Thanh Phương
Bài đăng ngày 23/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày 23/11/2009 13:21 TU
Ngày
25/11, đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ biểu quyết về dự án xây dựng hai
nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận với tổng công suất 4.000 Mw. Nhiều
chuyên gia cảnh báo về tính không khả thi của kế hoạch, do Việt Nam
chưa thật sự sẵn sàng. Phân tích của giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện
trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt.
Ngày 25/11, các đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ
biểu quyết về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo tờ trình của chính
phủ, dự án này gồm 2 nhà máy, với tổng công suất là 4.000 Mw. Dự kiến nhà máy số một sẽ được khởi công vào năm 2014 và đến năm 2020 sẽ được đưa vào vận hành. Còn nhà máy số hai dự kiến sẽ được xây dựng vào năm 2012 và sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2022. Tổng kinh phí cho hai nhà máy này được ước tính từ khoảng 10,2 tỷ đôla đến 12,2 tỷ đôla, trong đó 75% là vốn vay nước ngoài.
Ngay từ khi dự án nói trên được công bố, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã lên tiếng cảnh báo về tính không khả thi của nó, bởi lẽ Việt Nam chưa thật sự sẵn sàng xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân, thậm chí là chưa nên đề ra kế hoạch phát triển điện hạt nhân trong lúc này.
Bên cạnh trình độ công nghệ và nhân lực còn yếu kém của Việt Nam, một lý do chính khiến nhiều chuyên gia không đồng ý với kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đó là nó sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nần của Việt Nam.
Sản xuất điện hạt nhân bị coi là quá tốn kém, giá thành lại quá cao, trong khi lẽ ra Việt Nam trước hết phải tập trung cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Trong các cuộc thảo luận tại Quốc hội những ngày qua, đa số các đại biểu cũng cho rằng, tuy việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu về điện cho việc phát triển đất nước trong những năm tới, nhưng trước mắt chỉ nên xây một nhà máy mà thôi, vì hiện còn thiếu cả nhận lực lẫn vật lực cho dự án.
Trong phần tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe ý kiến của giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt.
No comments:
Post a Comment