TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, November 23, 2009

RFI: Trung Quốc, bá chủ thế giới với đôi chân bằng đất sét

 Tú Anh

Bài đăng ngày 22/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày  22/11/2009 19:49 TU

Thượng Hải, biểu tượng của sự phát triển kinh tế Trung Quốc

Thượng Hải, biểu tượng của sự phát triển kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc, với ảnh hưởng kinh tế ngày càng mạnh, đang làm cho thế giới vừa cảm phục vừa lo ngại. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc có thật sự là một mãnh long hay thực chất chỉ là một anh khổng lồ chân đất sét ? Tạp chí kinh tế L'Expansion tìm cách trả lời qua loạt bài phóng sự điều tra hơn 30 trang.

Theo các phóng viên tạp chí L'Expansion của Pháp, trong bối cảnh cơn lốc tài chính từ từ lắng dịu thì Trung Quốc với hình ảnh một con rồng dũng mãnh xuất hiện cuối chân trời đang làm thế giới lo ngại. Nhìn từ Washington, Berlin, Paris, Tokyo, thì Bắc Kinh là kẻ chiến thắng sau khủng hoảng. Chỉ cần 6 tháng, Trung Quốc xóa sạch những dấu  tích của cơn bão tài chính. Trong ba tháng mùa hè, tỷ số tăng trưởng kinh tế lên trở lại hơn ngưỡng 8%. Bộ máy sản xuất tạo đủ công ăn việc làm, thu nhận lực lượng lao động mới, vừa lao vào thị trường.

Tuy vậy, bản thân chính quyền Trung Quốc cũng có đầy mối lo âu. Để xoa dịu nỗi bất mãn trong xã hội, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải cam kết quan tâm hơn đến thành phần bị bỏ quên và bắt đầu xây dựng một nhà nước biết để ý đến phúc lợi của dân. Nhiều đại công trình xây dựng hạ tầng sẽ được tung ra vào mùa đông năm nay để thu  nhận tầng lớp nhân công bị sa thãi vì khủng hoảng. Ngân hàng Nhà nước đổ hàng núi tiền đầu tư vào kinh tế. Chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, gần 870 tỷ euros được đổ vào kế hoạch phục hưng kinh tế, nhiều gấp 75% số tiền chống khủng hoảng toàn năm 2008.

"Nói một đường làm một nẻo"   

Tuy nhiên, sự thật là chính quyền Trung Quốc « nói một đường làm một nẻo ». Nói là kích thích thị trường nội địa nhưng thực chất Trung Quốc tấn công kịch liệt vào thị trường nước ngoài. Chính sách kềm giá đồng nhân dân tệ là chiến thuật hiệu quả hỗ trợ bất chính cho hàng xuất khẩu. Trung Quốc cũng có nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu vô bờ bến để phục vụ cho kinh tế. Bắc Kinh không từ một thái độ nào miễn là dành được phần khai thác dầu hỏa, quặng mõ ở các nước Phi châu và đất đai phì nhiêu ở châu Mỹ La tinh.

Trong lãnh vực quân sự, Bắc Kinh thừa khôn ngoan tránh khiêu khích Hoa Kỳ. Ngược lại, Bắc Kinh sử dụng các lá chủ bài để mặc cả với Mỹ trong các hồ sơ quốc tế như hạt nhân của Bắc Triều Tiên hay Iran. Mặc khác, Bắc Kinh mở vòng tay nuôi dưỡng những chế độ độc tài như Cuba. Tại châu Á, Bắc Kinh sử dụng « quyền lực nhung » để tạo ảnh hưởng chinh phục với hy vọng một ngày nào đó sẽ « nuốt chửng » Đài Loan mà không tốn một viên đạn. Giới lãnh đạo Trung Quốc rất khoái chí với cái gọi là mô hình Trung Quốc pha trộn chủ nghĩa tư bản với chế độ độc đảng, đang trở thành một mô hình của một số nước nghèo.

Thế nhưng, kỹ thuật tuyên truyền có giúp cho Trung Quốc tạo cho mình hình ảnh một mãnh long, thì thực tế quốc gia khổng lồ này có nhiều nhược điểm nếu không muốn nói là giả dối. Hình ảnh các thành phố lộng lẫy không che giấu được thực trạng bất công. Hệ thống an sinh xã hội chỉ có hình thức. Bên cạnh một thiểu số giàu có, xa hoa, thì đại đa số người dân khi ốm đau không được chăm sóc đúng nghĩa. Tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục nhưng thu nhập trung bình của người Trung Quốc chỉ bằng 1 phần 18 người Mỹ. Ngay số tiền kích cầu tuy to lớn nhưng trên thực tế chỉ có chừng 1 phần 3 là đầu tư cho các công trình mới. Gia tăng sản xuất trên thực tế là để các địa phương chạy đua thành tích làm hài lòng lãnh đạo trung ương với những hậu quả là làm sản xuất quá tải chứ không đáp ứng nhu cầu kinh tế.

Cụ thể là chỉ tại Thượng Hải, có đến 50 trung tâm công nghiệp chế tạo hóa chất, cạnh tranh nhau thành tích làm cho lợi nhuận ngày càng tuột dốc. Tình trạng hiện nay là để tạo ra một đôla lợi nhuận, nhà nước phải đầu tư đến 7 đôla. Trong lãnh vực ngân hàng, khoảng 60% tiền cho vay là những món nợ khó đòi. Nợ của Nhà nước cũng lên đến 45%, theo con số chính thức. Thống kê này có tính đến những món nợ khổng lồ của các chính quyền địa phương hay chăng ? Dù Trung Quốc có tiền nhưng có đủ để bù lấp vào các khoảng lỗ lã khổng lồ này chăng ? Ai cũng biết các cân chi thu công cộng của nhà nước Trung Quốc cũng mất quân bình không kém gì các nước Tây Phương. Chuyện gì sẽ xảy ra khi mãnh long bị ốm ?

Do biến đổi khí hậu, biển trở thành kẻ thù mới của Việt Nam

Vào lúc sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhaghen, tuần báo Le Courrier tuyển chọn hàng loạt bài viết của đồng nghiệp năm châu. Liên quan đến Đông Nam Á, có một bài liên quan đến ASEAN và một bài về Việt Nam làm độc giả phải lo âu và suy ngẫm.

Thứ nhất, trên tờ The Straits Times, chuyên gia Catherine Vương Mỹ Linh thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore thúc giục các nhà lãnh đạo Đông Nam Á hãy thức tỉnh. Toàn vùng bị biến đổi khí hậu đe dọa, với mực nước dân cao 40 cm trong thế kỷ này, hai ngàn hòn đảo của Indonesia sẽ bị chìm dưới mặt nước. Đến năm 2080, nước biển sẽ tràn ngập ít nhất 5000 hecta chung quanh thủ đô Manila biến 2,5 triệu dân thành người tỵ nạn khí hậu. Theo bà Vương Mỹ Linh, ASEAN phải có hành động tích cực kêu gọi các nước giàu trợ giúp tài chính để chận đứng khí thải CO2. Các nước Đông Nam Á hãy chứng tỏ mình là một khối đoàn kết, chứ đừng theo lối cũ như hiện nay là mạnh ai nấy sống.

Liên quan đến Việt Nam, một quốc gia có bờ biển dài từ nam chí bắc, Le Courrier chọn một bài phóng sự của báo mạng Vietnam Bridge với tựa :  Biển là kẻ thù mới của dân tộc. Vùng duyên hải Việt Nam đã và đang bị nước biển lấn dần. Chính quyền đã có phản ứng nhưng người dân vô kế khả thi.

Câu chuyện làng chài Hải Lý, phía bắc tỉnh Ninh Bình. Tại đây người dân không sợ sóng thần, biển vẫn bao dung cho ngư dân những lưới cá đầy. Nhưng một ông cụ bày tỏ lo âu : Nước biển  mỗi ngày mỗi dâng cao gây thiệt hại lớn lao cho làng Hải Lý. Từ năm 1947 đến nay, đê chống lũ đã ba lần bị vỡ, làm cư dân phải di dời hai ngôi làng và ba giáo đường. Theo thẩm định của Ngân hàng Phát triển châu Á, từ nay đến 2020 nhiều ngàn hộ gia đình sẽ phải di cư. Diện tích trồng lúa sẽ giảm một cách thảm hại, hàng chục ngàn mẫu ruộng sẽ bị ngập mặn trong thế kỷ này.

Theo vị bô lão nói trên, thì người dân có nghe nói đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng giám đốc tổ chức thiện nguyện Oxfam tại Việt Nam thì người dân không biết phải làm gì. Chính quyền Việt Nam đã tháo khoán một ngân sách 112 triệu đôla để thông tin về biến đổi khí hậu mà chương trinh giáo dục sẽ được đưa và trung học và đại học.

Trong khi chờ đợi Nhà nước tiến hành công tác quảng bá thông tin kể cả trên mạng inerrnet như một chuyên gia của bộ môi trường đề cập đến, thì người dân   nghèo đa số sống ở nông thôn tiếp tục chịu đựng số phận. Ông cụ làng Hải Lý than thở : « Mọi người trong làng đều sợ bão tố, lũ lụt, nước biển dâng. Sau những cuộc xâm lăng của nước ngoài. Bây giờ đến lược nước biển là kẻ thù mới. Chúng tôi phải làm sao ? » Tác giả bài báo kết luận : vào năm 2005, chính phủ quyết định cấp cho mỗi hộ dân trong làng 4,5 triệu đồng để dời nhà lên chỗ cao tránh nước biển. Bình luận về món tiền này, ông cụ họ Nguyễn nói rằng : « món tiền này không đủ. Nhưng dù cho có đủ thì chúng tôi cũng không biết đi đâu vì thiếu đất, trừ phi đi ra thẳng nghĩa trang ».

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty