấn đề này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và thường xuất hiện trong những gia đình giàu có. Tôi rất hiểu và thông cảm với những bậc cha mẹ và gia đình muốn mang đến thuận lợi cho con mà những thế hệ trước đây chưa có.
Tôi hay quan sát nhiều gia đình trẻ như các bậc cha mẹ dưới 50, 40 tuổi và cách họ bù đắp cho con cái mình những thứ họ không có thời còn trẻ. Họ nghĩ rằng mua sắm, đáp ứng cho con là giúp con và giúp chính họ hòa nhập vào cuộc sống văn minh, hiện đại.
Tuy vậy, những bậc cha mẹ này không thể lường trước nguy cơ mà các công tử bột, các cậu ấm cô chiêu gây ra cho xã hội vì đầu óc công tử bột không có nhiều chỗ cho sự cố gắng, tự lập, tự chủ; họ có thể ăn sẵn nên không hiểu hết được giá trị của lao động và niềm vui lao động.
Thời ngày xưa cũng như thời hiện tại, cả Ta và Tây chỉ cần làm việc chăm chỉ, có tính kiên trì và lòng kiên nhẫn, tiếp đó kiên định với mục tiêu đã đặt ra chắc chắn sẽ có kết quả, và chắc chắn sẽ thành công.
Tự do và trách nhiệm
Từ thuở bé (khi sống ở Mỹ) tôi đã từng nghe nói nhiều lần rằng nếu muốn có tự do thì cần có nhiều trách nhiệm và tự kỷ luật bản thân. Ngược lại, ở Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội, bạn trẻ có nhiều tự do mà nhiều người không biết một chút gì hết về trách nhiệm. Đối với vị trí của họ (công tử bột) trong xã hội, lẽ ra họ phải dốc hết sức mình cho công việc và cho xã hội. Thời gian nhàn rỗi cực nguy hiểm… Nói chung nó là thời gian nguy hiểm nhất cho con người, cộng đồng và cũng là cho đất nước.
Hình ảnh những công tử bột ngày càng phản ánh tình trạng xã hội nói chung. Bên nước tôi người ta có một thành ngữ “You’re only as strong as your weakest link”, mà nhiều người nói bằng tiếng Việt là: “Điểm mạnh nhất cũng có thể là điểm yếu nhất”.
Theo tôi, nếu xã hội trở thành đồng minh, “cùng hội cùng thuyền” với họ thì chẳng mấy chốc sự lai căng sẽ xâm chiếm vào mọi lĩnh vực của xã hội.
Những điều trên không có nghĩa là 9X không giỏi về tri thức, giáo dục và phần không tích cực chỉ là một phần nhỏ xíu của họ.

Lòng đam mê
Tôi hay suy nghĩ về lòng đam mê, hăng say làm việc của Ta và Tây ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Thực ra tôi nghĩ làm việc vất vả và vắt kiệt sức để cố gắng hoàn thành tốt, chính xác, đẹp đẽ được coi như là một giá trị cao. Tại sao là giá trị cao? Vì một cách tự nhiên, vốn dĩ sự hăng say lao động đã bao gồm đạo đức và công lý. Do đó niềm vui lao động là nguồn gốc của mọi thành công, của cả giá trị vật chất và đời sống phi vật chất.
Giá trị vốn dĩ của con người chính là ý chí và sự khát khao, mong muốn đạt được những nguyện vọng, mục tiêu mà họ đặt ra. Theo tôi, nó là tất cả, nó vô cùng đơn giản. Điều này dễ gây hiểu lầm bởi theo tôi một khi con người làm việc mà không có sự đam mê, lòng nhiệt huyết thì những ý tưởng và sự cần cù sẽ không bao giờ gặt hái được thành công.
Conor Lauesen

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty