TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, November 27, 2009

Nở trường, nở lớp, không nở nhà vệ sinh

Thứ Sáu, 27/11/2009, 05:00 (GMT+7)

TT - Số lượng học sinh (HS) tăng đều nhưng nhà vệ sinh (NVS) không tăng, thậm chí còn quá thiếu so với nhu cầu bình thường của HS. Nơi được gọi là NVS vẫn cứ là nỗi ám ảnh của HS, nỗi ray rứt của lãnh đạo nhà trường.

Nhà vệ sinh Trường tiểu học Tân Quý Tây chỉ có bốn phòng nằm giữa đồng ruộng, HS phải băng qua bờ ruộng dài (ảnh chụp từ cổng sau trường) - Ảnh: P.Đ.

Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM có mười khu NVS với khoảng 100 phòng vệ sinh. Với tổng số 2.700 HS, tính ra cứ 27 HS có một NVS. Đây được xem là "tỉ lệ vàng", niềm mơ ước của hầu hết các trường khác. Nhưng những trường được như THPT Lương Thế Vinh chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Hơn 100 HS/phòng vệ sinh

Trường THCS Kim Đồng, trường có diện tích khiêm tốn nhất Q.5, vốn là một trường tiểu học từ trước năm 1975 có sức chứa khoảng 20 lớp, dưới 1.000 HS. Hơn 30 năm cơi nới, sửa chữa, hiện trường có 48 lớp với 2.330 HS. Nhưng số phòng vệ sinh không nở theo số lớp. Trường có ba khu NVS, trong đó một khu NVS cũ nằm sát khu nhà dân, bốc mùi nên trường đã chuyển sang làm kho, một khu dành cho giáo viên.

Nhiều năm qua hơn 2.000 HS phải chia nhau khu NVS với mười phòng nam và mười phòng nữ. Lưu lượng HS ngày càng đông nhưng do cơ sở vật chất hạn chế, thiếu phòng học, NVS, trường chỉ có thể mở tám lớp bán trú. Ray rứt trước thực trạng này, trường đã tự tìm nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân, cải tạo khu nhà kho trên nền NVS cũ thành 20 phòng vệ sinh mới vừa đưa vào sử dụng tháng 11 này.

"Ôm nỗi buồn riêng"

Có một thực tế hầu hết NVS trường học được xây theo kiểu cá nhân, từng phòng riêng biệt, rất ít trường có khu vệ sinh tập thể. Mỗi khu vệ sinh chỉ vài phòng, nghĩa là cùng lúc chỉ có vài HS được vào trong, các bạn khác phải "ôm nỗi buồn riêng" đứng đợi bên ngoài. Sau giờ chơi, giờ nghỉ trưa... NVS thành một bãi chiến trường: dưới sàn nước lênh láng, lớp nhớp dấu giày dép, đất cát và kinh khủng hơn là mùi hôi bốc lên do giội không kỹ. Đó là chưa kể mùi lưu cữu lâu ngày đã thấm vào tường NVS. Thêm nữa, NVS thường được xây nơi góc khuất, nền thấp. Ở những trường vùng trũng, nước ngập thì NVS ngập trước tiên và là nơi ẩm thấp nhất sau khi nước rút.

Trong khi đó Trường tiểu học Bình Mỹ, huyện Cần Giờ có hai cơ sở nằm đối diện nhau nhưng chỉ có bốn phòng vệ sinh dùng chung cho thầy cô và HS nằm trong khuôn viên cơ sở chính. Thầy cô và HS cơ sở phụ muốn đi vệ sinh phải băng qua đường sang cơ sở chính xếp hàng chờ. Tương tự, Trường tiểu học Long Thạnh (Cần Giờ) có năm phòng vệ sinh tối om do chỉ có một cửa chính đi vào chung cả nam lẫn nữ. Bên trong các phòng vệ sinh đều xuống cấp nghiêm trọng.

Khó khăn hơn, Trường tiểu học Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh có 500 HS nhưng chỉ có bốn phòng vệ sinh dành cho HS (hai phòng nam và hai phòng nữ). Chuyện đi vệ sinh ở trường này quá nhiêu khê vì khu vệ sinh nằm trên một mảnh đất nhỏ ngoài khuôn viên trường. Muốn "đi", HS phải băng qua một bờ ruộng nhỏ dài hơn 20m. Ngày mưa HS đi lại rất khó khăn.

NVS trường nào cũng có nhưng đối với HS đó là nơi "bức xúc quá mới ráng vào". Hầu hết HS "để dành" về nhà, chỉ quăng vội cặp xuống là chạy ù vào NVS.

Không đủ chỗ rửa tay

Ở nhiều trường tại TP.HCM, HS 100% bán trú hoặc học hai buổi. Mỗi ngày các em có thể ở trường gần mười giờ, ăn, ngủ, mọi hoạt động vệ sinh diễn ra ở trường mà cả trăm HS mới có một NVS quả là kinh khủng! Thực tế ở hầu hết các trường phổ thông tại TP.HCM, trường nào đạt tỉ lệ 50 HS/NVS là quá mừng. Hầu hết khoảng 100 HS trở lên mới có một phòng vệ sinh.

Câu chuyện này không mới nhưng không dễ thay đổi, khắc phục. Nói như thầy Kim Vĩnh Phúc, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh: "Có được nhiều NVS như thế này là một may mắn của trường. Khi xây dựng, đơn vị đầu tư đã có tầm nhìn xa, thấu hiểu được tầm quan trọng của NVS trong trường và dũng cảm dành diện tích xứng đáng cho khu vực này. Trong khi đó, nhiều trường bạn cũng là trường mới nhưng NVS vẫn thiếu nghiêm trọng, rất cực''.

Còn nói như thầy Trần Mậu Minh, hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1: "Trường tôi số lượng NVS thuộc loại nhiều so với các trường khác. Chuyện liên quan đến NVS là câu chuyện dưới cờ thường xuyên ở trường tôi. Giờ chơi là giờ các em "oanh tạc" dữ dội khu NVS, ý thức sử dụng NVS thế nào để nơi ấy không thành bãi chiến trường, làm thế nào nhanh hơn để bạn có nhu cầu vào trong đó.

Mùa cúm, HS được khuyến cáo phải rửa tay thường xuyên. Nếu các em rửa tay đúng cách, thời gian rửa sạch hai bàn tay khoảng hai phút. Giờ chơi vài mươi phút, với những trường có hàng ngàn HS, chỉ riêng số vòi rửa phải lên đến hàng trăm. Liệu có mấy trường dám chắc trường mình có đủ chỗ cho HS rửa tay?".

Trước thực tế số lượng HS tăng nhanh từng năm, khi xây dựng một ngôi trường hoặc một dãy phòng học mới, đơn vị đầu tư luôn ưu tiên diện tích xây lớp học, sau đó là đầu tư thiết bị, thậm chí nếu thiếu đất người ta sẽ thu nhỏ diện tích NVS. NVS chưa được nhìn nhận đúng mức tầm quan trọng của nó khi mà thời gian có mặt ở trường của HS hiện nay có thể nhiều hơn ở nhà.

Còn trường cũ muốn xây thêm NVS không dễ dàng gì, nói như thầy Trần Lung Trường THCS Kim Đồng: xây khu NVS kéo theo những vấn đề khác như hầm, cống thoát, hệ thống cấp nước... Chuyện này cần được lưu tâm từ đầu, ngay khi những ngôi trường còn là bản thiết kế. Bởi lẽ việc thiếu thốn, mất vệ sinh ở khu NVS trường học sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật mà HS sẽ gánh chịu.

PHÚC ĐIỀN

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty